Xuất các giải pháp giảm thiể uô nhiễm môi trƣờng chùa Hƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 98)

4.4.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chùa Hương

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, trong quá trình quản lý, triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng tại chùa Hƣơng vẫn còn tồn tại

những hạn chế dẫn đến ảnh hƣởng môi trƣờng chùa Hƣơng và sẽ là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững chùa Hƣơng trong thời gian tới nếu không đƣợc giải quyết triệt để, những hạn chế đó là:

- Sự phân công trách nhiệm giữa UBND xã Hƣơng Sơn, Ban quản lý khu di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn, Ban trụ trì chùa trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại khu vực còn phân tán, chƣa có đầu mối thống nhất, dẫn đến rác thải đƣợc xử lý chƣa triệt để.

- Cơ sở dữ liệu về môi trƣờng tại chùa Hƣơng còn thiếu do công tác đánh giá hiện trạng môi trƣờng và quan trắc môi trƣờng nƣớc định kỳ tại khu vực chƣa đƣợc thƣờng xuyên; chƣa có báo cáo nghiên cứu đánh giá về sức chịu tải và khả năng tự làm sạch môi trƣờng tại khu vực lễ hội.

- Các chủ đò, xuồng chƣa chấp hành tốt việc giữ gìn VSMT, chƣa nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy định.

- Khối lƣợng rác thu gom chƣa hoàn toàn, một lƣợng rác nhỏ vẫn rải rác trên dọc đƣờng đi, khe núi, suối Yến, và đền chùa….

- Việc xử lý rác bằng biện pháp đốt thủ công không những gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, đất mà còn tạo nguy cơ cháy rừng. Đây đƣợc xem là ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với những khu rừng tự nhiên của khu vực và môi trƣờng thắng cảnh.

- Việc xử lý rác thải theo phƣơng pháp chôn lấp chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, số lần và lƣợng phun quá ít không đáp ứng đƣợc yêu cầu, phát tán mùi, côn trùng gây ô nhiễm môi trƣờng có nguy cơ bùng phát dịch bệnh;

- Công tác quản lý vận hành tại các bãi chôn lấp rác chƣa chặt chẽ, rác thải vƣơng vãi trên đƣờng vào bãi rác hoặc đổ rác không đúng vị trí quy định làm mất mỹ quan và giảm khả năng tiếp nhận rác.

- Công tác phân loại rác thải thực hiện chƣa tốt, dẫn đến hiệu quả đốt của Lò đốt thấp. Công nghệ xử lý rác theo phƣơng pháp đốt hiện đại có công

suất thấp, giá thành đốt rác cao. Bên cạnh đó đốt rác theo công nghệ Nhật Bản về nguyên tắc sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng không có mùi, không ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên trong thực tế phƣơng pháp đốt tại Mả Mê chỉ làm giảm thiểu thể tích rác thải cho bãi chôn lấp xong vẫn xả khói, bụi, mùi khét rất khó chịu, ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng không khí và sức khỏe con ngƣời….

- Chƣa có nghiên cứu đánh giá nào trƣớc đây về sức chứa và sức chịu tải môi trƣờng của khu du lịch.

- Bố trí bãi rác Mả Mê không hợp lý (gần hang chứa nƣớc sinh hoạt và gần suối Yến) dẫn đến ô nhiễm nguồn nƣớc và mất mỹ quan khu du lịch.

- Vẫn còn tồn tại một lƣợng rác thải hữu cơ nhƣ lá cây rụng, vỏ trái cây, hoa... đổ xuống khe núi sau chùa để tự phân hủy. Phƣơng pháp này tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao do rác thải đổ lộ thiên và để tự phân hủy không có biện pháp xử lý hỗ trợ. Đây là biện pháp vẫn đang đƣợc áp dụng tại bãi rác phía nam của động Hƣơng Tích do lƣợng khách tập trung đông, lƣợng rác nhiều và không có không gian để vận chuyển rác đến các bãi rác chôn lấp.

