Các nghiên cứu tại Việt Nam về tác động của các hoạt động du lịch đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 25)

đến môi trƣờng và khu vực nghiên cứu

1.4.1. Các nghiên cứu tại Việt Nam về tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường đến môi trường

Viện Nghiên cứu phát triển du lịch chủ trì, của nhóm tác giả đứng đầu là Phạm Trung Lƣơng nghiên cứu (2002), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc "Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam". Công trình đã tổng quan và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững; Nghiên cứu và xác định đƣợc những vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam; Đã tổng quan có hệ thống kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của các nƣớc trong khu

vực, về phát triển du lịch bền vững; Đề xuất nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế những bất cập để góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam theo những nguyên lý đã đƣợc xác định.

- Vƣơng Văn Quỳnh, Trần Quang Bảo (2002), nghiên cứu ảnh hƣởng của du lịch đến bảo vệ môi trƣờng ở Vƣờn quốc gia Tam Đảo, công trình nghiên cứu này các tác giả tập trung chủ yếu đến ảnh hƣởng của hoạt động động du lịch đến bảo vệ môi trƣờng.

- Đặng Thị Tƣơi (2004), Đại học Kinh tế quốc dân, luận văn thạc sỹ: “Phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trƣờng tại khu du lịch Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên”. Luận văn xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của phát triển du lịch tới môi trƣờng khu du lịch Hồ Núi Cốc. Để từ đó thấy rõ trách nhiệm của khách du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung trong việc bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời đƣa ra biện pháp nhằm cải thiện môi trƣờng khu du lịch hƣớng tới phát triển bền vững.

- Nguyễn Quốc Công và cộng sự (2010); Quản lý chất thải du lịch ở Việt Nam, tác giả tập trung nghiên cứu các nguồn phát sinh, đặc điểm cơ bản của chất thải du lịch, ô nhiễm môi trƣờng từ các hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch biển, quyền, nghĩa vụ tổ chức cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch.

- Lý Thị Ngọc Nga (2011), Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến môi trƣờng khu du lịch Sa Pa – tỉnh Lào Cai ” - Đánh giá hiện trạng du lịch khu du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến môi trƣờng khu du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, tuy nhiên giải pháp đƣa ra chƣa cụ thể.

- Vũ Văn Quyết (2011), Ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến môi trƣờng ở Vƣờn quốc gia Tam Đảo. Quá trình thu thập và xử lý số liệu tác giả

sử dụng phƣơng pháp kế thừa, điều tra xã hội học, điều tra thực địa và tổng hợp phân tích. Đề tài đánh giá đƣợc các ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến môi trƣờng và đã đƣa ra đƣợc tiềm năng cũng nhƣ các giải pháp phát triển DLST. Tuy nhiên, đề tài tập trung chủ yếu đến phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến môi trƣờng.

Nguyễn Thị Thu Hà (2017), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vƣờn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trƣờng. Đề tài đã xác định đƣợc các tác động của hoạt động du lịch đến VQG Tam Đảo trên 03 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Về môi trƣờng đã nêu những tác động tiêu cực nhất định: tăng lƣợng rác thải, gây xói mòn, sạt lở đất, làm nhiễu loạn sinh thái ảnh hƣởng đến đời sống và cƣ trú của nhiều loài động vật. Việc xử lý và thu gom rác thải trên các tuyến du lịch chƣa đƣợc quan tâm, một số du khách xả rác bừa bãi trên dọc tuyến đi, hái lá, bẻ cành, giẫm đạp lên thảm thực vật và đƣa ra giải pháp giảm thiểu. Tuy nhiên đề tài mới chỉ phản ánh đƣợc cái nhìn một cách tổng quát nhất, một số số liệu về mới mang tính chất định tính và kế thừa.

1.4.2. Các nghiên cứu tại chùa Hương

Khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn không chỉ thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch lên tới hàng triệu lƣợt ngƣời mỗi năm mà còn nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh tế và nhà quản lý. Nhiều bài viết, bài nghiên cứu, luận văn, luận án đã nghiên cứu khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Trong đó có thể đƣa ra một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ sau:

Võ Quế (2003). Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hƣơng – Hà Tây, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội.

Trần Thị Thùy Dung (2010) “Du lịch lễ hội chùa Hƣơng”, khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Đại học Văn hóa - Hà Nội. Đề tài đã nêu bật đƣợc những giá trị của thắng cảnh chùa Hƣơng, vị thế của nó trong sự phát triển của du lịch Hà Nội. Đồng thời, chỉ ra đƣợc những thực trạng của lễ hội chùa Hƣơng tại thời điểm nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả du lịch lễ hội chùa Hƣơng nhằm góp phần quảng bá hình ảnh chùa Hƣơng tới đông đảo du khách khắp nơi.

