Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 32)

2.4.1. Xác định đặc điểm của hoạt động du lịch tại chùa Hương

* Các tiêu chí cần điều tra:

- Bộ máy quản lý tại chùa Hƣơng (Chức năng nhiệm vụ, công tác quản lý, tổ chức lễ hội, đội ngũ cán bộ…).

- Tài nguyên du lịch tại khu du lịch chùa Hƣơng, các di tích lịch sử văn hóa. - Các tuyến du lịch chính trong khu du lịch đƣợc du khách đến thƣờng xuyên.

- Số lƣợng, nhu cầu du khách đến với chùa Hƣơng, số lƣợng khách nƣớc ngoài, trong nƣớc, thời điểm đến, số lƣợng khách lƣu trú qua đêm, đồ dùng khách thƣờng mang đi, ngày đông khách nhất, ngày vắng khách nhất…

- Xác định các cơ sở lƣu trú tại chùa Hƣơng. - Xác định các dịch vụ tại chùa Hƣơng.

- Xác định đƣợc sức chứa tự nhiên, sức chứa thực tế/ngày từ đó tính đƣợc sức chứa tự nhiên, sức chứa thực tế/năm.

* Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập số liệu thứ cấp: Kế thừa các tài liệu của Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn, UBND xã Hƣơng Sơn để có số liệu về tài nguyên du lịch tại khu du lịch chùa Hƣơng, các di tích lịch sử văn hóa, các tuyến du lịch chính trong khu du lịch đƣợc du khách đến thƣờng xuyên; các cơ sở lƣu trú và các cơ sở cung cấp các dịch vụ trong chùa (dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, bán đồ lƣu niệm, hƣơng, hoa…);

- Xác định cơ cấu quản lý, tổ chức của khu du lịch thông qua phỏng vấn trực tiếp 03 cán bộ Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn, thời

gian phỏng vấn trong giờ hành chính (tháng 3 năm 2018), địa điểm phỏng vấn tại Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn, nội dung điều tra phỏng vấn chính là cơ cấu tổ chức của Ban quản lý, số lƣợng cán bộ, các tuyến du lịch chính khách thƣờng xuyên tới, ngày đông khách nhất, lƣợng khách trung bình, tồn tại bất cập…..;

- Phƣơng pháp đánh giá sức chứa (sức tải) của khu du lịch Chùa Hƣơng. Đề tài sử dụng công thức của A.M. Cifuentes và H.Cebaloos-lascurain để tính sức tải của các tuyến du lịch sinh thái tại khu du lịch chùa Hƣơng.

Sức chứa tối đa hay hả n ng chịu tải v t l (PCC - Physical physical carrying capacity) đƣợc tính bằng công thức nhƣ sau:

PCC = A. D. Rf

Trong đó:

+ PCC là Số khách tối đa các tuyến du lịch có thể chứa hay là Khả năng

chịu tải vật lý của các tuyến du lịch tại khu du lịch chùa Hƣơng (Đơn vị: lƣợt khách).

+ A là diện tích khu vực hoặc chiều dài tuyến tham quan (Đơn vị: m2, m). Trong đề tài, du khách đi tham quan dọc theo các tuyến đƣờng xây bậc có chiều dài và chiều rộng rất khác nhau nên A là diện tích khu vực tham quan, đơn vị tính là m2

.

Cách thu thập số liệu: Số liệu về diện tích khu vực tham quan đƣợc kế

thừa số liệu của BQL khu DT và TC Hƣơng Sơn.

+ D là tiêu chuẩn không gian hay là diện tích cần thiết để 1 khách du lịch

có thể di chuyển dễ dàng (Đơn vị: ngƣời/m2, ngƣời/m).

Cách thu thập số liệu: Thông thƣờng giá trị D đƣợc tính là 1m2 hoặc 1m dài cho 1 khách du lịch. Cách xác định qua phỏng vấn cán bộ BQL khu DT và TC Hƣơng Sơn.

+ Rf (Rotation factor) là số lƣợng khách tham quan tối đa cho 1 ngày tại điểm tham quan. Thông thƣờng Rf đƣợc tính bằng số thời gian đƣợc phép lƣu lại tại tuyến, điểm tham quan/số thời gian khách lƣu lại tại tuyến, điểm tham quan.

Rf đƣợc tính theo công thức: Rf = Tcp/ Ttq (2) Tcp là thời gian cho phép tham quan.

Ttq là thời gian khách lƣu lại điểm tham quan

Cách thu thập số liệu: Thông tin về thời gian mở cửa đón khách của Ban

quản lý khu di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn, thời gian tham quan trung bình của một khách du lịch đƣợc lấy từ thông tin phỏng vấn của Ban lãnh đạo Ban quản lý khu di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn. Thời gian mở cửa đón khách của Khu du lịch là 24 giờ/ngày.

