Phân loại, thành phần rác thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 75)

a. Phân loại rác thải:

Lƣợng rác thải tại khu du lịch chùa Hƣơng đa số là chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con ngƣời, vì vậy rác thải ở đây có tính chất giống chất thải rắn sinh hoạt.

Có nhiều cách phân loại rác thải khác nhau, để phù hợp với mục đích xử lý, quản lý, hiện nay rác thải chùa Hƣơng đƣợc phân loại thành 03 nhóm nhƣ sau:

- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, hoa tƣơi, lá bánh…) loại chất thải này mang bản chất dễ phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Đƣợc thu gom và xử lý tại các bãi rác.

- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, chai, lọ nhựa, lon nƣớc ngọt, lon bia, ni lông, chai thủy tinh…) đƣợc phân loại để riêng để tái sử dụng hoặc bán.

- Nhóm còn lại: Các chất thải quét dọn (mùn đất, đá, chất thải vụn…); Các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than (sỉ than, than củi, tro và các sản phẩm trung gian sau đốt…) đƣợc thu gom và chôn lấp tại các bãi rác.

b. Thành phần rác thải:

Từ quá trình khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu vào mùa lễ hội, với sự phối hợp giúp đỡ của một số công nhân thu gom rác thải của Công ty TNHH Yến Hƣơng, sau 04 đợt cân và phân loại nhóm rác năm 2018 thu đƣợc kết quả trung bình thành phần rác thải tại chùa Hƣơng, nhƣ sau:

Bảng 4.7. Thành phần rác thải phát sinh tại Chùa Hƣơng

STT Nhóm rác thải Thành phần Khối lƣợng (Kg) Tỷ lệ % (khối lƣợng ƣớt) 01 Hữu cơ dễ phân hủy

Thức ăn thừa, lá cây, rau, củ,

quả, hoa tƣơi, lá bánh… 11.7 46.8

02

Nhóm có khả năng tái chế,

tái sử dụng

Giấy, báo, chai, lọ nhựa, lon nƣớc ngọt, lon bia, ni lông,

chai thủy tinh…)

10.6 42.4

03 Thành phần

khác Sạn đá, mùn bẩn, sỉ than... 2.7 10.8

Hình 4.16. Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt chùa Hƣơng năm 2018

4.2.4. Công tác thu gom, v n chuyển rác thải

* Cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải:

UBND Huyện Mỹ Đức đã giao việc quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cho Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn, UBND xã Hƣơng Sơn đảm nhiệm.

Do đặc điểm về địa hình của quần thể di tích chùa Hƣơng (đi dọc theo suối Yến) mà việc thu gom và vận chuyển rác thải ra ngoài khu vực di tích để xử lý không thuận lợi và chi phí rất cao, thêm vào đó là lƣợng rác thải rất lớn tập trung vào một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy ngoài phần rác thải tại khu Đền Trình đƣợc vận chuyển ra ngoài xử lý, còn lại đa số rác thải đều đƣợc xử lý ngay trong khu vực diện tích của khu di tích. Mô hình tổ chức quản lý rác thải của khu vực chùa Hƣơng đƣợc thể hiện dƣới sơ đồ 4-1 nhƣ sau:

Hình 4.17. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý rác thải tại khu di tích thắng cảnh Chùa Hƣơng

- Khu vực Đền Trình: Toàn bộ rác thải ở khu vực này đƣợc thôn Yến Vỹ (xã Hƣơng Sơn) hợp đồng với Công ty TNHH Yến Hƣơng thực hiện công việc thu gom, tập kết tại bãi chứa sau Đền Trình và vận chuyển rác tới bãi chôn lấp rác của thôn Yến Vỹ, xã Hƣơng Sơn (ngoài khu vực lễ hội) để xử lý theo hình thức chôn lấp có kiểm soát bằng chế phẩm EM và thuốc diệt côn trùng. Rác thải chủ yếu là nilon, hoa, vàng mã, lá bánh, vỏ đồ hộp, bìa carton,

Tổ thu gom rác dọc suối Yến UBND huyện Mỹ Đức Tổ thu gom rác tại khu vực đền Trình Tổ thu gom rác tại khu vực chùa Thiên Trù Tổ thu gom rác khu vực động Hƣơng Tích Bãi rác thôn Yến Vỹ Bãi rác Mả Mê Bãi rác phía Nam cửa động

UBND xã Hƣơng Sơn (Thôn Yến Vỹ)

Ban quản lý khi di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn

v.v. và một số tạp chất khác (thức ăn dƣ thừa thải ra hầu nhƣ không đáng kể). Rác thải trong khu vực này đƣa ra ngoài bằng xe tải nhỏ.

