Công tác xử lý rác thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 82)

Để giảm thiểu các tác động của rác thải đến môi trƣờng cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng xanh sạch đẹp tại lễ hội chùa Hƣơng. Hiện nay Ban quản lý khu di tích chùa Hƣơng đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý rác thải nhƣ: chôn lấp hợp vệ sinh, đốt thủ công, đốt bằng lò đốt công nghệ Nhật Bản, cụ thể:

a. Phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp hợp vệ sinh:

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phƣơng pháp kiểm soát sự phân huỷ của các chất rắn khi chúng đƣợc chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dƣỡng nhƣ axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí nhƣ CO2, CH4.

Hiện nay rác thải tại bãi rác thôn Yến Vỹ và bãi rác khu vực Mả Mê đang áp dụng phƣơng pháp này. Cụ thể nhƣ sau:

- Bãi rác thôn Yến Vỹ: Là nơi tiếp nhận rác thải của khu vực Đền

4000m2 nằm ở thôn Yến Vỹ đƣợc xây dựng lại trên nền của bãi rác cũ. Theo quan sát bãi rác cách khu dân cƣ khoảng 1km, xung quang có một số hộ canh tác, chăn nuôi. Bãi rác đƣợc chia thành 05 ô với 4 ô chứa rác và 01 ô hồ sinh học để chứa nƣớc rỉ rác, bãi có vải địa chống thấm đáy. Quy trình xử lý rác theo thiết đổ lần lƣợt vào các ô, khi ô đầy sẽ đƣợc lấp lại và chuyển sang ô bên cạnh. Trong quá trình đó rác thải sẽ định kỳ đƣợc xử lý bằng chế phẩm Em, vôi bột, thuốc diệt ruồi, muỗi. Tuy nhiên hiện nay tất cả các ô đều đã chứa rác và không đƣợc xử lý nƣớc rỉ rác, quá trình xử lý không đạt yêu cầu, tại thời điểm quan sát từ cổng của bãi rác đã phát sinh mùi rất khó chịu, nhiều ruồi nhặng và rác vẫn cháy âm ỉ bốc mùi khói khét lẹt. Rác đổ bừa bãi không đúng quy định.

- Bãi rác Mả Mê: Có diện tích 2000m2 nằm ở phía bên phải cổng soát vé chùa Thiên Trù. Là nơi tiếp nhận và xử lý rác lớn nhất trong khu vực chùa Hƣơng. Đây là bãi rác đã có từ lâu, chứa rác ở chùa Thiên Trù và một phần rác ở động Hƣơng Tích. Rác đƣợc chuyển đến đây bằng xe công nông hoặc bộ máy tời rác.

Bãi rác này có diện tích tƣơng đối lớn nhƣng không đƣợc phân chia ô, không xây dựng các ô chôn lấp hợp vệ sinh mà nó chỉ đƣợc che phủ nilon, rắc vôi bột một cách qua loa nên mùi hôi thối bốc lên nồng nặc rất mất vệ sinh, nƣớc rỉ rác làm ô nhiễm dòng suối Yến.

Nhìn chung phƣơng pháp xử lý của cả 2 bãi rác Mả Mê và Yến Vỹ đều chƣa đạt hiệu quả, không tuân thủ đúng quy trình xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng cục bộ tại bãi chứa rác và khu xung quanh.

Hình 4.21. Bãi rác Mả Mê và bãi rác thôn Yến Vỹ

b. Phương pháp xử lý bằng phương pháp đốt thủ công:

- Đốt vàng mã, hƣơng: Do nhu cầu tín ngƣỡng của ngƣời Việt Nam việc đốt vàng mã tại các chùa chiền vào dịp đầu năm là không thể thiếu. Vàng mã, hƣơngcủa các du khách khi lễ xong sẽ đƣợc các tăng ni, phật tử thu gom và đốt tại Nơi hóa sớ (Lò hóa sớ). Tuy nhiên có những thời điểm do lƣợng vàng mã, hƣơng quá nhiều nên việc đốt vàng mã đƣợc thực hiện ngay trên sân (cạnh lò) phát sinh khí thải có màu đen, mùi khét khó chịu và chứa nhiều thành phần độc hại do vàng mã có chứa nhiều nilon. Việc đốt vàng mã một phần gây ô nhiễm không khí và còn ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Đốt rác bằng phƣơng pháp thủ công: Hiện nay, do lƣợng rác tồn đọng từ những năm trƣớc chƣa phân hủy hết, lƣợng rác mới phát sinh ngày càng tăng. Để giải quyết trƣớc mắt lƣợng rác lớn, nhà chùa đã cho xây dựng một lò đốt rác thủ công phía sau động Hƣơng Tích và trong nội tự khu vực Thiên Trù. Một lƣợng lớn tại khu vực động đƣợc thu gom, phân loại sơ bộ và đốt thủ công bằng củi, than, dầu DIEZEN. Tuy nhiên do công tác phân loại chƣa triệt để, đốt ở điều kiện không đảm bảo nên sau quá trình đốt sinh ra nhiều các tạp chất trung gian, khó phân hủy. Lƣợng khí thải thoát ra trong quá trình đốt rác hòa quện cùng mùi của bãi rác thải trong quá trình chờ xử lý đã gây ô nhiễm môi trƣờng khu vực đốt rác và khu vực xung quanh. Đồng thời phƣơng pháp này còn tạo một nguy cơ cháy rừng rất lớn.

Hình 4.23. Lò đốt thủ công và bãi chứa rác động Hƣơng Tích

c. Phương pháp xử lý bằng cách Thiêu đốt trong lò:

Để khắc phục hiện trạng đốt rác thải bằng phƣơng pháp thủ công, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Năm 2012, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tƣ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận việc lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt với công nghệ Nhật bản do công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC tặng. Lò đốt đã đi vào hoạt động từ mùa hội năm 2013, với công suất là 1,2 tấn/8h/ngày. Sau khi đốt, tro sẽ đƣợc đóng vào bao tải và vận chuyển vào ô chôn lấp rác thải tại bãi rác Mả Mê.

Thiêu đốt là phƣơng pháp phổ biến hiện nay trên thế giới để xử lý chất thải rắn nói chung. Xử lý khói thải sinh ra từ quá trình thiêu đốt là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Phụ thuộc vào thành phần khí thải, các phƣơng pháp xử lý phù hợp có thể đƣợc áp dụng nhƣ phƣơng pháp hoá học (kết tủa, trung hoà, ôxy hoá…), phƣơng pháp hoá lý (hấp thụ, hấp phụ, điện ly), phƣơng pháp cơ học (lọc, lắng)…

Thiêu đốt chất thải rắn là giai đoạn xử lý cuối cùng đƣợc áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn ôxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có rác độc hại đƣợc chuyển hoá thành khí và các thành phần không cháy đƣợc. Khí thải sinh ra trong quá trình thiêu đốt đƣợc làm sạch thoát ra ngoài môi trƣờng không khí. Tro xỉ đƣợc chôn lấp.

Xử lý chất thải bằng phƣơng pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng lƣợng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sƣởi hoặc các nghành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt cần phải đƣợc trang bị một hệ thống xử lý khí thải, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.

Quá trình thiêu đốt rác thải thƣờng đƣợc thực hiện trong các lò đốt rác chuyên dụng ở nhiệt độ cao, thƣờng từ 850 đến 1.100oC. Bản chất của quá trình là tiến hành phản ứng cháy, tức phản ứng ôxy hoá rác thải bằng nhiệt và ôxy của không khí. Nhiệt độ phản ứng đƣợc duy trì bằng cách bổ sung năng lƣợng nhƣ năng lƣợng điện hay nhiệt toả ra khi đốt cháy nhiên liệu nhƣ gas, dầu diezen…

Lò đốt rác đƣợc đặt tại bãi tập kết rác thải sinh hoạt tại sân trƣớc phía bên trái sân Thiên Trù (bãi chứa rác thải sinh hoạt Mả Mê). Tại vị trí này có nhiều dãy núi đá cao và cây cối rất xanh tốt xung quanh khu vực lò đốt vì thế những du khách đến thăm quan không để ý kỹ thì rất khó phát hiện đƣợc lò.

