Nguồn phát sinh rác thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 71)

- Rác thải từ khách tham quan: Do đặc thù của du lịch chùa Hƣơng là du lịch tâm linh đóng vai trò là loại hình du lịch chính nên mỗi đoàn khách du lịch từ các vùng miền khác nhau khi đến với chùa Hƣơng đều mang theo đồ lễ phật (hoa tƣơi, vàng mã, hƣơng, bánh, kẹo, trái cây, sôi, giò, gà…), ngoài ra còn mang rất nhiều thức ăn, bánh kẹo, nƣớc ngọt, bia…để ăn uống tại các điểm dừng chân. Vì vậy việc phát sinh rác thải trên dọc đƣờng đi đặc biệt là các điểm dừng chân là điều không thể tránh khỏi. Lƣợng rác thải này phát sinh sau quá trình cúng lễ, ăn uống, sinh hoạt của khách.Trong những năm gần đây lƣợng khách du lịch đến với Chùa Hƣơng có xu hƣớng ngày càng tăng, dẫn đến lƣợng rác thải phát sinh ngày càng nhiều, áp lực môi trƣờng ngày càng lớn. Thành phần rác thải này bao gồm thực phẩm thừa và hƣ hỏng, giấy, plastic, đặc biệt là túi ni lông phát sinh với khối lƣợng lớn.

- Khu kinh doanh hàng hóa: Với số lƣợng du khách ngày càng tăng kéo theo các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ lễ hội phát triển với đa dạng các loại hình dịch vụ và số lƣợng lớn nhƣ quán ăn, nhà nghỉ, đồ lƣu niệm, các hàng quán đƣợc bày sát nhau, kín cả hai bên đƣờng lên động Hƣơng Tích. Theo số liệu thống kê của Ban quản lý khu di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn,

mỗi năm có khoảng 6000-7000 ngƣời tham gia phục vụ lễ hội, trong đó có khoảng 1200 ngƣời ăn ngủ tại chỗ trong khu di tích phát sinh chất thải sinh hoạt lớn, còn lại 5000-6000 ngƣời tham gia phục vụ thuyền đò không trực tiếp xả rác thải trong khu vực lễ hội. Các loại chất thải này bao gồm giấy, bìa cactong, plastic, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, vỏ xe, đồ điện gia dụng. Ngoài ra rác khu kinh doanh còn chứa một phần chất thải độc hại từ các đồ chơi điện tử.

- Rác thải từ hoạt động sinh hoạt của Nhà Chùa: Với tổng số khoảng 700 nhà sƣ tăng ni, phật tử tại chùa Hƣơng và rất nhiều chùa trên cả nƣớc cũng đến lễ phật, sinh hoạt tại khu vực nhà chùa. Rác thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của Nhà Chùa và quá trình chế biến đồ ăn chay phục vụ tăng ni, phật tử và khách mời. Rác thải chủ yếu là rau củ quả thừa, giấy, nhựa, v.v.

- Rác thải phát sinh từ BQL khu DT &TC Hƣơng Sơn và lực lƣợng trƣng tập (quân đội, công an để đảm bảo an ninh, trật tự lễ hội) của BTC lễ hội khoảng 180 ngƣời: bao gồm rác thải sinh hoạt của cán bộ Ban và rác từ hoạt động xé vé tham quan chủ yếu là giấy cuống vé.

- Quét đƣờng: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh đƣờng ra vào. Thành phần của chúng có thể bao gồm cành và lá cây, giấy vụn, bao nilon, thực phẩm, áo mƣa v.v.

- Ngoài ra, trong rác thải sinh hoạt còn lẫn một lƣợng chất thải xây dựng (gạch, gỗ, đá, sỏi, sắt thép) từ quá trình dựng và tháo dỡ lều lán; rác thải y tế.