Hình 4.18. Sơ đồ tổ chức thu gom tại Đền Trình - Khu vực Thiên Trù

Rác thải của dọc tuyến từ Bến Trò đến Thiên Trù, từ Thiên Trù đến động Hƣơng Tích đƣợc Ban quản lý khu di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn hợp đồng với công ty TNHH Yến Hƣơng thu gom, vận chuyển đến bãi rác Mả Mê để xử lý. Đây là nơi du khách tập trung về nhiều nhất. Có hai nguồn rác thải chủ yếu là do du khách mang đến và rác thải từ các dịch vụ buôn bán và sinh hoạt. Vào mùa lễ hội, rác thải từ các dịch vụ, nhà hàng, nhà nghỉ... đƣợc phân loại sơ bộ, sau đó đƣợc chuyển về bãi rác cạnh lò đốt để tiếp tục phân loại lần hai. Tại đây rác đƣợc tách riêng các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Các chất vô cơ đƣợc phân làm hai loại: chất vô cơ có thể tái chế đƣợc và chất vô cơ không thể tái chế. Các chất vô cơ không thể tái chế đƣợc nhƣ (thủy tinh, gốm, sứ…) đƣa đi chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải rắn đã đƣợc quy hoạch với diện tích khoảng 200 m2. Các chất hữu cơ tiếp tục đƣợc phân thành hai loại: chất hữu cơ dễ phân huỷ và chất hữu cơ khó phân huỷ. Các chất hữu cơ dễ phân huỷ và chất thải rắn dễ cháy đƣa vào lò đốt rác, phần xỉ tro đƣợc tận dụng bón cây xung quanh khu vực. Tuy nhiên công tác thu gom chỉ thực hiện đƣợc khi khách vắng và vào ban đêm.

Hình 4.19. Sơ đồ Thu gom rác thải tại Chùa Thiên Trù

Rác thải của khu vực nhà chùa đƣợc nhà chùa thu gom, phân loại sơ bộ trƣớc khi xử lý. Tại động Hƣơng Tích có hệ thống ròng rọc chạy bằng điện để kéo rác thải từ dƣới động lên sƣờn núi. Quãng đƣờng chỉ dài gần 200 m nhƣng vào những ngày đông du khách hệ thống này hoạt động hết công suất vì lƣợng rác thải ra quá lớn. Hoa tƣơi đƣợc phơi khô, túi nilon, vàng mã, vỏ bánh kẹo xử lý bằng phƣơng pháp đốt thủ công bằng dầu hoặc củi; Vỏ hộp, chai nhựa đƣợc để riêng; Rác thải hữu cơ nhƣ lá cây rụng, vỏ trái cây... đổ xuống bãi chứa rác ở khe núi phía nam động để tự phân hủy. Một phần rác thải sinh hoạt của các tăng ni, phật tử và rác thải tại sân động và lối đi đƣợc thu gom, vận chuyển xuống bãi rác Mả Mê để xử lý.

* Cơ sở vật chất, đội ngũ lao động tham gia thu gom:

- Đội ngũ lao động:

Vào mùa lễ hội, công ty TNHH Yến Hƣơng có khoảng 85 công nhân, chia thành 4 tổ: Ở khu đền Trình 25 ngƣời; Khu chùa Thiên Trù 40 ngƣời; Khu động Hƣơng Tích 16 ngƣời và Dọc theo suối Yến 4 ngƣời thu gom rác về các bãi tập kết để xử lý. Nhƣ vậy số ngƣời lao động tham gia thu gom, xử lý rác tại chùa Hƣơng khá đông và phân bố trên tất cả các tuyến du lịch.

- Cơ sở vật chất nhìn chung phƣơng tiện thu gom rác còn khá thô sơ, bao gồm:

+1 xe công nông 3 khối; 1 xe công nông 2 khối; 9 xe đẩy tay có thể tích 0,8 khối; 02 bộ máy tời rác; 4 xuồng, vợt hớt rác; Trang thiết bị thu gom quần áo, ủng, găng tay, chổi…

+ Thùng đựng rác: Theo quan sát thực tế, thùng đựng rác thải đã đƣợc bố trí tại các khu Đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hƣơng tích và dọc tuyến đƣờng đi. Với số lƣợng thùng rác tƣơng đối nhiều, từ bến Đục vào động Hƣơng Tích có 250 thùng đựng rác to, nhỏ đã đáp ứng đƣợc nhu cầu xả rác nhƣng vẫn tồn tại một lƣợng rác xả bên ngoài thùng rác do ý thức của du khách chƣa cao.

