GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CHÍNH SÁCHTIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ với lạm phát mục tiêu ở việt nam (Trang 86 - 88)

VIT NAM

Đối với Việt Nam thì các điều kiện thiết yếu trên chưa được đảm bảo do tính

độc lập của NHNN vẫn còn hạn chế, mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình chưa cao, mô hình dự báo lạm phát và khả năng thu thập dữ liệu cũng còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, xét về trung và dài hạn thì việc áp dụng chính sách tiền tệ LPMT ở

Việt Nam là cần thiết. Vì vậy, trước bối cảnh đó, Việt Nam cần xác định rõ những

điều kiện tiên quyết cần đạt được trước khi thực hiện chính sách tiền tệ LPMT.

3.2.1.Nâng cao v thếđộc lp ca Ngân hàng Nhà nước Vit Nam

NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, hoạt động của NHNN hiện nay với tư cách là NHTW còn lệ thuộc nhiều vào Chính phủ, NHNN là cơ

quan chủ trì xây dựng và thực thi CSTT quốc gia.Tuy nhiên, chức năng của NHNN thiên về thể chế quản lý Nhà nước cấp bộ chưa chú trọng đầy đủ chức năng điều hành CSTT quốc gia.

Trong luật NHNN năm 2010, tại khoản 2 điều 8 có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN: “Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền”, tại khoản 4 điều 3 quy định: “Chính phủ trình Quốc hội quyết

định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.” Mặc dù, luật NHNN

2010 có nhiều sửa đổi mang tính tích cực, nâng cao tính độc lập của NHNN. Tuy nhiên, hoạt động điều hành CSTT của NHNN còn lệ thuộc nhiều vào Chính phủ từ

khâu lên kế hoạch, sử dụng các công cụ CSTT cho đến thực thi CSTT điều phải trình Chính phủ và Quốc hội thông qua. Cơ chế hoạch định và thực thi CSTT quốc gia như vậy đã làm hạn chế khả năng sáng tạo trong hoạt động của NHNN làm giảm tác động của CSTT bởi việc xây dựng và thực thi CSTT thường xuyên điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với diễn biến của nền kinh tế thị trường. Tính độc lập và quyền tự quyết của NHNN trong phạm vi điều hành CSTT là điều kiện quan trọng

đểđảm bảo tính hiệu quả của CSTT.

Vì vậy, để tiến tới điều hành chính sách tiền tệ LPMT thì cần tăng cường tính

độc lập trong điều hành CSTT của NHNN. Muốn như vậy, cần xóa bỏ những văn bản không phù hợp; kịp thời sửa đổi bổ sung có tính hệ thống những điều luật, văn bản mới; ban hành những văn bản luật pháp mới phải đồng bộ và kịp thời. Đặc biệt là phải thay đổi Luật NHNN theo hướng:

Th nht, khẳng định NHNN toàn quyền trong điều hành CSTT để đạt được mục tiêu do NHNN hoạch định, tức NHNN là cơ quan chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc xây dựng và thực thi CSTT. Điều này, một mặt, giúp NHNN không chịu sức ép nào từ Chính phủ; mặt khác, giúp NHNN có quyết tâm lớn trong điều hành CSTT đểđạt được mục tiêu mà NHNN đã cam kết đưa ra.

Th hai, khẳng định NHNN có toàn quyền sử dụng các công cụ CSTT của mình để điều hành CSTT và không bị can thiệp hoặc phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tài khóa. Bởi vì, chính sách tài khoá là chính sách thu chi của Chính phủmà ngân sách Nhà nước thường thâm hụt, nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ

từ các khoản vay của NHNN sẽ làm tăng lượng tiên cung ứng gây áp lực cho lạm phát.

Th ba, khẳng định mục tiêu ưu tiên hàng đầu của CSTT là kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả, nếu có nhiều hơn thì khi xảy ra xung đột giữa các mục tiêu phải ưu tiên trước hết cho mục tiêu kiểm soát lạm phát. Điều này, giúp NHNN sử

hành CSTT sẽ không bị lệch hướng do sự chi phối bởi các mục tiêu khác.

Như vậy, trong Luật NHNN cần quy định lại quyền và nhiệm vụ của NHNN theo hướng nâng cao tính độc lập và vai trò điều hành CSTT của NHNN, bên cạnh

đó cũng quy định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc đạt được mục tiêu lạm phát.

Đây là vấn đề hết sức khó khăn, muốn thực hiện được thì cần phải thay đổi nhận thức rằng lạm phát phải trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu của CSTT và có sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo trong cơ quan nhà nước. Đồng thời, bên cạnh thay

đổi luật NHNN, cần phải thay đổi đồng loạt các văn bản pháp luật khác như: luật các tổ chức tín dụng, luật ngân sách nhà nước, luật tổ chức Quốc hội,…, thay đổi cùng lúc nhiều văn bản pháp luật sẽ làm xôn xao dân chúng nên điều này chỉ có thể

thực hiện sau một thời gian dài.

Trước mắt, Chính phủ cần trao cho NHNN sự độc lập nhất định trong việc hoạch định và điều hành CSTT đủ để thực hiện khuôn khổ LPMT.Tính độc lập tương đối ởđây không nhất thiết là độc lập về cơ cấu tổ chức, NHNN vẫn có thể là một bộ phận của Chính phủ, chịu sự quản lý của Chính phủ về cơ cấu tổ chức nhưng về mô hình hoạt động thì NHNN phải chủ động trong việc thực hiện các công cụ CSTT đểđiều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu CSTT là kiểm soát lạm phát. Vì vậy, khi thực hiện khuôn khổ LPMT Quốc hội có thể cùng NHNN

đặt ra LPMT đảm bảo vai trò của Quốc hội trong việc quyết định chỉ tiêu lạm phát, nhưng NHNN phải độc lập sử dụng các công cụ trong suốt quá trình điều hành CSTT thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát. Để đạt được sự độc lập này NHNN cần khẳng định và chứng minh cho Chính phủ và dân chúng thấy được sự thành công trong việc điều hành CSTT của NHNN thời gian qua và những định hướng cụ

thể của NHNN trong điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ với lạm phát mục tiêu ở việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)