- Hệ thống nhà vệ sinh công cộng vẫn bị quá tải dẫn đến công tác vệ sinh môi trƣờng có những thời điểm không đảm bảo, bốc mùi khó chịu. Chƣa có hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải tập trung tại khu vực lễ hội, các hộ kinh doanh ăn trong khu du lịch, các hộ tự ý xả nƣớc thải ra môi trƣờng và chảy suống suối Yến gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc. Tuy đã đƣợc xử lý bằng cách đổ vôi củ suống dòng suối song chất lƣợng nƣớc vẫn không thể khôi phục đƣợc nhƣ ban đầu.

- Công tác vệ sinh môi trƣờng sau mùa hội bị bỏ ngỏ, chƣa có lực lƣợng thu gom và xử lý rác thải sau mùa hội, trong khi đó khoảng thời gian này chủ yếu khu vực đón khách nƣớc ngoài về tham quan, dã ngoại.

b. Nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan:

- Ý thức và nhận thức bảo vệ môi trƣờng của du khách còn rất hạn chế. - Số lƣợng du khách quá đông cũng là một nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng. Tình trạng quá tải của hệ thống vận chuyển du khách (cáp treo, thuyền, ô tô,...), hệ thống dịch vụ (ăn, ngủ, nghỉ, ...), hệ thống BVMT (nhƣ thùng rác, nhà vệ sinh công cộng,...) khiến cho môi trƣờng phải tiếp nhận thêm một lƣợng chất thải đáng kể.

- Cơ cấu biên chế cho ngƣời lao động thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại khu vực lễ hội mang tính thời vụ, chƣa chuyên nghiệp. Đội ngũ lao động thu gom, vận chuyển, rác thải chƣa có tính chuyên môn cao. Trang thiết bị thu gom còn thô sơ, thiếu, tiền công trả cho ngƣời thu gom thấp dẫn đến ý thức trách nhiệm và hiệu quả chƣa cao.

- Ngoài ra, địa hình đồi núi, đi lại khó khăn cũng là một rào cản trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

* Nguyên nhân chủ quan:

Ngoài các nguyên nhân khách quan nêu trên, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng còn do một số nguyên nhân chủ quan sau đây:

- Về quản lý: Ban quản lý khu di tích chƣa quản lý và chƣa có quy định xử lý hành chính nghiêm ngặt các cá nhân, hộ kinh doanh có hành vi xả rác và gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Về thu gom rác: Hệ thống thu gom rác chƣa đảm bảo vệ sinh, việc bố trí số lƣợng cũng nhƣ vị trí các thùng rác còn chƣa hợp lý, thể tích thùng rác còn nhỏ. Nhiều nơi còn sử dụng bao tải để chứa rác, sọt rác hở không có nắp kín dẫn đến tình trạng rò rỉ nƣớc rác, bốc mùi hôi, là nơi trú ngụ của ruồi muỗi và côn trùng.

- Về công nghệ xử lý rác thải: Lò đốt tại khu vực động Hƣơng Tích áp dụng phƣơng pháp đốt 1 cấp thủ công bằng củi, nhiệt độ đốt lò thấp, do đó

hiệu suất đốt của lò này không đáng kể, lƣợng rác không cháy vẫn còn khá nhiều và tích trữ tại bãi rác ngay cửa lò ra. Do đốt ở nhiệt độ thấp nên khói lò thải ra nhiều và khá độc hại. Đồng thời, thời tiết vào mùa xuân hội thƣờng là ẩm ƣớt, có mƣa phùn, vì vậy việc đốt rác càng trở nên khó khăn.

Lò đốt ở khu vực Mả Mê chỉ hoạt động vào mùa lễ hội, thời gian còn lại hầu nhƣ không hoạt động nên có biểu hiện xuống cấp, dẫn đến chi phí bảo dƣỡng và vận hành khá cao. Các chất thải không đƣợc đốt đƣợc thải ra bãi chôn lấp gần lò đốt. Bãi chôn lấp này hiện tại là bãi lộ thiên, đƣợc chống thấm sơ sài, khi gặp mƣa lớn có thể bị tràn nƣớc rác ra ngoài môi trƣờng.