Tuy nhiên, do sức chứa còn chịu ảnh hƣởng bởi các điệu kiện cụ thể của khu, tuyến du lịch nhƣ môi trƣờng, sinh thái, xã hội nên ta cần tính sức chứa thực tế của khu du lịch chùa Hƣơng.

Sức chứa thực tế của các tuyến du lịch tại khu du lịch chùa Hương (ERCC - Effective Real Carrying Capacity). Công thức tính nhƣ sau:

ERCC = PCC-Cf1- Cf2- Cf3- ...- Cfn. (3).

Trong đó: Cfi (Conrrective factor) thƣờng đƣợc gọi là hệ số giới hạn cho

phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để tránh tác động xấu đến khu vực sinh thái thƣờng đƣợc áp dụng tiêu chuẩn hoặc ngƣỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hƣởng. Các hệ số này đƣợc tính toán theo tỷ lệ phần trăm. Vì vậy ERCC có thể viết lại nhƣ sau:

ERCC = PCC. . .

Trong đó:

o ERCC là Sức chịu tải thực tế của các tuyến du lịch Hƣơng Sơn

o PCC là Số khách tối đa các tuyến du lịch có thể chứa hay là Khả

năng chịu tải vật lý của các tuyến du lịch (Đơn vị: Lƣợt khách)

o Cfi:Hệ số giới hạn đƣợc tính là Cfi =Mi/Mt

Trong đó Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i, Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm khu vực mà khách du lịch đến tham quan.

* Các hệ số giới hạn thường gặp trong các khu du lịch sinh thái:

Đặc điểm hình thành các khu du thƣờng là nơi có tiềm năng tài nguyên tự nhiên, những khu vực nguyên giá trị tự nhiên hoang dã, nơi núi cao, rừng rậm, khu vực hang động hiểm trở, đây cũng là khu vực thƣờng xuyên chịu tác động của các yếu tố bất thƣờng của thời tiết, khí hậu nhƣ mƣa, bão lụt; đây là khu vực rừng núi, đi lại khó khăn đó là những hệ số ảnh hƣởng giới hạn xẩy ra. Đối với khu du lịch chùa Hƣơng các nhân tố ảnh hƣởng đƣợc xác định bao gồm:

- Hệ số về thời tiết: Hệ số giới hạn về mƣa bão, nắng hạn trong năm thƣờng xẩy ra.

Cách thu thập: Dựa vào số liệu cung cấp từ Tổng cục du lịch Việt Nam tại khu vực Hà Nội kết hợp phỏng vấn cán bộ BQL khu DT & TC Hƣơng Sơn Số ngày mƣa tại khu vực chùa Hƣơng khoảng 114 ngày/năm; thời gian nắng gắt 5 tháng (tháng 5,6,7,8,9) tƣơng đƣơng 150 ngày. Đây là những thời gian không thuận lợi cho khách tham quan.

- Hệ số giới hạn về cơ sở hạ tầng: Nhƣ độ dốc đƣờng đi, tỷ lệ % số km đi lại khó khăn; Hệ số này đƣợc tính theo tỷ lệ % thông qua xác định chiều dài đoạn đƣờng có độ dốc cao.

Cách thu thập: Dựa vào số liệu cung cấp của Ban quản lý khu di tích

và thắng cảnh Hƣơng Sơn và số liệu điều tra cơ bản của Đồn công an Hƣơng Sơn và khảo sát thực địa.

* Điều kiện chung áp dụng cho các tuyến như sau:

- Khoảng cách tối thiểu giữa các nhóm là 20 m. - Số giờ mở cửa cho phép tham quan là 24giờ/ngày

Để tính toán sức chứa du lịch tại khu du lịch, đề tài xác định những đặc điểm riêng biệt của khu du lịch nhƣ diện tích, thời gian trung bình cho 1 lần tham quan của du khách... và các nhân tố ảnh hƣởng trên mỗi tuyến đó nhƣ, mƣa ẩm, nắng gắt; quãng đƣờng đƣờng có độ dốc,...

2.4.2. Đánh giá đặc điểm rác thải từ các hoạt động du lịch tại chùa Hương a. Các tiêu chí cần điều tra:

- Nguồn phát sinh chất thải; - Thành phần, tính chất rác thải:

- Số lƣợng rác thải phát sinh: Khối lƣợng rác thải phát sinh của những năm trƣớc; Khối lƣợng rác thải phát sinh trung bình của mỗi khu vực và toàn khu vực lễ hội/ngày; Tổng lƣợng rác thải phát sinh năm 2018.

- Công tác thu gom, vận chuyển đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, do đơn vị, cá nhân nào thực hiện, tần xuất thu gom, tỷ lệ thu gom, phân loại, địa điểm chứa rác, phƣơng pháp xử lý, hiệu quả xử lý, những tồn tại, bất cập.

