Giải pháp về quy hoạch khu vực kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 109)

- Quy hoạch khu vực dịch vụ gọn gàng, phù hợp với cảnh quan, đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện. Tránh việc mở các hàng quán tràn lan làm ảnh hƣởng tới việc đi lại của du khách và làm mất cảnh quan. Nghiên cứu giảm bớt số lƣợng các hàng quán ở khu vực Thiên Trù và dọc đƣờng lên động Hƣơng Tích. Quy hoạch khu vực kinh doanh nằm cách xa khu thờ tự. Trƣớc mắt cải tạo khu vực kinh doanh ở khu vực bến Trò, đảm bảo hạ tầng tốt, có hệ thống đƣờng rộng thoáng, có hệ thống thu gom nƣớc thải, từng bƣớc và tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh ở khu vực Thiên Trù. Quy hoạch, điều chỉnh hợp lý việc xây dựng, tổ chức kinh doanh các cơ sở dịch vụ phù hợp cảnh quan môi trƣờng du lịch ở Hƣơng Sơn.

- Quy định rõ ràng khu vực phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của du khách, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các hộ kinh doanh. Với lƣợng khách du lịch ngày càng tăng kéo theo hàng loạt các dịch vụ ăn, ngủ, nghỉ…. Nếu nhƣ việc quản lý các hộ kinh doanh tại đây đƣợc thực hiện tốt và trách nhiệm của họ đƣợc quy định rõ ràng trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng thì đó sẽ là biện pháp tốt làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng từ chính những ngƣời dân nơi đây.

4.4.6. Các giải pháp về khoa học kỹ thu t và công nghệ

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng hiện nay có nguyên nhân chủ yếu từ rác thải và nƣớc thải. Để bảo vệ môi trƣờng tự nhiên tại

Chùa Hƣơng trong thời gian trƣớc mắt cần giải quyết, xử lý có hệ thống các vấn đề trên.

a. Đề xuất phương án kỹ thu t, mô hình xử l nước thải tại Chùa Hương trước mắt và lâu dài:

Nƣớc thải tạo ra từ khu vực Chùa Hƣơng chủ yếu là nƣớc thải sinh hoạt. Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, việc XLNT sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nƣớc và có thể đƣa nƣớc vào nguồn tiếp nhận hoặc đƣa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phƣơng pháp XLNT sinh hoạt thích hợp thƣờng đƣợc căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nƣớc thải, căn cứ dựa vào chất thải sinh hoạt sau khi đã phân loại. Để XLNT Chùa Hƣơng một cách hữu hiệu, cần phải xây dựng hệ thống XLNT theo cụm trong từng khu vực một cách hợp lý. Qua quá trình khảo sát hiện trạng thu gom, XLNT tại đây, tác giả đề xuất một số phƣơng án XLNT tại Chùa Hƣơng nhƣ sau:

- Đầu tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung

Mục tiêu của phƣơng án này là toàn bộ nƣớc thải phát sinh ở các điểm riêng lẻ (khu vực kinh doanh hàng ăn, bến ga cáp treo, khu nhà ở tăng ni…) sẽ đƣợc thu gom theo hình thức tự chảy về khu XLNT tập trung. Nƣớc thải từ các nhà vệ sinh sẽ đƣợc xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn trƣớc khi chảy về khu xử lý.

Với tính chất nƣớc thải sinh hoạt chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nên phƣơng pháp xử lý đƣợc ƣu tiên áp dụng là phƣơng pháp sinh học.

Phƣơng án thu gom nƣớc thải trƣớc khi chảy về khu XLNT tập trung nhƣ sau:

Hình 4.31. Sơ đồ hệ thống thu gom nƣớc thải

Hệ thống thoát nƣớc thải là các ống nhựa PVC, tại các điểm chuyển hƣớng có các hố ga thu nƣớc và lắng cặn.