* Tần suât thu gom rác:

Hoạt động thu gom đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, các công nhân ở trong mỗi tổ VSMT đƣợc chia nhau làm việc theo các ca làm việc trong ngày:

+ Ca 1: 4h sáng đến 11h. + Ca 2: 13h đến 18h.

Riêng tổ VSMT ở dọc trên suối Yến thì đƣợc chia làm 2 ca có nhiệm vụ vớt rác trên suối Yến và đem lên bờ để trở đến bãi rác. Những hôm có lƣợng khách đông, thì công tác thu gom, quét rác đƣợc thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối và những thời điểm vãn khách. Do công ty Yến Hƣơng ký

hợp đồng thu gom rác thải trong 3 tháng hội nên công nhân thu gom rác trong công ty cũng chỉ đƣợc thuê trong 3 tháng với mức lƣơng khoảng 3 - 4 triệu đồng/ngƣời/tháng không kể tiền ăn và tiền ở. Lực lƣợng thu gom tuy khá đông nhƣng chƣa chuyên nghiệp, chƣa thƣờng xuyên và hay biến động cũng là một yếu tố bất lợi cho công tác thu gom và xử lý.

* Tỷ lệ thu gom rác:

Theo quan sát tại khu vực lễ hỗi lƣợng rác thải đƣợc thu gom khá triệt để, trong ngày, không còn tình trạng tồn đọng lâu ngày các đống rác bên đƣờng đi, các gốc cây hoặc trên dòng suối Yến nhƣ trƣớc đây. Theo ông Nguyễn Văn Phận, giám đốc công ty Yến Hƣơng cho biết, tỷ lệ rác thải thu gom tại khu vực lễ hội đạt 90-93%, chỉ còn khoảng 7-10% rác thải chƣa đƣợc thu gom nằm rải rác ở khe núi hoặc phía sau các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ.

4.2.5. Công tác xử lý rác thải

Để giảm thiểu các tác động của rác thải đến môi trƣờng cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng xanh sạch đẹp tại lễ hội chùa Hƣơng. Hiện nay Ban quản lý khu di tích chùa Hƣơng đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý rác thải nhƣ: chôn lấp hợp vệ sinh, đốt thủ công, đốt bằng lò đốt công nghệ Nhật Bản, cụ thể:

a. Phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp hợp vệ sinh:

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phƣơng pháp kiểm soát sự phân huỷ của các chất rắn khi chúng đƣợc chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dƣỡng nhƣ axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí nhƣ CO2, CH4.

Hiện nay rác thải tại bãi rác thôn Yến Vỹ và bãi rác khu vực Mả Mê đang áp dụng phƣơng pháp này. Cụ thể nhƣ sau:

- Bãi rác thôn Yến Vỹ: Là nơi tiếp nhận rác thải của khu vực Đền

4000m2 nằm ở thôn Yến Vỹ đƣợc xây dựng lại trên nền của bãi rác cũ. Theo quan sát bãi rác cách khu dân cƣ khoảng 1km, xung quang có một số hộ canh tác, chăn nuôi. Bãi rác đƣợc chia thành 05 ô với 4 ô chứa rác và 01 ô hồ sinh học để chứa nƣớc rỉ rác, bãi có vải địa chống thấm đáy. Quy trình xử lý rác theo thiết đổ lần lƣợt vào các ô, khi ô đầy sẽ đƣợc lấp lại và chuyển sang ô bên cạnh. Trong quá trình đó rác thải sẽ định kỳ đƣợc xử lý bằng chế phẩm Em, vôi bột, thuốc diệt ruồi, muỗi. Tuy nhiên hiện nay tất cả các ô đều đã chứa rác và không đƣợc xử lý nƣớc rỉ rác, quá trình xử lý không đạt yêu cầu, tại thời điểm quan sát từ cổng của bãi rác đã phát sinh mùi rất khó chịu, nhiều ruồi nhặng và rác vẫn cháy âm ỉ bốc mùi khói khét lẹt. Rác đổ bừa bãi không đúng quy định.

- Bãi rác Mả Mê: Có diện tích 2000m2 nằm ở phía bên phải cổng soát vé chùa Thiên Trù. Là nơi tiếp nhận và xử lý rác lớn nhất trong khu vực chùa Hƣơng. Đây là bãi rác đã có từ lâu, chứa rác ở chùa Thiên Trù và một phần rác ở động Hƣơng Tích. Rác đƣợc chuyển đến đây bằng xe công nông hoặc bộ máy tời rác.