Hình 4.24. Lò đốt rác thải theo công nghệ Nhật Bản tại khu vực Mả Mê

Theo nguồn từ Ban quản lý khu di tích thì lƣợng rác đƣợc đem đi chôn lấp là khoảng 50%, lƣợng rác đƣợc tận dụng thu đem bán cho tái chế khoảng 20%, lƣợng rác đem đốt khoảng 23%, còn lại là các chủ hàng quán hay du khách vứt rác xuống khe núi, vực..

Nhận xét chung: Lò đốt hoạt động đã giảm thiểu một lƣợng lớn rác thải đem chôn lấp, giảm các chất thải rắn trung gian độc hại. Tuy nhiên thời điểm khách tập trung đông Lò trong tình trạng quá tải, trong quá trình hoạt động động vẫn xả khí có mùi khét rất khó chịu.

4.2.6. Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

Rác thải sinh hoạt khi thải vào môi trƣờng gây ô nhiễm, đất, nƣớc, không khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng du lịch. Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tƣởng của các loài gây bệnh hại cho con ngƣời.

- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải sinh hoạt thƣờng là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lƣợng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều ở nƣớc ta là điều kiện thuận

lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con ngƣời. Đặc biệt là tại các bãi xử lý rác và vào những trời nồm rác bốc mùi rất khó chịu.

- Ảnh hưởng đến môi trường nước: Nhiều du khách vẫn vứt rác thải xuống nguồn nƣớc hoặc rác thải theo gió bay xuống nƣớc. Lƣợng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lƣợng nƣớc mặt sẽ làm nguồn nƣớc mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Theo khảo sát vào đầu mùa hội nƣớc suối có màu xanh trong, tuy nhiên những thời điểm cuối mùa hội tại đầu bến Yến và bến Thiên Trù nƣớc chuyển màu xanh đậm, có chỗ chuyển màu đen và bốc mùi hôi khó chịu. Ngoài ra tại bãi rác Mả Mê chỉ cách suối Yến khoảng 20m, do không có hệ thống thu gom và xử lý nƣớc rỉ rác nên những hôm trời mƣa nƣớc rỉ rác tràn bờ chảy trực tiếp vào Suối Yến gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

- Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, hoặc do quá trình phân hủy rác thải tạo thành các hợp chất độc hại, thối rữa. Do đó rác thải truực tiếp gây ô nhiễm đất tại các vị trí bãi chứa rác và các bãi tập kết rác. Bên cạnh đó lƣợng túi nilon có rất nhiều trong thành phần rác thải, khi vào đất cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến quá trình trao đổi chất của các vi sinh vật trong đất với môi trƣờng bên ngoài, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng đất.

- Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thƣờng hàm lƣợng hữu chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không đƣợc thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời đặc biệt là ngƣời lao động trực tiếp làm công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý rác. Các mùi phát sinh từ rác thải làm cho con ngƣời cảm thấy khó chịu, ngột ngạt và dễ mắc các bệnh nhƣ viêm phổi, , các bệnh về

mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Tại khu vực chùa Hƣơng, vẫn tồn tại hình thức xử lý rác bằng đốt thủ công hoặc đốt trong lò hiện đại. Tuy nhiên khi đốt rác thƣờng gây ra khói, mùi khét rất khó chịu, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe những ngƣời công nhân tham gia đốt. Khi hỏi những ngƣời tham gia đốt rác thì 100% đều trả lời họ bị các bệnh liên quan đến hô hấp nhƣ ho, đau họng, viêm mũi…

Ngoài ra tại các bãi rác cũng là nơi chứa đựng nhiều nguồn bệnh, là nơi trú ngụ của nhiều loài gậm nhấm, côn trùng gây bệnh nhƣ chuột, bọ, ruồi, muỗi, giun…do đó dễ gây bệnh cho những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc.