4.2.2. hối lượng rác thải phát sinh

- Ƣớc tính lƣợng rác thải phát sinh năm 2018:

Dựa vào kết quả phỏng vấn 03 công nhân của Công ty Yến Hƣơng trực tiếp làm công tác thu gom, xử lý rác thải tại khu vực lễ hội và theo quan sát, ghi nhận thực tế tại các khu vực tập kết rác thải, cho thấy:

+ Thời gian đầu hội (từ 02/01 đến 29/01 âm lịch) lƣợng khách tập trung đông nhất. Trung bình mỗi ngày ở khu vực chùa Thiên Trù thu gom đƣợc tổng 24,5 khối rác (11 xe công nông 2 khối và khoảng 2,5 khối từ máy tời rác), mỗi khối rác bằng 0,43 tấn rác, tương đương với 10,54 tấn rác; Khu vực Đền Trình thu gom đƣợc 6 khối rác (2 xe công nông 3 khối), tương đương với 2,58 tấn rác; Khu vực Động Hƣơng Tích thu gom đƣợc khoảng trên 50 bao tải rác, khối lƣợng mỗi bao tải khoảng 25kg, tương đương với 1,4 tấn rác. Nhƣ vậy Lƣợng rác thải trung bình của toàn khu vực khoảng 14,52 tấn/ngày.

+ Thời gian giữa mùa hội (từ 01/2 đến 30/02 âm lịch), lƣợng khách vẫn đông nhƣng đã giảm so với thời gian đầu hội, Lƣợng rác thải thu gom đƣợc tại cả khu vực giảm đi một nửa, tƣơng đƣơng với 8 tấn/ngày.

+ Thời gian cuối mùa hội (tháng 3 âm lịch). Trong thời gian nghiên cứu của tác giả tuy mùa hội chƣa kết thúc, xong theo phỏng vấn một số công nhân của công ty TNHH Yến Hƣơng cho biết thời gian cuối mùa hội lƣợng khách giảm mạnh, nên lƣợng rác thải thu gom đƣợc chỉ khoảng 3,2 tấn/ngày.

Từ các kết quả phân tích trên đây, tác giả đƣa ra bảng tổng hợp lƣợng rác thải mùa hội năm 2018 nhƣ sau:

Bảng 4.5. Khối lƣợng rác thải phát sinh mùa hội năm 2018

Thời gian Số ngày Khối lƣợng rác trung bình (tấn/ngày) Tổng lƣợng Rác (tấn) Tỷ lệ (%) Từ 2/1 đến 29/1 (âm lịch) 28 14,52 406,56 54.99% Từ 1/2 đến 30/2 (âm lịch) 30 8,0 240 32.46% Từ 1/3 đến 29/3 (âm lịch) 29 3,2 92,8 12.55% Tổng 87 8,5 739,36 100%

Nhƣ vậy, ƣớc tính trong mùa lễ hội chùa Hƣơng năm 2018 thì lƣợng rác thải phát sinh là 739 tấn. Đây là một con số rất lớn, đòi hỏi cần có biện pháp thu gom và xử lý kịp thời, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trƣờng.

Từ kết quả phân tích thực tế lƣợng rác thải phát sinh mùa hội năm 2018 và kế thừa số liệu về lƣợng rác thải phát sinh của những năm trƣớc của Ban quản lý khu di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn, tác giả đã đƣa ra bảng số liệu phát sinh hàng năm tại khu vực nghiên cứu nhƣ sau:

Bảng 4.6. Lƣợng rác thải phát sinh tại chùa Hƣơng giai đoạn 2009 - 2018 Năm Số lƣợng khách (Lƣợt) Khối lƣợng rác thải phát

sinh (kg/năm) Năm 2009 1.159.347 632.284 Năm 2010 1.298.450 692.099 Năm 2011 1.353.130 715.611 Năm 2012 1.465.235 763.816 Năm 2013 1.650.480 843.471 Năm 2014 1.243.468 668.456 Năm 2015 1.235.039 664.832 Năm 2016 1.357.682 717.568 Năm 2017 1.363.340 720.001 Năm 2018 1.408.361 739.360