- Ảnh hƣởng của rác thải đến môi trƣờng, phát triển du lịch và sức khỏe cộng đồng (ngƣời địa phƣơng và du khách, ngƣời quản lý).

b. Phương pháp nghiên cứu:

* Thu thập số liệu thứ cấp: Kế thừa các tài liệu của Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn, UBND xã Hƣơng Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Mỹ Đức, các báo cáo đánh giá về môi trƣờng của các tổ chức đã thực hiện trƣớc đây và các nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố và áp dụng hiện nay. Các số liệu về khối lƣợng rác của những năm trƣớc, phƣơng pháp xử lý rác thải sẽ đƣợc tác giả thu thập tài liệu từ năm 2009 đến nay.

+ Điều tra thực tế để lƣợng hóa lƣợng rác thải phát sinh trung bình tuyến, từ đó sẽ tính đƣợc rác thải phát sinh mỗi ngày trên toàn bộ khu vực lễ hội và tính đƣợc tổng lƣợng rác thải phát sinh năm 2018, thông qua thời gian lễ hội 3 tháng (tính 90 ngày).

* Phỏng vấn tại thực địa: Tác giả sẽ phỏng vấn trực tiếp 03 công nhân làm công tác thu gom, vận chuyển trong khu vực chùa Hƣơng, địa điểm phỏng vấn tại khu vực Đền Trình, Thiên Trù và động Hƣơng Tích, thời gian 2 lần/tháng, địa điểm tại sân Đền Trình, Thiên Trù và động Hƣơng Tích khi vắng khách, nội dung phỏng vấn liên quan đến số lƣợng công nhân; tần suất thu gom, cơ sở vật chất, phƣơng tiện, bảo hộ lao động, mức lƣơng, số lƣợng rác thải ngày nhiều nhất, số lƣợng rác thải trung bình trong mùa hội, phƣơng pháp thu gom, phân loại và xử lý rác thải, các ảnh hƣởng của rác thải đến môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời lao động thu gom cũng nhƣ cộng đồng…;

* Điều tra bằng bảng hỏi đối với du khách, chủ các cơ sở lƣu trú và cung cấp dịch vụ trong chùa để đƣợc đánh giá, cảm nhận của ngƣời đƣợc phỏng vấn về chất lƣợng môi trƣờng, các loại thực phẩm hoặc đồ lễ mang theo, thời gian lƣu trú, các giải pháp để môi trƣờng khu du lịch đƣợc tốt hơn. Số lƣợng phiếu điều tra 100 phiếu. Thời gian điều tra khảo sát đƣợc tiến hành trong thời gian lễ hội (mỗi tháng đi khảo sát từ 1 đến 2 lần) tại các tuyến chính (Đền Trình, Bến Trò, sân Thiên Trù và động Hƣơng Tích);

* Điều tra bằng bảng hỏi khách du lịch:

+ Đối tượng phỏng vấn: khách du lịch trong nƣớc.

+ Phương pháp phỏng vấn: thông qua phiếu điều tra

+ Thời gian phỏng vấn: Tháng 1-3 năm 2018.

+ Số lượng: 70 ngƣời

* Phỏng vấn các hộ kinh doanh trong khu vực lễ hội: + Đối tượng phỏng vấn: hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

+ Số lượng: 30 ngƣời.

+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn thông qua phiếu điều tra

+ Thời gian phỏng vấn: Đối với hộ kinh doanh dịch vụ phỏng vấn vào lúc vắng khách.

+ Nội dung phỏng vấn:(Nội dung cụ thể tại Phụ lục 02) * Điều tra tại thực địa:

- Đối với số liệu về định lƣợng thành phần rác thải: Cho đến nay, các số liệu nghiên cứu về thành phần CTRSH tại khu vực chùa Hƣơng vẫn còn hạn chế và không liên tục. Tác giả đã lựa chọn biện pháp phân tích thủ công để xác định thành phần rác thải theo tỷ lệ % khối lƣợng ƣớt các nhóm có trong rác thải, cụ thể:

- Đối tƣợng phân tích:

+ Rác từ các hộ kinh doanh ăn uống: Lấy rác tại nhà hàng ăn do số lƣợng các nhà hàng ăn nhiều và lƣợng rác thải lớn nên tiến hành lấy rác tại 6 nhà hàng, mỗi nhà hàng lấy 5kg rác: 30kg mẫu rác.

+ Rác từ nhà nhà trọ: 2 nhà trọ ở khu sân Thiên Trù, mỗi nhà trọ lấy 5kg rác: 10kg mẫu rác.

+ Rác từ nhà chùa, ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn: với lƣợng rác là 10 kg mẫu rác.

