2.1.1.1.Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: Tại khoản 1 điều 4 của Luật NHNN Việt Nam năm 2010 quy định: “Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.[49]
Như vậy, mục tiêu của CSTT đã được Quốc hội quy định cụ thể trong luật NHNN Việt Nam, nhưng đó là mục tiêu tổng quát, không cụ thể cho từng thời điểm diễn biến kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, trong luật NHNN cũng nêu rõ mục tiêu hàng đầu của CSTT là ổn định giá trịđồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát do
Quốc hội quyết định, đây là sựđổi mới trong luật NHNN Việt Nam năm 2010 mang tính tích cực trong việc định hướng CSTT theo đơn mục tiêu.
Tuy nhiên, thực tế qua các năm điều hành CSTT của NHNN về cơ bản có thể
thấy rằng CSTT luôn đeo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm soát lạm phát ở mức thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếở mức cao hơn. Tuy nhiên, giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có sự xung đột, không phải lúc nào cũng đồng thuận, vì thế mà việc đặt ra mục tiêu kép vừa kiềm chế lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho chính sách thực thi có nhiều mâu thuẩn và khó đánh giá hiệu quả, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mục tiêu đề ra của CSTT và thực tế thực hiện mục tiêu còn nhiều khoảng cách.
Bảng 2.1: Mục tiêu và thực hiệnCSTTở Việt Nam năm 2008 – 2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Lạm phát Mục tiêu <10 <15 7 - 8 15.00 <10 Thực hiên 19.90 6.52 11.75 18.13 6.81 Tăng trưởng (GDP) Mục tiêu 8.5 - 9 5.00 6.50 6.00 6 - 6.5 Thực hiện 6.18 5.32 6.78 5.89 5.03
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam và tổng cục thống kê [25],[65])
Qua bảng số liệu ta thấy, việc theo đuổi mục tiêu lạm phát còn nhiều khó khăn. Chẳng hạn, năm 2008 mục tiêu lạm phát đặt ra là dưới 10%, thực tế là 19.90%, chênh lệch là 9.90%. Năm 2010 mục tiêu lạm phát là 7 – 8%, nhưng thực tế là 11.75%.Năm 2011, mục tiêu lạm phát đề ra là 15%, còn thực tế 18.13%, chênh lệch 3.13%.Năm 2009 và năm 2012 lạm phát giảm ở mức 1 con số và đạt được mục tiêu
đề ra.
Đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì mức tăng trưởng GDP thực hiện hàng năm nhìn chung đã bám sát với mục tiêu đề ra nhưng vẫn còn có sự chênh lệch nhất
định ở năm 2008 và năm 2012.
Xét về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng thì: từ năm 2008 đến năm 2012, lạm phát có lúc tăng lúc giảm và mức độ tăng giảm cũng rất mạnh.Từ năm 2009 đến năm 2011 lạm phát tăng mạnh từ 6.52% lên 11.75%, tức tăng 5.23%, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế lại không tăng mạnh mà chỉ tăng từ 5.32% lên 5.89% tức
tăng 0.57%. Từ năm 2011 đến năm 2012, lạm phát giảm mạnh từ 18.13% xuống còn 6.81%, trong khi đó tăng trưởng kinh tế giảm rất ít từ 5.89% xuống còn 5.03%. Vậy lạm phát tăng mạnh không làm tăng trưởng kinh tế tăng theo.Do đó, CSTT của NHNN cần xác định rõ mức độ ưu tiên cho mục tiêu lạm phát trong thời gian sắp tới và đây cũng là xu hướng chung của thế giới.