Nƣớc thải tại các điểm phát thải đƣợc thu gom và chảy về bể XLNT tập trung đƣợc thiết kế dạng container hợp khối, đƣợc chế tạo bằng thép không gỉ. Công nghệ xử lý nƣớc nhƣ sau:

Nƣớc thải khu nhà VS Nƣớc thải nhà bếp

Bể tự hoại Bể tách dầu

Bể thu gom

Hệ thống XLNT

Nguồn tiếp nhận nƣớc thải

Hình 4.32. Công nghệ XLNT tập trung

Thuyết minh công nghệ:

Nƣớc thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lƣới thu gom nƣớc thải chảy vào bể thu gom của hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung. Trên hệ thống đƣờng ống

Bể thu gom Bể điều hòa Đạt QCVN 14:2008/BTNMT, Giá trị nồng độ Cột B Hoá chất khử trùng Máy thổi khí Nƣớc dƣ sau nén bùn Bùn đem chôn lấp hoặc làmphân bón Bể nén bùn Rọ thu rác Bùn tuần hoàn Bể khử trùng Bể lắng Bể hiếu khí (2 Bậc ) Bể thiếu khí (Anoxic)

thu gom nƣớc thải đƣợc lắp đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thƣớc lớn ra khỏi nƣớc thải. Nƣớc thải từ bể thu gom sẽ đƣợc bơm lên bể điều hòa.

Tại bể điều hòa có hệ thống cấp khí qua các đĩa phân phối khí ngăn ngừa hiện tƣợng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lƣu lƣợng và nồng độ nƣớc thải đầu vào trạm xử lý. Điều hòa lƣu lƣợng là phƣơng pháp đƣợc áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lƣu lƣợng, cải thiện hiệu quả hoạt động của quá trình xử lý nƣớc thải. Các lợi ích của việc điều hòa lƣu lƣợng là: (1) quá trình xử lý sinh học đƣợc nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hƣởng đến quá trình xử lý có thể đƣợc pha loãng, pH có thể đƣợc trung hòa và ổn định. (2) chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý đƣợc cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. Nƣớc thải sau khi qua bể điều hòa của hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt sẽ tự chảy vào bể thiếu khí và bể hiếu khí.

Bể thiếu khí kết hợp với bể hiếu khí đƣợc lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng đƣợc lƣợng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lƣợng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-

, tiết kiệm đƣợc 50% lƣợng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng đƣợc lƣợng oxy từ quá trình khử NO3-. Oxy (không khí) đƣợc cấp vào bể hiếu khí bằng máy thổi khí và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao. Lƣợng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nƣớc và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-

. (2) xáo trộn đều nƣớc thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý. (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của

vi sinh vật. Các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm. (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Nƣớc sau cụm bể thiếu khí – hiếu khí tự chảy vào bể lắng. Bùn đƣợc giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần đƣợc tuần hoàn lại bể thiếu khí, một phần đƣợc đƣa đến bể chứa bùn.

Nƣớc thải sau bể lắng đƣợc bơm qua bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn, các cặn lơ lửng còn sót lại trong nƣớc trƣớc khi đƣợc xả vào nguồn tiếp nhận.

Bùn ở bể chứa bùn đƣợc lƣu trữ trong khoảng thời gian nhất định, sau đó đƣợc các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định. Không khí đƣợc cấp vào bể chứa bùn để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học kị khí các chất hữu cơ trong hệ thống xử lý nƣớc thải.

b. Đề xuất phương án xử l rác thải tại Chùa Hương:

- Bổ sung các thùng rác với số lƣợng phù hợp, đáp ứng nhu cầu, phù hợp với cảnh quan (thùng rác hình con thú, gốc cây hoặc thùng nhựa màu xanh có nắp đậy) và thuận tiện cho công tác thu gom rác thải. Vào mùa lễ hội, tăng cƣờng nhân lực thu gom và phân loại rác thải đảm bảo không để rác thải tồn đọng tại các khu vực lễ hội.

- Xử lý rác thải hữu cơ: Rác thải tại các nơi tập kết nếu chƣa kịp vận chuyển đến bãi xử lý hoặc rác thải hữu cơ sau khi đƣợc phân loại thứ cấp đƣợc vận chuyển đến bãi chôn lấp, san đều và tiến hành xử lý bằng chế phẩm sinh học theo quy trình của sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. Các vi sinh vật có trong chế phẩm sinh học sẽ sử dụng rác thải nhƣ là nguồn thức ăn của chúng, cạnh tranh dinh dƣỡng, ức chế nấm mốc và các vi sinh vật gây bệnh trong chất thải và giảm phát sinh mùi hôi thối và làm sạch môi trƣờng. Thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ nhƣng không phát sinh mùi hôi, ngăn các loại côn trùng, mầm bệnh phát triển, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và không độc hại đối với sức khỏe của con ngƣời.

