Nghiên cứu đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 89)

4.3.1. Hiện trạng nước mặt suối Yến

Suối Yến dài khoảng 4.4km. Suối Yến có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch tại chùa Hƣơng, duy trì sinh cảnh, hệ sinh thái cảnh quan, là con đƣờng duy nhất dẫn du khách đến với động Hƣơng Tích, đồng thời đây cũng là nguồn nƣớc quan trọng cung cấp cho đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng.

Những năm trƣớc đây nếu du khách đến thăm chùa Hƣơng và du thuyền trên suối Yến có thể thấy nhiều loại rác thải nổi trên mặt suối. Đó có thể là: túi nilon, vỏ chai nƣớc, vỏ trái cây, vỏ hạt hƣớng dƣơng, lá cây… Những loại rác thải này không chỉ gây mất mĩ quan, cảnh quan khu du lịch, mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc do rác thải chìm xuống đáy suối làm cho suối Yến có những thời điểm cuối mùa hội chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng du lịch và gián tiếp ảnh hƣởng đến các nguồn lợi thủy sản trong suối. Trong những năm gần đây do làm tốt công tác vớt thu gom rác ở dòng suối và công tác quản lý, tổ chức lễ hội tốt, ý thức du khách tăng lên, do đó lƣợng rác thải trôi nổi trên mặt suối giảm đi rất nhiều, giúp cho dòng suối lại đƣợc trong xanh trở lại.

* Diễn biễn chất lượng nước suối Yến:

Kế thừa kết quả quan trắc nƣớc mặt suối Yến tại 03 vị trí Bến Yến, Núi Đổi Chèo và bến Thiên Trù năm 2014 của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch và kết quả phân tích nƣớc mặt tại 03 vị trí nêu trên năm 2018 (có kết quả phân tích cụ thể của từng vị trí theo từng năm tại phần phụ lục), tác giả có thể đƣa ra nhận xét nhƣ sau:

- Các chỉ tiêu pH, COD, TSS, Ecoli tại tất cả các mẫu quan trắc đều nằm trong ngƣỡng cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt, cột B.

- Chỉ tiêu oxy hòa tan (DO): Theo kết quả phân tích tại các mẫu có thể cho thấy chỉ tiêu DO đa số đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Các kết quả nồng độ DO tại các mẫu quan trắc tại tháng 10/2014 đều cao hơn nồng đồ DO tại các mẫu quan trắc năm 2018; Hàm lƣợng DO tại điểm quan trắc các năm tại Núi Đổi chèo đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Hai mẫu quan trắc tại Bến Yến và Bến Thiên Trù có mức biến động về hàm lƣợng lƣợng lớn theo thời gian, cụ thể là các mẫu quan trắc tháng 10/2014 và tháng 1/2018 (thời gian không phải là mùa hội) đều có chỉ số DO cao hơn so với mẫu quan trắc tháng 4/2018 (thời gian gần cuối hội); Hai mẫu quan trắc tháng 4/2018 tại Bến Yến Nồng độ DO là 2,76mg/L và Bến Thiên Trù nồng độ DO là 3,4mg/L không đạt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể đƣợc mô tả tại biểu đồ sau:

Hình 4.25. Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO

- Chỉ tiêu BOD5: Theo kết quả phân tích tại các mẫu phân tích có thể cho thấy chỉ tiêu BOD5 đều đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ có mẫu quan trắc tháng 4/2018 tại Bến Yến có nồng độ BOD5 là 15,5mg/l vƣợt tiêu chuẩn cho phép 1,03 lần. Cụ thể đƣợc mô tả tại biểu đồ sau:

Hình 4.26. Biểu đồ biểu diện BOD5

- Chỉ tiêu NH4 +

-N: Theo kết quả phân tích tại các mẫu phân tích có thể cho thấy chỉ tiêu NH4+-N khá cao, vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,34 đến 5,2 lần so với QCVN 08:2015/BTNMT; Có 02 mẫu quan trắc tại Núi Đổi Chèo tháng 1 và tháng 4/2018 có nồng độ NH4+-N lần lƣợt là 0,196mg/l và 0,283mg/l đạt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể đƣợc mô tả tại biểu đồ sau:

Hình 4.27. Biểu đồ biểu diễn NH4+--N

- Chỉ tiêu PO43--P: Theo kết quả phân tích tại các mẫu phân tích có thể cho thấy chỉ tiêu PO43--P hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép so với QCVN 08:2015/BTNMT; Có 02 mẫu quan trắc tháng 4/2018 tại Bến Yến và Bến Thiên Trù có nồng độ PO43--P lần lƣợt là 0,693mg/l và 0,725mg/l vƣợt tiêu chuẩn cho phép 2,31 và 2,42 lần. Cụ thể đƣợc mô tả tại biểu đồ sau:

Hình 4.28. Biểu đồ biểu diễn PO4 3-

-P

Chỉ tiêu colifom: Theo kết quả phân tích tại các mẫu phân tích có thể cho thấy chỉ tiêu colifom hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép so với QCVN 08:2015/BTNMT; Tuy nhiên có 02 mẫu quan trắc tháng 4/2018 tại Bến Yến

và Bến Thiên Trù có nồng độ colifom lần lƣợt là 11.000 CFU/100ml và 80.000 CFU/100ml vƣợt tiêu chuẩn cho phép 1,47 và 10,67 lần. Cụ thể đƣợc mô tả tại biểu đồ sau:

Hình 4.29. Biểu đồ biểu diễn Colifom

* Nhận xét chung:

Suối Yến là con đƣờng duy nhất để di chuyển vào khu vực chùa Thiên Trù và động Hƣơng Tích, đồng thời cũng là nguồn tiếp nhận nƣớc thải từ toàn bộ khu vực lễ hội nên việc chất lƣợng nƣớc Suối bị suy giảm do các hoạt động du lịch là điều khó tránh khỏi.

Dựa vào các kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt tại suối Yến, tác giả có thể đánh giá sơ bộ về mức độ ô nhiễm nƣớc tại suối Yến nhƣ sau:

+ Kết quả phân tích năm 2018 cho thấy nƣớc suối Yến có chất lƣợng giảm dần vào mùa hội, ô nhiễm nhất vào thời điểm giữa và cuối mùa hội, chủ yếu ở các chỉ tiêu nhƣ lƣợng oxy hòa tan thấp, BOD, NH4+

-N, PO43- -P, colifom ở một số điểm quan trắc vƣợt tiêu chuẩn cho phép, tại cùng một thời gian quan trắc nhƣng các mẫu lấy tại khu vực Núi đổi chèo (khu vực giữa suối Yến) có nồng độ chất ô nhiệm thấp hơn so với khu vực đầu bến và cuối bến. Điều này có thể lý giải nhƣ sau: hai khu vực đầu và cuối bến là nơi du khách dừng chân, cũng là nơi tiếp nhận trực tiếp của nƣớc thải sinh hoạt của du khách do đó thƣờng ô nhiễm hơn.

+ Nồng độ các chỉ tiêu phân tích trong nƣớc mặt suối Yến thời điểm phân tích năm 2014 và năm 2018 không có sự biến thiên rõ ràng có chỉ tiêu tăng lên, có chỉ tiêu giảm đi, có thể cho thấy chất lƣợng không có sự suy giảm nhiều sau 4 năm. Điều này có thể là do lễ hội chỉ tập trung trong khoảng thời gian 3 tháng đầu năm, thời gian còn lại khách đến với chùa Hƣơng giảm mạnh, hầu nhƣ không đáng kể, do đó nƣớc Suối Yến có thời gian pha loãng, tự làm sạch, cũng trong thời gian này Ban quản lý khu di tích và Thắng cảnh chùa Hƣơng có những biện pháp để bảo vệ môi trƣờng nƣớc suối Yến. Ngoài ra vào mùa mƣa suối Yến là nơi tiếp nhận nguồn nƣớc mƣa chảy từ các khe suối. Nhờ đó nƣớc Suối Yến qua nhiều năm vẫn giữ đƣợc chất lƣợng khá tốt.

* Những tồn tại:

- Số lƣợng mẫu phân tích còn hạn chế nên sự đánh giá mới mang mức độ khái quát nhất, chƣa xác định đƣợc xu hƣớng diễn biến các chỉ tiêu phân tích trong toàn bộ Suối.

- Số liệu thu thập đƣợc qua các năm chƣa thực sự đầy đủ nên không đánh giá đƣợc đầy đủ diễn biến ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt của suối Yến theo thời gian.

4.3.2. Nguồn gây ô nhiễm nước mặt suối Yến

Nƣớc mặt suối Yến đang bị ô nhiễm do phải tiếp nhận nƣớc thải sinh hoạt của du khách thập phƣơng; Nƣớc thải từ các nhà hàng kinh doanh, dịch vụ; Rác thải; Nƣớc rỉ rác; Nƣớc mƣa chảy tràn và một lƣợng dầu máy của các xuồng đò...