4.3. Nghiên cứu đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc

4.3.1. Hiện trạng nước mặt suối Yến

Suối Yến dài khoảng 4.4km. Suối Yến có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch tại chùa Hƣơng, duy trì sinh cảnh, hệ sinh thái cảnh quan, là con đƣờng duy nhất dẫn du khách đến với động Hƣơng Tích, đồng thời đây cũng là nguồn nƣớc quan trọng cung cấp cho đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng.

Những năm trƣớc đây nếu du khách đến thăm chùa Hƣơng và du thuyền trên suối Yến có thể thấy nhiều loại rác thải nổi trên mặt suối. Đó có thể là: túi nilon, vỏ chai nƣớc, vỏ trái cây, vỏ hạt hƣớng dƣơng, lá cây… Những loại rác thải này không chỉ gây mất mĩ quan, cảnh quan khu du lịch, mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc do rác thải chìm xuống đáy suối làm cho suối Yến có những thời điểm cuối mùa hội chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng du lịch và gián tiếp ảnh hƣởng đến các nguồn lợi thủy sản trong suối. Trong những năm gần đây do làm tốt công tác vớt thu gom rác ở dòng suối và công tác quản lý, tổ chức lễ hội tốt, ý thức du khách tăng lên, do đó lƣợng rác thải trôi nổi trên mặt suối giảm đi rất nhiều, giúp cho dòng suối lại đƣợc trong xanh trở lại.

* Diễn biễn chất lượng nước suối Yến:

Kế thừa kết quả quan trắc nƣớc mặt suối Yến tại 03 vị trí Bến Yến, Núi Đổi Chèo và bến Thiên Trù năm 2014 của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch và kết quả phân tích nƣớc mặt tại 03 vị trí nêu trên năm 2018 (có kết quả phân tích cụ thể của từng vị trí theo từng năm tại phần phụ lục), tác giả có thể đƣa ra nhận xét nhƣ sau:

- Các chỉ tiêu pH, COD, TSS, Ecoli tại tất cả các mẫu quan trắc đều nằm trong ngƣỡng cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt, cột B.

- Chỉ tiêu oxy hòa tan (DO): Theo kết quả phân tích tại các mẫu có thể cho thấy chỉ tiêu DO đa số đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Các kết quả nồng độ DO tại các mẫu quan trắc tại tháng 10/2014 đều cao hơn nồng đồ DO tại các mẫu quan trắc năm 2018; Hàm lƣợng DO tại điểm quan trắc các năm tại Núi Đổi chèo đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Hai mẫu quan trắc tại Bến Yến và Bến Thiên Trù có mức biến động về hàm lƣợng lƣợng lớn theo thời gian, cụ thể là các mẫu quan trắc tháng 10/2014 và tháng 1/2018 (thời gian không phải là mùa hội) đều có chỉ số DO cao hơn so với mẫu quan trắc tháng 4/2018 (thời gian gần cuối hội); Hai mẫu quan trắc tháng 4/2018 tại Bến Yến Nồng độ DO là 2,76mg/L và Bến Thiên Trù nồng độ DO là 3,4mg/L không đạt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể đƣợc mô tả tại biểu đồ sau:

Hình 4.25. Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO

- Chỉ tiêu BOD5: Theo kết quả phân tích tại các mẫu phân tích có thể cho thấy chỉ tiêu BOD5 đều đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ có mẫu quan trắc tháng 4/2018 tại Bến Yến có nồng độ BOD5 là 15,5mg/l vƣợt tiêu chuẩn cho phép 1,03 lần. Cụ thể đƣợc mô tả tại biểu đồ sau:

Hình 4.26. Biểu đồ biểu diện BOD5

- Chỉ tiêu NH4 +

-N: Theo kết quả phân tích tại các mẫu phân tích có thể cho thấy chỉ tiêu NH4+-N khá cao, vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,34 đến 5,2 lần so với QCVN 08:2015/BTNMT; Có 02 mẫu quan trắc tại Núi Đổi Chèo tháng 1 và tháng 4/2018 có nồng độ NH4+-N lần lƣợt là 0,196mg/l và 0,283mg/l đạt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể đƣợc mô tả tại biểu đồ sau:

Hình 4.27. Biểu đồ biểu diễn NH4+--N

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)