2.1.1.2.Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ
Hiện tại, chưa có một văn bản nào quy định mục tiêu trung gian của CSTT là chỉ tiêu nào. Tuy nhiên, qua thực tế điều hành CSTT của NHNN ta thấy mỗi năm hoặc từng thời kỳ,dựa trên những mục tiêu cuối cùng của Quốc hội đề ra NHNN sẽ
trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Nghị quyết chỉ đạo và định hướng các mục tiêu về tổng phương tiện thanh toán (mức tăng cung tiền M2) và tín dụng nên về cơ
bản có thể tạm coi mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cho nền kinh tế là mục tiêu trung gian của CSTT.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng M2, tín dụng thực tế và mục tiêuở Việt Namnăm 2008 - 2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 M2 Mục tiêu 32.00 18 – 20 25.00 15 - 16 12.00 Thực hiên 20.31 28.99 33.30 12.07 22.40 Tín dụng Mục tiêu 30.00 21 – 23 25.00 <20 10.00 Thực hiên 25.43 37.53 31.19 14.33 8.91
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam và tổng cục thống kê[25],[65])
Tổng phương tiện thanh toán (M2)
Trong giai đoạn 2008 – 2012, giữa chỉ tiêu đinh hướng về M2 và thực tế cũng có sự chênh lệch đáng kể và sự chênh lệch này ở các năm là không giống nhau.Trong năm 2008, chỉ tiêu M2 định hướng là 32% trong khi thực tế M2 tăng trưởng là 20.31%, chênh lệch 11.69%. Tương tự, chỉ tiêu M2 định hướng và thực tế
cũng có sự chênh lệch khá cao vào năm 2009, 2010. Trong năm 2011 chỉ tiêu M2
được NHNN điều chỉnh giảm đáng kể còn 12.07% thấp hơn mục tiêu. Việc giảm
đột ngột mức cung tiền M2 ở năm 2011 sẽ làm suy giảm tổng cầu của nền kinh tế, tình trạng thanh khoản của hệ thống TCTD căng thẳng, thị trường tài chính cũng
gặp khó khăn. Trong năm 2012, mục tiêu đặt ra cho M2 là 12%, tuy nhiên thực tế
lại tăng rất cao là 22.4%.
Biểu đồ 2.1: Diễn biến M2 thực tế và mục tiêu ở Việt Nam năm 2008 - 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN và tổng cục thống kê[25],[65])
Nguyên nhân diễn biến thực tế của M2 trong các năm không sát với định hướng đề ra là do NHNN chưa thực sự kiểm soát hết các nhân tố tác động đến M2.
M2 = Tiền mặt+Tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD+Tiền gửi có kỳ hạn tại TCTD
Do nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới nên những tác động kinh tế từ bên ngoài và những luồng tiền ra vào nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHNN.Ngoài ra, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng ngày càng nhiều như: Quỹ hỗ trợ phát triển (NH Phát triển Việt Nam), Tiết kiệm Bưu Điện, hệ
thống bảo hiểm,… Các khoản tiền gửi của các tổ chức này nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHNN.
Nếu chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán chỉ thống kê,tính toán trong phạm vi M2 thì còn một khối lượng rất lớn các phương tiện thanh toán chưa được tính đến như: tiền trên các GTCG (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, ..) và tiền ký quỹ, tiền gửi của khách hàng tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tiền gửi tại kho bạc nhà nước…vẫn không được đề cập vào.
Như vậy, trong cơ cấu của M2còn rất nhiều yếu tố biến động,ảnh hưởng làm thay đổi M2 mà NHNNrất khó có thể tính toán và dự báo chính xác được dẫn đến việc tính toánchỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán M2 còn nhiều bất cập và những
tác động của M2 đến chỉ tiêu kinh tế chưa thật sự rõ ràng và chính xác. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu cuối cùng cần lựa chọn mục tiêu trung gian phù hợp hơn
để tăng hiệu quả truyền dẫn của mục tiêu trung gian đến mục tiêu cuối cùng.
Kiểm soát tín dụng đối với nền kinh tế
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng được xem là tiêu chí quan trọng để hỗ trợ phát triển kinh tế, khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển thì nó được xem là kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Biểu đồ 2.2: Diễn biến tín dụng thực tế và mục tiêu ở Việt Nam năm 2008 - 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam và tổng cục thống kê [25],[65])
Theo biểu đồ 2.2, ta thấy năm 2008 chỉ tiêu tín dụng định hướng là 30% trong khi tín dụng tăng trưởng thực tế là 25.43%, năm 2009, 2010tăng trưởng tín dụng thực tế lại cao hơn mục tiêu đề ra, năm 2011 và năm 2012 lại thấp hơn mục tiêu đề
ra. Qua các năm, nhìn chung thực tế tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với chỉ tiêu tín dụng định hướng, chỉ có năm 2009 và 2012 là cao hơn, cho thấy NHNN đã rất khó khăn trong việc điều tiết để kiểm soát tăng trưởng tín dụng thực tế theo mục tiêu đề ra, mà tăng trưởng tín dụng là nhân tố chủ yếu tác động đến M2 dẫn đến việc kiểm soát M2 của NHNN cũng gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, diễn biến tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán M2 thực tế không sát với mục tiêu định hướng đề ra và có nhiều yếu tố tác động đến nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHNN dẫn đến tác động của nó đến các biến số
của nền kinh tế không được như mong muốn, đó là lý do vì sao lạm phát và tăng trưởng kinh tế không đi đúng với mục tiêu đề ra của NHNN.
Biểu đồ 2.3: Diễn biến M2, tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam năm 2008 - 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam và tổng cục thống kê[25],[65])