Bùi Thị Thanh Huyền (2011). “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội ”, luận văn Thạc sĩ du lịch, Trƣờng ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý du lịch làm cơ sở đƣa ra các giải pháp trong công tác quản lý điểm đến du lịch Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với Hƣơng Sơn và công tác tác quản lý điểm đến du lịch Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

Phạm Thị Hƣơng Mai (2011). “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở chùa Hƣơng”. Nội dung đề tài xoay quanh việc bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch ở khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở chùa Hƣơng.

Nguyễn Thị Thanh Tâm (2011). “Công tác quản lý lễ hội - du lịch chùa Hƣơng của Ban quản lỷ di tích thẳng cảnh Hƣơng Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội ”, khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Đại học Văn hóa - Hà Nội. Tác giả đã khái quát quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống hiện nay. Đồng thời, đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội du lịch chùa Hƣơng của Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội. Qua đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tại nơi này.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, (năm 2014), “Giải pháp bảo vệ môi trƣờng khu di tích và thắng cảnh chùa Hƣơng”. Báo cáo làm rõ thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội tại chùa Hƣơng. Đồng thời cũng đề xuất giải pháp nhằm góp phần bảo vệ môi trƣờng, hạn chế các hiện tƣợng tiêu cực còn tồn tại trong mùa lễ hội, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho du khách và cộng đồng địa phƣơng hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ lễ hội...

Vũ Thị Hoài Châu (2014), “Nghiên cứu du lịch lễ hội Chùa Hƣơng ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội ”, Luận văn thạc sỹ du lịch, Trƣờng ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác phẩm hệ thống hoá đƣợc những nền tảng lý luận về lễ hội, du lịch lễ hội, những yếu tố ảnh hƣởng đến du lịch lễ hội, những nguyên tắc để phát triển lễ hội, phân tích những bài học kinh nghiệm phát triển lễ hội của các lễ hội nổi tiếng trong và ngoài nƣớc. Tác phẩm đã phân tích điều kiện, tình trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hƣơng, nghiên cứu sản phẩm du lịch lễ hội, quảng bá tuyên truyền lễ hội chùa Hƣơng, mở rộng thị trƣờng du khách đến lễ hội chùa Hƣơng, phân tích cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, mức độ quan tâm và đánh giá của khách hàng về du lịch lễ hội cũng nhƣ những dịch vụ lễ hội chùa Hƣơng. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những tồn tại, những điểm hạn chế của lễ hội chùa Hƣơng từ công tác quản lý, điều hành lễ hội đến công tác bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể để từ đó vận dụng và xây dựng những phƣơng án, hƣớng đi phù hợp xứng với tiềm năng du lịch của lễ hội chùa Hƣơng.

Các nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều nội dung khác nhau về khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn, Hà Nội và sự phát triển của du lịch lễ hội chùa Hƣơng. Tuy nhiên chƣa có một nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về ảnh hƣởng của các hoạt động du lịch đến môi trƣờng tại khu vực này. Từ đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến môi trƣờng khu du lịch Chùa Hƣơng, đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động từ nƣớc thải, rác thải đến môi trƣờng chùa Hƣơng.

CHƢƠNG II

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đề tài góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn về ảnh hƣởng của các hoạt động du lịch đến môi trƣờng chùa Hƣơng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng tại khu du lịch Chùa Hƣơng hƣớng tới phát triển bền vững.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định đƣợc hiện trạng của hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng.

- Đánh giá đƣợc đặc điểm rác thải từ các hoạt động du lịch tại chùa Hƣơng. - Đánh giá đƣợc chất lƣợng nƣớc mặt tại chùa Hƣơng.

- Đề xuất đƣợc các giải pháp giảm thiểu tác động từ nƣớc thải, rác thải đến môi trƣờng chùa Hƣơng.

2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng du lịch và ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến môi trƣờng khu vực chùa Hƣơng, xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến môi trƣờng khu vực chùa Hƣơng, xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu vào tác động của hoạt động du lịch đến môi trƣờng thông qua lƣợng rác thải và chất lƣợng nƣớc mặt tại Suối Yến. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng chùa Hƣơng.

- Phạm vi về không gian

Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu tại khu vực chùa Hƣơng, xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu tuyến du lịch chính tại chùa Hƣơng (tuyến Hƣơng Tích: Đền Trình, chùa Thiên Trù, Động Tiên Sơn, chùa Giải Oan, Đền Trấn Song, động Hƣơng Tích, chùa Hinh Bồng).

- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 11/2017 đến 30/4/2018; Thu thập

một số tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại chùa Hƣơng từ năm 2009 trở lại đây.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Xác định hiện trạng của hoạt động du lịch tại chùa Hương

- Công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại chùa Hƣơng: - Xác định các tuyến du lịch chính tại chùa Hƣơng; - Xác định hiện trạng du khách đến với Chùa Hƣơng;

- Đánh giá sức chứa (sức tải) của các tuyến du lịch sinh thái đang đƣợc khai thác tại khu du lịch chùa Hƣơng.

- Xác định các dịch vụ tại chùa Hƣơng.

2.3.2. Đánh giá đặc điểm rác thải từ các hoạt động du lịch tại chùa Hương

- Nguồn phát sinh chất thải;

- Phân loại, thành phần, tính chất rác thải; - Số lƣợng rác thải phát sinh;

- Công tác thu gom, vận chuyển rác thải; - Công tác xử lý rác thải;

- Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.

2.3.3. Nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường nước

- Hiện trạng nƣớc mặt tại khu vực chùa Hƣơng; - Nguồn phát sinh nƣớc thải;

- Thành phần, tính chất và ƣớc tính lƣợng nƣớc thải; - Biện pháp xử lý nƣớc thải;

2.3.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động từ nước thải, rác thải đến môi trường chùa Hương

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Xác định đặc điểm của hoạt động du lịch tại chùa Hương

* Các tiêu chí cần điều tra:

- Bộ máy quản lý tại chùa Hƣơng (Chức năng nhiệm vụ, công tác quản lý, tổ chức lễ hội, đội ngũ cán bộ…).

- Tài nguyên du lịch tại khu du lịch chùa Hƣơng, các di tích lịch sử văn hóa. - Các tuyến du lịch chính trong khu du lịch đƣợc du khách đến thƣờng xuyên.

- Số lƣợng, nhu cầu du khách đến với chùa Hƣơng, số lƣợng khách nƣớc ngoài, trong nƣớc, thời điểm đến, số lƣợng khách lƣu trú qua đêm, đồ dùng khách thƣờng mang đi, ngày đông khách nhất, ngày vắng khách nhất…

- Xác định các cơ sở lƣu trú tại chùa Hƣơng. - Xác định các dịch vụ tại chùa Hƣơng.

- Xác định đƣợc sức chứa tự nhiên, sức chứa thực tế/ngày từ đó tính đƣợc sức chứa tự nhiên, sức chứa thực tế/năm.

* Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập số liệu thứ cấp: Kế thừa các tài liệu của Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn, UBND xã Hƣơng Sơn để có số liệu về tài nguyên du lịch tại khu du lịch chùa Hƣơng, các di tích lịch sử văn hóa, các tuyến du lịch chính trong khu du lịch đƣợc du khách đến thƣờng xuyên; các cơ sở lƣu trú và các cơ sở cung cấp các dịch vụ trong chùa (dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, bán đồ lƣu niệm, hƣơng, hoa…);

- Xác định cơ cấu quản lý, tổ chức của khu du lịch thông qua phỏng vấn trực tiếp 03 cán bộ Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn, thời

gian phỏng vấn trong giờ hành chính (tháng 3 năm 2018), địa điểm phỏng vấn tại Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn, nội dung điều tra phỏng vấn chính là cơ cấu tổ chức của Ban quản lý, số lƣợng cán bộ, các tuyến du lịch chính khách thƣờng xuyên tới, ngày đông khách nhất, lƣợng khách trung bình, tồn tại bất cập…..;

- Phƣơng pháp đánh giá sức chứa (sức tải) của khu du lịch Chùa Hƣơng. Đề tài sử dụng công thức của A.M. Cifuentes và H.Cebaloos-lascurain để tính sức tải của các tuyến du lịch sinh thái tại khu du lịch chùa Hƣơng.

Sức chứa tối đa hay hả n ng chịu tải v t l (PCC - Physical physical carrying capacity) đƣợc tính bằng công thức nhƣ sau:

PCC = A. D. Rf

Trong đó:

+ PCC là Số khách tối đa các tuyến du lịch có thể chứa hay là Khả năng

chịu tải vật lý của các tuyến du lịch tại khu du lịch chùa Hƣơng (Đơn vị: lƣợt khách).

+ A là diện tích khu vực hoặc chiều dài tuyến tham quan (Đơn vị: m2, m). Trong đề tài, du khách đi tham quan dọc theo các tuyến đƣờng xây bậc có chiều dài và chiều rộng rất khác nhau nên A là diện tích khu vực tham quan, đơn vị tính là m2

.

Cách thu thập số liệu: Số liệu về diện tích khu vực tham quan đƣợc kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 25)