Bãi rác này có diện tích tƣơng đối lớn nhƣng không đƣợc phân chia ô, không xây dựng các ô chôn lấp hợp vệ sinh mà nó chỉ đƣợc che phủ nilon, rắc vôi bột một cách qua loa nên mùi hôi thối bốc lên nồng nặc rất mất vệ sinh, nƣớc rỉ rác làm ô nhiễm dòng suối Yến.

Nhìn chung phƣơng pháp xử lý của cả 2 bãi rác Mả Mê và Yến Vỹ đều chƣa đạt hiệu quả, không tuân thủ đúng quy trình xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng cục bộ tại bãi chứa rác và khu xung quanh.

Hình 4.21. Bãi rác Mả Mê và bãi rác thôn Yến Vỹ

b. Phương pháp xử lý bằng phương pháp đốt thủ công:

- Đốt vàng mã, hƣơng: Do nhu cầu tín ngƣỡng của ngƣời Việt Nam việc đốt vàng mã tại các chùa chiền vào dịp đầu năm là không thể thiếu. Vàng mã, hƣơngcủa các du khách khi lễ xong sẽ đƣợc các tăng ni, phật tử thu gom và đốt tại Nơi hóa sớ (Lò hóa sớ). Tuy nhiên có những thời điểm do lƣợng vàng mã, hƣơng quá nhiều nên việc đốt vàng mã đƣợc thực hiện ngay trên sân (cạnh lò) phát sinh khí thải có màu đen, mùi khét khó chịu và chứa nhiều thành phần độc hại do vàng mã có chứa nhiều nilon. Việc đốt vàng mã một phần gây ô nhiễm không khí và còn ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Đốt rác bằng phƣơng pháp thủ công: Hiện nay, do lƣợng rác tồn đọng từ những năm trƣớc chƣa phân hủy hết, lƣợng rác mới phát sinh ngày càng tăng. Để giải quyết trƣớc mắt lƣợng rác lớn, nhà chùa đã cho xây dựng một lò đốt rác thủ công phía sau động Hƣơng Tích và trong nội tự khu vực Thiên Trù. Một lƣợng lớn tại khu vực động đƣợc thu gom, phân loại sơ bộ và đốt thủ công bằng củi, than, dầu DIEZEN. Tuy nhiên do công tác phân loại chƣa triệt để, đốt ở điều kiện không đảm bảo nên sau quá trình đốt sinh ra nhiều các tạp chất trung gian, khó phân hủy. Lƣợng khí thải thoát ra trong quá trình đốt rác hòa quện cùng mùi của bãi rác thải trong quá trình chờ xử lý đã gây ô nhiễm môi trƣờng khu vực đốt rác và khu vực xung quanh. Đồng thời phƣơng pháp này còn tạo một nguy cơ cháy rừng rất lớn.

Hình 4.23. Lò đốt thủ công và bãi chứa rác động Hƣơng Tích

c. Phương pháp xử lý bằng cách Thiêu đốt trong lò:

Để khắc phục hiện trạng đốt rác thải bằng phƣơng pháp thủ công, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Năm 2012, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tƣ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận việc lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt với công nghệ Nhật bản do công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC tặng. Lò đốt đã đi vào hoạt động từ mùa hội năm 2013, với công suất là 1,2 tấn/8h/ngày. Sau khi đốt, tro sẽ đƣợc đóng vào bao tải và vận chuyển vào ô chôn lấp rác thải tại bãi rác Mả Mê.

Thiêu đốt là phƣơng pháp phổ biến hiện nay trên thế giới để xử lý chất thải rắn nói chung. Xử lý khói thải sinh ra từ quá trình thiêu đốt là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Phụ thuộc vào thành phần khí thải, các phƣơng pháp xử lý phù hợp có thể đƣợc áp dụng nhƣ phƣơng pháp hoá học (kết tủa, trung hoà, ôxy hoá…), phƣơng pháp hoá lý (hấp thụ, hấp phụ, điện ly), phƣơng pháp cơ học (lọc, lắng)…

Thiêu đốt chất thải rắn là giai đoạn xử lý cuối cùng đƣợc áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn ôxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có rác độc hại đƣợc chuyển hoá thành khí và các thành phần không cháy đƣợc. Khí thải sinh ra trong quá trình thiêu đốt đƣợc làm sạch thoát ra ngoài môi trƣờng không khí. Tro xỉ đƣợc chôn lấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)