Do những hạn chế còn tồn tại trong công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời gian qua, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng chùa Hƣơng trong thời gian tới.

4.4.2. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách đối với chính quyền địa phương a. Nâng cao n ng lực quản l về môi trường:

Đây chính là nhiệm vụ chiến lƣợc lâu dài trong quy hoạch phát triển của bất cứ khu du lịch nào, không chỉ riêng Chùa Hƣơng. Tuy rằng, mùa vụ du lịch ở đây chỉ diễn ra trong hơn 3 tháng đầu năm nhƣng để giải quyết những tác động và những vấn đề liên quan đến môi trƣờng trong và sau thời gian đó lại rất dài, vì vậy để duy trì và phát huy tốt vai trò của đội ngũ này một mặt cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, các cấp chính quyền trong vấn đề đào tạo cũng nhƣ hỗ trợ về kinh phí để duy trì hoạt động của bộ phận này.

- Hình thành và phát triển hệ thống quản lý môi trƣờng tại Ban Quản lý khu di tích theo hƣớng kết hợp quản lý tài nguyên du lịch, văn hóa với quản lý môi trƣờng.

- Nâng cao năng lực quản lý, quan trắc, giám sát môi trƣờng. Thực hiện quan trắc, giám sát môi trƣờng định kỳ tại Khu di tích để thƣờng xuyên đánh

giá chất lƣợng các thành phần môi trƣờng, kịp thời có các giải pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa BQL khu DT &TC Hƣơng Sơn, Ban Trụ chì Chùa Hƣơng, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan đơn vị có liên quan trong quản lý nói chung và các vấn đề môi trƣờng có liên quan đến khu di tích và địa phƣơng.

* Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường tại Chùa Hương:

Quy chế bảo vệ môi trƣờng là chế tài pháp lý ràng buộc các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại Chùa Hƣơng. Quy chế soạn thảo dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc quy định về bảo vệ môi trƣờng và di sản văn hóa, nhƣng phải phù hợp với đặc điểm tình hình tại Chùa Hƣơng và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đối tƣợng có liên quan đặc biệt là của cộng đồng địa phƣơng, đảm bảo hài hòa giữa bảo vệ môi trƣờng và khai thác, bảo vệ phát huy giá trị di tích.

Quy chế bảo vệ môi trƣờng do UBND huyện Mỹ Đức chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan soạn thảo và ban hành.

Nội dung bản Quy chế về bảo vệ môi trƣờng khu di tích và thắng cảnh Chùa Hƣơng cần phải có quy định chung và quy định cụ thể cho từng đối tƣợng tham gia, đồng thời phải thể hiện đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của các đối tƣợng có liên quan khi tham gia hoạt động du lịch, bảo vệ và phát huy giá trị di tích thắng cảnh Chùa Hƣơng. Đồng thời phải thể hiện đƣợc công tác xử lý vi phạm trong Quy chế.

Quy chế đƣợc triển khai và phổ biến rộng rãi cho toàn bộ các đơn vị, cơ quan tham gia quản lý, các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ trong khu vực di tích và thắng cảnh Chùa Hƣơng và cộng đồng địa phƣơng, Quy chế bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc lồng ghép trong tài liệu phổ biến tới du khách.

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm:

Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trƣờng góp phần hiệu quả hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các Phòng, Ban, có cơ chế phối hợp thƣờng xuyên, chặt chẽ và cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trƣờng, kinh doanh dịch vụ tại lễ hội. Cần xây dựng chế tài xử lý vi phạm đủ mạnh, đủ sức răn đe, phổ biến rộng rãi tới các đối tƣợng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Hƣơng

4.4.3. Giải pháp truyền thông, tuyên truyền nâng cao nh n thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng

a. T ng cường công tác tuyên truyền nâng cao nh n thức về bảo vệ môi trường tại di tích:

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch và du khách, trong những năm tới cần có những hoạt động thiết thực hơn nữa. Quan trọng cần có sự quan tâm và đầu tƣ nguồn lực nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành, các chủ thể có liên quan đến hoạt động bảo vệ phát huy giá trị quần thể di tích và thắng cảnh Chùa Hƣơng.