- Tiến hành đánh giá các tác động của bãi chôn lấp hiện tại tới môi trƣờng và các nguồn nƣớc xung quanh để kịp thời có các giải pháp khắc phục. Cải tạo, nâng cấp bãi chôn lấp rác thải khu vực Mả Mê đảm bảo hợp vệ sinh (có vải địa chống thấm đáy, có hệ thống tƣờng bao, có hệ thống thu gom và xử lý nƣớc rỉ rác), đồng thời nghiêm cấm hoạt động đốt rác thủ công tại bãi chôn lấp rác.

- Thay thế lò đốt rác hiện tại (là lò đốt bằng củi 1 cấp, không có hệ thống xử lý khói thải) bằng lò đốt 2 cấp tiên tiến tại động Hƣơng Tích. Lò đốt Losiho thân thiện với môi trƣờng hiện nay đƣợc sử dụng rất nhiều chi phí hợp lý và hiệu quả xử lý cao. Ngoài ra, cần tăng cƣờng quản lý và giám sát tình trạng hoạt động của bãi chứa rác phía sau động Hƣơng Tích, đặc biệt là về mùa mƣa lũ.

- Định kỳ bảo dƣỡng và duy trì hoạt động của lò đốt rác hiện tại để tránh tình trạng hỏng hóc do lâu ngày không vận hành.

c. Đề xuất giải pháp đối với hệ thống nhà vệ sinh:

- Bổ sung nhà vệ sinh công cộng do Ban tổ chức quản lý dọc đƣờng từ Thiên Trù lên Hƣơng Tích, các nhà vệ sinh phải đảm bảo đƣợc xây dựng đúng theo QCVN 07-9-2016/BXD, của Bộ Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng; các nhà vệ sinh này phải đảm bảo công tác thu gom chất thải, nƣớc thải theo đúng quy định.

- Kiên quyết dẹp bỏ những nhà vệ sinh do tƣ nhân dựng lên tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.

- Đối với khu vực Động Hƣơng Tích, cần nghiên cứu để đƣa vào sử dụng nhà vệ sinh sử dụng theo công nghệ sinh học (Bio – toilet). Đây là nhà vệ sinh sử dụng các loại vi sinh vật để phân hủy các chất thải thành nƣớc và khí cabon dioxit, không gây ô nhiễm môi trƣờng. Việc di chuyển và lắp đặt nhà vệ sinh sinh học này rất dễ dàng và thích hợp tại các nơi công cộng, đặc biệt là những nơi khan hiếm nƣớc nhƣ khu vực trên núi cao nhƣ Động Hƣơng Tích.

CHƢƠNG V

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Khu di tích và thắng cảnh chùa Hƣơng nằm trên địa bàn xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là một địa điểm có điều kiện thiên nhiên đẹp, có rừng với đa dạng sinh học và lƣu giữ nguồn gene cao, có nhiều di tích lịch sử lâu đời, thuận lợi cho việc phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh kết hợp với thăm quan, thắng cảnh, nghiên cứu học tập. Việc khai thác hoạt động du lịch tại khu du lịch chùa Hƣơng đƣợc quan tâm đầu tƣ, tu tạo, nâng cấp mở rộng các cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc tôn giáo, dịch vụ ngày càng phong phú, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nƣớc và nƣớc ngoài. Hàng năm đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách huyện, góp phần nâng cao đời sống nhân dân địa phƣơng. Tuy nhiên mức độ khai thác vẫn ở mức độ tiềm năng chƣa khai thác hết thế mạnh cần đƣợc nghiên cứu phát triển loại hình du lịch sinh thái, tuy nhiên trong quá trình phát triển cần trú trọng giải pháp bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học. Bên cạnh đó các hoạt động du lịch hiện nay cũng đang gia tăng áp lực đến môi trƣờng nhƣ gia tăng mức tiêu thụ tài nguyên, tăng lƣợng nƣớc thải, rác thải gây ô nhiễm môi trƣờng.