Hình 4.15. Biểu đồ lƣợng rác thải phát sinh tại chùa Hƣơng giai đoạn 2009-2018

Qua biểu đồ ta thấy lƣợng khách và lƣợng rác thải phát sinh tỉ lệ với nhau, nghĩa là khi lƣợng khách tăng lên hay giảm đi thì lƣợng rác thải cũng tăng hoặc giảm theo, tuy nhiên những con số đó chỉ là tƣơng đối do lƣợng rác thải còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ thời tiết, ý thức của du khách, cộng đồng và rác thải phát sinh của ngƣời dân địa phƣơng kinh doanh, dịch vụ trong khu vực lễ hội. Tuy nhiên rất khó để tách bạch khối lƣợng rác phát sinh từ du khách và khối lƣợng rác phát sinh từ các cơ sở phục vụ trong mùa lễ hội do đƣợc thu gom chung. Số lƣợng rác thải phát sinh mỗi năm có giá trị khác nhau, tuy nhiên đều dao động trong khoảng từ 600-800 tấn/năm, lƣợng rác thải phát sinh trung bình từ năm 2009-2018 là 715,750 tấn/năm.

4.2.3. Phân loại, thành phần rác thải a. Phân loại rác thải: a. Phân loại rác thải:

Lƣợng rác thải tại khu du lịch chùa Hƣơng đa số là chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con ngƣời, vì vậy rác thải ở đây có tính chất giống chất thải rắn sinh hoạt.

Có nhiều cách phân loại rác thải khác nhau, để phù hợp với mục đích xử lý, quản lý, hiện nay rác thải chùa Hƣơng đƣợc phân loại thành 03 nhóm nhƣ sau:

- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, hoa tƣơi, lá bánh…) loại chất thải này mang bản chất dễ phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Đƣợc thu gom và xử lý tại các bãi rác.

- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, chai, lọ nhựa, lon nƣớc ngọt, lon bia, ni lông, chai thủy tinh…) đƣợc phân loại để riêng để tái sử dụng hoặc bán.

- Nhóm còn lại: Các chất thải quét dọn (mùn đất, đá, chất thải vụn…); Các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than (sỉ than, than củi, tro và các sản phẩm trung gian sau đốt…) đƣợc thu gom và chôn lấp tại các bãi rác.

b. Thành phần rác thải:

Từ quá trình khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu vào mùa lễ hội, với sự phối hợp giúp đỡ của một số công nhân thu gom rác thải của Công ty TNHH Yến Hƣơng, sau 04 đợt cân và phân loại nhóm rác năm 2018 thu đƣợc kết quả trung bình thành phần rác thải tại chùa Hƣơng, nhƣ sau:

Bảng 4.7. Thành phần rác thải phát sinh tại Chùa Hƣơng

STT Nhóm rác thải Thành phần Khối lƣợng (Kg) Tỷ lệ % (khối lƣợng ƣớt) 01 Hữu cơ dễ phân hủy

Thức ăn thừa, lá cây, rau, củ,

quả, hoa tƣơi, lá bánh… 11.7 46.8

02

Nhóm có khả năng tái chế,

tái sử dụng

Giấy, báo, chai, lọ nhựa, lon nƣớc ngọt, lon bia, ni lông,

chai thủy tinh…)

10.6 42.4

03 Thành phần

khác Sạn đá, mùn bẩn, sỉ than... 2.7 10.8

Hình 4.16. Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt chùa Hƣơng năm 2018

4.2.4. Công tác thu gom, v n chuyển rác thải

* Cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải:

UBND Huyện Mỹ Đức đã giao việc quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cho Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn, UBND xã Hƣơng Sơn đảm nhiệm.