Công tác tuyên truyền về việc phân loại chất thải rắn tại nguồn phải đƣợc trú trọng hàng đầu. Việc tuyên truyền nhằm mục đích thay đổi thói quen bỏ rác xƣa nay của ngƣời dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng – một công việc đòi hỏi tính kiên trì và lâu dài; đồng thời phải hƣớng dẫn cho ngƣời dân với cách bỏ rác mới; phân tích những lợi ích mà việc phân loại đem lại cho chính họ và xã hội. Việc tuyên truyền phải đƣợc thực hiện tới mọi đối tƣợng nguồn thải đặc biệt là các hộ kinh doanh, đồng thời cũng hƣớng dẫn những lao động trực tiếp làm công tác thu gom và xử lý rác làm tốt công tác phân loại rác. Phân loại rác đƣợc thực hiện tốt có thể giúp tận dụng đƣợc những

vào các loại chất thải ô nhiễm khác, tăng hiệu quả đốt của Lò đốt và giảm đƣợc lƣợng rác thải chôn lấp.

b.Tổ chức các buổi t p huấn giáo dục về bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương và khách du lịch dưới nhiều hình thức:

Lồng ghép các lớp tập huấn về bảo vệ môi trƣờng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch trong quá trình chuẩn bị tổ chức lễ hội. Mục đích của việc tập huấn về môi trƣờng là để những đối tƣợng trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ nhận thức đƣợc vấn đề: Bảo vệ môi trƣờng cũng chính là bảo vệ lợi ích, bảo vệ công việc của chính họ trƣớc mắt và quan trọng hơn là gìn giữ cho thế hệ mai sau những giá trị về vật chất và tinh thần vô giá; Hƣớng dẫn ngƣời dân

Nội dung tập huấn bảo vệ môi trƣờng cần cung cấp, cập nhật những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trƣờng, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đối với di tích, vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng, mối quan hệ giữa khai thác phát triển du lịch và bảo tồn phát huy giá trị di tích….

Hình thức truyền tải nội dung tới đối tƣợng tập huấn cần đa dạng, phong phú với sự tham gia của các truyền thông đa phƣơng tiện (hình ảnh, âm thanh, video, phóng sự tài liệu…) đồng thời, nội dung của công tác tập huấn cần đƣợc phổ biến rộng rãi tới các tổ chức, cơ quan, đơn vị và đông đảo tầng lớp nhân dân thông qua hệ thống truyền thanh của huyện, xã, thôn.

c. Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường tại di tích trong chương trình giáo dục:

Đây là hoạt động hƣớng tới và chuẩn bị tƣơng lai nhƣng tác động lại rất hiệu quả đối với hiện tại, hoạt động này đã đƣợc triển khai tại nhiều địa phƣơng và thu đƣợc nhiều hiệu quả. Với các đối tƣợng là chủ nhân tƣơng lai tại di tích, việc giáo dục cho các em về giá trị di sản mà các em đã và đang gắn bó cũng nhƣ những việc bảo vệ di sản thông qua các chƣơng trình giáo

dục chính khóa và ngoại khóa là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa trong tƣơng lai, đồng thời thông qua học sinh và hoạt động của các em những vấn đề trên sẽ có sức lan tỏa đối với các bậc phụ huynh của các em, đối tƣợng mà rất nhiều trong số họ đã và đang có những hoạt động liên quan đến di tích.

Để phát triển Chƣơng trình giáo dục di sản cho các em học sinh, cần có sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp đặc biệt là ngành giáo dục, để thực hiện việc này, các phòng, ban chức năng của huyện Mỹ Đức, xã Hƣơng Sơn cần tổ chức tập huấn cho các giáo viên trung học và tiểu học kiến thức về bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ giá trị của quần thể di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn, mối quan hệ giữa bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)