Đề tài đã nêu đƣợc khái niệm cơ bản về môi trƣờng và du lịch, mối quan hệ tƣơng tác giữa môi trƣờng và các hoạt động du lịch. Trích dẫn một số nghiên cứu về tác động của hoạt động du lịch đến môi trƣờng, đã đánh giá sơ bộ về kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong một số nghiên cứu trƣớc đây tại khu vực nghiên cứu, từ đó xác định đƣợc mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi, thời gian nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

- Nội dung đề tài đã xác định đƣợc hiện trạng hoạt động du lịch: Đã xác

định đƣợc sức chứa tự nhiên của khu du lịch là 19,78 triệu lƣợt, sức chứa thực tế là 6,37 triệu lƣợt đạt 32,2%, lƣợng du khách trung bình từ năm 2009-2018

đạt khoảng 1,35 triệu, chiếm 21,25% so với sức chứa thực tế; khách nƣớc ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ từ 0,57-1,17% so với tổng lƣợng khách. Du lịch chùa Hƣơng mang tính mùa vụ cao tập trung vào 3 tháng đầu năm, Đánh giá đƣợc mức độ đáp ứng nhu cầu của du khách của một số dịch vụ du lịch.

- Đề tài đã tập trung đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến khu di tích trên 02 khía cạnh: Rác thải và chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt suối Yến.

+ Rác thải: Lƣợng rác thải tăng hoặc giảm phụ thuộc vào số lƣợng, ý thức của du khách, với lƣợng rác phát sinh trung bình hàng năm khoảng 715 tấn rác thải sinh hoạt/năm. Rác thải tại khu vực chùa Hƣơng chủ yếu là rác thải sinh hoạt phát sinh từ du khách và các hộ kinh doanh dịch vụ trong khu vực lễ hội. Việc thu gom và xử lý rác thải đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đạt hiệu quả bƣớc đầu, thu gom đạt tỷ lệ 90-93%, còn lại 7-10% chƣa đƣợc thu gom. Lƣợng rác đƣợc đem đi chôn lấp là khoảng 50%, lƣợng rác đƣợc tận dụng tái chế, tái sử dụng khoảng 20%, lƣợng rác đem đốt khoảng 23%. Công tác thu gom, xử lý rác thải còn bỏ ngỏ khi hết mùa hội. Tuy còn một số hạn chế bất cập nhƣng đƣợc du khách đánh giá có tiến bộ rõ rệt so với những năm trƣớc đây.

+ Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt: Đánh giá đƣợc diễn biến chất lƣợng nƣớc mặt suối Yến thông qua một số chỉ tiêu đặc trƣng: Chất lƣợng nƣớc suối Yến có xu hƣớng giảm dần từ đầu mùa hội đến cuối mùa hội, ô nhiễm nhất vào thời điểm giữa và cuối mùa hội, với các chỉ tiêu nhƣ lƣợng oxy hòa tan thấp, BOD, NH4+-N, PO43- -P, colifom ở một số điểm quan trắc vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Xác định đƣợc nguồn gây ô nhiễm nƣớc mặt chủ yếu là nƣớc thải sinh hoạt của du khách, ngƣời dân địa phƣơng tham gia kinh doanh dịch vụ và tăng ni phật tử của nhà chùa, với lƣợng phát thải ƣớc tính khoảng 130m3/ngày đêm trong mùa lễ hội. Nƣớc thải sinh hoạt từ khu vực nhà vệ sinh đƣợc xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn, tuy nhiên các công trình vệ sinh công cộng vẫn bị quá tải do tính chất mùa vụ của du lịch chùa Hƣơng; Nƣớc thải từ khu vực nhà bếp, nhà tắm chƣa đƣợc xử lý đổ thẳng ra môi trƣờng.

- Đề tài đề xuất đƣợc 5 nhóm giải pháp chính nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại khu vực để phát triển bền vững trong thời gian tới. Các giải pháp cần đƣợc sự nhất trí của các các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)