+ Rác từ các hàng quán bán nhỏ lẻ (hàng nƣớc giải khát, hàng bán mía, khoai luộc, trứng luộc, ngô rang, các loại củ, quả đƣợc gọt vỏ sẵn để bán).Tại dọc bến trò, khu gần cáp treo: 5 hàng bán rong, với lƣợng rác là 10 kg mẫu rác.

+ Rác từ du khách (lấy rác từ các thùng rác, sọt rác, các đống rác nhỏ đƣợc công nhân quét gom lại trƣớc khi chuyển lên các xe rác): tại bến trò, trong sân thiên trù, dọc đƣờng lên động: với lƣợng rác là 40 kg mẫu rác

- Địa điểm lựa chọn: Do khu vực Thiên Trù là khu vực tập trung đông khách nhất nên tác giả đã lựa chọn địa điểm là khu vực Thiên Trù để phân tích. Khu vực nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo các yếu tố sau: RTSH đƣợc thu gom bởi Công ty TNHH Yến Hƣơng nhƣ vậy sẽ thuận tiện hơn khi thu gom CTR sau khi phân loại đối với công nhân thu gom.

- Dụng cụ, phƣơng tiện: Túi ni lon loại 5kg; Chổi quét, xẻng, xe chở rác đẩy tay và các đồ bảo hộ lao động (khẩu trang, bao tay, ủng chân…), cân đồng hồ 30kg.

- Các bƣớc chuẩn bị: Trƣớc khi triển khai lấy mẫu phân tích, tác giả đã phổ biến cách thức thu gom rác để cho các cơ sở và các công nhân tham gia biết cách lƣu trữ và chuyển chất thải cho công nhân thu gom theo hƣớng dẫn. Mỗi cơ sở đƣợc phát các túi nilông vào các ngày lấy rác.

- Các thức phân tích:

Nhóm nghiên cứu tiếp nhận chất thải từ các xe thu gom đế phân tích xác định thành phần bằng phƣơng pháp thủ công. Từng thành phần chất thải đƣợc phân loại riêng và cân xác định khối lƣợng. Tỷ lệ giữa khối lƣợng từng thành phần so với tổng khối lƣợng CTR phân tích mỗi đợt cho biết thành phẩn của chất thải. Chất thải sẽ đƣợc phân thành 03 nhóm: Nhóm hữu cơ dễ phân hủy, nhóm tái chế, tái sử dụng và nhóm khác.

Tổng lƣợng rác thu đƣợc gom về phía lò đốt rác Mả Mê để tiến hành trộn đều mẫu rác theo quy tắc 1/4 đến khi lƣợng rác còn lại khoảng 20-30kg tiến hành phân loại từng thành phần và cân.

- Ngƣời thực hiện: Tác giả và có sự tham gia giúp đỡ của một số công nhân của công ty TNHH Yến Hƣơng.

- Số lần lấy mẫu phân loại: do điều kiện về thời gian và số lƣợng khách tập trung đông, bên cạnh đó tính chất rác thải không có sự biến đổi lớn nên tác giả đã lựa chọn 4 lần lấy mẫu phân loại trong mùa hội, lựa chọn những ngày thời tiết không có mƣa. Ở các lần lấy mẫu sau tiến hành lấy mẫu tƣơng

tự nhƣ lần 1 có thể thay đổi các nhà hàng, nhà trọ, hàng nƣớc khác nhƣng khối lƣợng từng nhóm không thay đổi.

- Thời gian dự kiến lấy mẫu rác phân tích: + Lần 1: Ngày 25/02/2018.

+ Lần 2: Ngày 11/3/2018. + Lần 3: Ngày 25/3/2018. + Lần 4: Ngày 15/4/2018.

- Kết quả thu đƣợc: Sau mỗi lần cân rác, tác giả sẽ biết đƣợc khối lƣợng, tỷ lệ của từng nhóm rác. Sau 4 lần cân theo tính toán toán học tác giả sẽ có đƣợc số liệu khối lƣợng, tỷ lệ trung bình của từng nhóm rác thải theo nhóm đã chia.

Phƣơng pháp xác định khối lƣợng rác thải phát sinh: Theo quan sát và qua phỏng vấn 03 công nhân thu gom rác tại khu vực rác thải tại khu vực thì rác thải sau khi thu gom không đƣợc cân trọng lƣợng bằng cân điện tử, mà ngƣời thu gom chỉ biết đƣợc thể tích rác thải thu gom. Do đó để biết đƣợc khối lƣợng rác thải phát sinh trên ngày cần biết đƣợc tỷ trọng rác thải/tấn. Tác giả đã dùng phƣơng pháp cân ngẫu nhiên 10 xe thu gom rác (xe đẩy tay có thể tích 0,5m3). Cách tiến hành nhƣ sau khi công nhân thu gom rác bằng xe đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)