Do đặc điểm về địa hình của quần thể di tích chùa Hƣơng (đi dọc theo suối Yến) mà việc thu gom và vận chuyển rác thải ra ngoài khu vực di tích để xử lý không thuận lợi và chi phí rất cao, thêm vào đó là lƣợng rác thải rất lớn tập trung vào một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy ngoài phần rác thải tại khu Đền Trình đƣợc vận chuyển ra ngoài xử lý, còn lại đa số rác thải đều đƣợc xử lý ngay trong khu vực diện tích của khu di tích. Mô hình tổ chức quản lý rác thải của khu vực chùa Hƣơng đƣợc thể hiện dƣới sơ đồ 4-1 nhƣ sau:

Hình 4.17. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý rác thải tại khu di tích thắng cảnh Chùa Hƣơng

- Khu vực Đền Trình: Toàn bộ rác thải ở khu vực này đƣợc thôn Yến Vỹ (xã Hƣơng Sơn) hợp đồng với Công ty TNHH Yến Hƣơng thực hiện công việc thu gom, tập kết tại bãi chứa sau Đền Trình và vận chuyển rác tới bãi chôn lấp rác của thôn Yến Vỹ, xã Hƣơng Sơn (ngoài khu vực lễ hội) để xử lý theo hình thức chôn lấp có kiểm soát bằng chế phẩm EM và thuốc diệt côn trùng. Rác thải chủ yếu là nilon, hoa, vàng mã, lá bánh, vỏ đồ hộp, bìa carton,

Tổ thu gom rác dọc suối Yến UBND huyện Mỹ Đức Tổ thu gom rác tại khu vực đền Trình Tổ thu gom rác tại khu vực chùa Thiên Trù Tổ thu gom rác khu vực động Hƣơng Tích Bãi rác thôn Yến Vỹ Bãi rác Mả Mê Bãi rác phía Nam cửa động

UBND xã Hƣơng Sơn (Thôn Yến Vỹ)

Ban quản lý khi di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn

v.v. và một số tạp chất khác (thức ăn dƣ thừa thải ra hầu nhƣ không đáng kể). Rác thải trong khu vực này đƣa ra ngoài bằng xe tải nhỏ.

Hình 4.18. Sơ đồ tổ chức thu gom tại Đền Trình - Khu vực Thiên Trù

Rác thải của dọc tuyến từ Bến Trò đến Thiên Trù, từ Thiên Trù đến động Hƣơng Tích đƣợc Ban quản lý khu di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn hợp đồng với công ty TNHH Yến Hƣơng thu gom, vận chuyển đến bãi rác Mả Mê để xử lý. Đây là nơi du khách tập trung về nhiều nhất. Có hai nguồn rác thải chủ yếu là do du khách mang đến và rác thải từ các dịch vụ buôn bán và sinh hoạt. Vào mùa lễ hội, rác thải từ các dịch vụ, nhà hàng, nhà nghỉ... đƣợc phân loại sơ bộ, sau đó đƣợc chuyển về bãi rác cạnh lò đốt để tiếp tục phân loại lần hai. Tại đây rác đƣợc tách riêng các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Các chất vô cơ đƣợc phân làm hai loại: chất vô cơ có thể tái chế đƣợc và chất vô cơ không thể tái chế. Các chất vô cơ không thể tái chế đƣợc nhƣ (thủy tinh, gốm, sứ…) đƣa đi chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải rắn đã đƣợc quy hoạch với diện tích khoảng 200 m2. Các chất hữu cơ tiếp tục đƣợc phân thành hai loại: chất hữu cơ dễ phân huỷ và chất hữu cơ khó phân huỷ. Các chất hữu cơ dễ phân huỷ và chất thải rắn dễ cháy đƣa vào lò đốt rác, phần xỉ tro đƣợc tận dụng bón cây xung quanh khu vực. Tuy nhiên công tác thu gom chỉ thực hiện đƣợc khi khách vắng và vào ban đêm.

Hình 4.19. Sơ đồ Thu gom rác thải tại Chùa Thiên Trù

Rác thải của khu vực nhà chùa đƣợc nhà chùa thu gom, phân loại sơ bộ trƣớc khi xử lý. Tại động Hƣơng Tích có hệ thống ròng rọc chạy bằng điện để kéo rác thải từ dƣới động lên sƣờn núi. Quãng đƣờng chỉ dài gần 200 m nhƣng vào những ngày đông du khách hệ thống này hoạt động hết công suất vì lƣợng rác thải ra quá lớn. Hoa tƣơi đƣợc phơi khô, túi nilon, vàng mã, vỏ bánh kẹo xử lý bằng phƣơng pháp đốt thủ công bằng dầu hoặc củi; Vỏ hộp, chai nhựa đƣợc để riêng; Rác thải hữu cơ nhƣ lá cây rụng, vỏ trái cây... đổ xuống bãi chứa rác ở khe núi phía nam động để tự phân hủy. Một phần rác thải sinh hoạt của các tăng ni, phật tử và rác thải tại sân động và lối đi đƣợc thu gom, vận chuyển xuống bãi rác Mả Mê để xử lý.

* Cơ sở vật chất, đội ngũ lao động tham gia thu gom:

- Đội ngũ lao động:

Vào mùa lễ hội, công ty TNHH Yến Hƣơng có khoảng 85 công nhân, chia thành 4 tổ: Ở khu đền Trình 25 ngƣời; Khu chùa Thiên Trù 40 ngƣời; Khu động Hƣơng Tích 16 ngƣời và Dọc theo suối Yến 4 ngƣời thu gom rác về các bãi tập kết để xử lý. Nhƣ vậy số ngƣời lao động tham gia thu gom, xử lý rác tại chùa Hƣơng khá đông và phân bố trên tất cả các tuyến du lịch.

- Cơ sở vật chất nhìn chung phƣơng tiện thu gom rác còn khá thô sơ, bao gồm:

+1 xe công nông 3 khối; 1 xe công nông 2 khối; 9 xe đẩy tay có thể tích 0,8 khối; 02 bộ máy tời rác; 4 xuồng, vợt hớt rác; Trang thiết bị thu gom quần áo, ủng, găng tay, chổi…

+ Thùng đựng rác: Theo quan sát thực tế, thùng đựng rác thải đã đƣợc bố trí tại các khu Đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hƣơng tích và dọc tuyến đƣờng đi. Với số lƣợng thùng rác tƣơng đối nhiều, từ bến Đục vào động Hƣơng Tích có 250 thùng đựng rác to, nhỏ đã đáp ứng đƣợc nhu cầu xả rác nhƣng vẫn tồn tại một lƣợng rác xả bên ngoài thùng rác do ý thức của du khách chƣa cao.

* Tần suât thu gom rác:

Hoạt động thu gom đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, các công nhân ở trong mỗi tổ VSMT đƣợc chia nhau làm việc theo các ca làm việc trong ngày:

+ Ca 1: 4h sáng đến 11h. + Ca 2: 13h đến 18h.

Riêng tổ VSMT ở dọc trên suối Yến thì đƣợc chia làm 2 ca có nhiệm vụ vớt rác trên suối Yến và đem lên bờ để trở đến bãi rác. Những hôm có lƣợng khách đông, thì công tác thu gom, quét rác đƣợc thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối và những thời điểm vãn khách. Do công ty Yến Hƣơng ký

hợp đồng thu gom rác thải trong 3 tháng hội nên công nhân thu gom rác trong công ty cũng chỉ đƣợc thuê trong 3 tháng với mức lƣơng khoảng 3 - 4 triệu đồng/ngƣời/tháng không kể tiền ăn và tiền ở. Lực lƣợng thu gom tuy khá đông nhƣng chƣa chuyên nghiệp, chƣa thƣờng xuyên và hay biến động cũng là một yếu tố bất lợi cho công tác thu gom và xử lý.

* Tỷ lệ thu gom rác:

Theo quan sát tại khu vực lễ hỗi lƣợng rác thải đƣợc thu gom khá triệt để, trong ngày, không còn tình trạng tồn đọng lâu ngày các đống rác bên đƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 71)