- Nƣớc thải sinh hoạt: Một vấn đề lớn về môi trƣờng chùa Hƣơng phải đối mặt đó là nƣớc thải vào mùa hội là thời điểm thu hút du khách thập phƣơng đông nhất. Khi lƣợng du khách đổ về Chùa Hƣơng càng đông thì lƣợng nƣớc thải tạo ra càng lớn. Điều đáng lo ngại trong những năm qua đó chính là việc nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lý hoặc đƣợc xử lý chƣa đảm bảo đều thải trực tiếp vào nguồn nƣớc, đây là nguồn chính gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt tại suối Yến.

- Nƣớc mƣa chảy tràn: Do đặc điểm về địa hình tại chùa Hƣơng là đồi núi xen lẫn đồng bằng nên khi mƣa xuống sẽ kéo theo lƣợng chất ô nhiễm, đất đá trên bề mặt chảy xuống nguồn tiếp nhận là suối Yến. Hàm lƣợng chất ô nhiễm sẽ cao vào những ngày có mƣa lớn đầu mùa (mƣa rửa chùa). Nƣớc mƣa chảy tràn chảy qua các bãi rác có thể gây úng ngập cục bộ tại bãi rác hoặc sẽ kéo theo các chất ô nhiễm chảy xuống suối gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

- Rác thải: Do khách thiếu ý thức đã thải trực tiếp xuống nguồn nƣớc hoặc đất nhƣng đƣợc gió thổi xuống các mặt nƣớc gây hiện tƣợng ô nhiễm tích tụ, dẫn đến ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, ảnh hƣởng tiêu cực đến đến động, thực vật thủy sinh khu vực và tiềm năng du lịch của Khu du lịch Chùa Hƣơng. Điều đáng mừng là hiện nay lƣợng rác thải tại suối Yến hầu nhƣ không có do ý thức của du khách và chủ đò đƣợc nâng cao, công tác vớt rác đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, do đó đã giảm thiểu ảnh hƣởng của rác thải đến nƣớc mặt.

- Nƣớc rỉ rác: Hàng năm lƣợng rác thải sinh hoạt trong mùa hội rất lớn. Ngoài phần rác thải đƣợc xử lý đốt thì đa phần đều đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp. Tuy nhiên do quá trình xử lý rác thải chƣa đáp ứng yêu cầu, nƣớc rỉ rác chƣa đƣợc xử lý triệt để chảy ra suối Yến và các khe núi gây ô nhiễm nƣớc. Đặc trƣng của loại nƣớc này là gây ô nhiễm về màu, mùi và vi sinh vật gây bệnh.

- Dầu máy: Lƣợng dầu máy phát sinh trong quá trình chở khách bằng xuồng máy cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc. Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, Ban tổ chức lễ hội đã hạn chế rất nhiều hoạt động của xuồng máy mà chủ yếu là chở bằng đò, thuyền chèo tay đã giảm thiểu đƣợc lƣợng dầu phát sinh.

4.3.3. Thành phần, tính chất, ước tính lượng nước thải phát sinh a. Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt:

- Nƣớc thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con ngƣời từ các nhà vệ sinh: Nƣớc thải khu vực này có màu, mùi và chứa các thành phần chủ yếu nhƣ các chất hữu cơ: phân, nƣớc tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các thành phần ô nhiễm nhƣ BOD5, COD, Ni tơ, phốt pho chiếm tỷ lệ lớn khi thải ra môi trƣờng dễ gây nên hiện tƣợng phú dƣỡng ảnh hƣởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nƣớc, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí...

- Nƣớc thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: thức ăn thừa từ nhà bếp, các chất rửa trôi từ vệ sinh sàn nhà, hang động:

+ Nƣớc thải khu vực này thƣờng thải qua quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,... cho việc nấu nƣớng nên thƣờng chứa nhiều dầu mỡ, lƣợng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa.

+ Nƣớc thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt: Nƣớc thải từ khu vực tắm giặt này hầu nhƣ chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa nhƣ xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nƣớc thải này cần có phƣơng pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nƣớc thải trên. Hầu nhƣ tất cả nƣớc thải phát sinh đều đổ trực tiếp xuống nền đất đá phía sau các nhà hàng, không qua hệ thống cống thoát, nƣớc thải khu vực phía dƣới gần suối đều đƣợc đổ gián tiếp hoặc trực tiếp ra suối Yến hoặc để ngấm xuống đất.

b. Ước tính lượng nước thải phát sinh:

Hiện nay toàn bộ nƣớc sinh hoạt khu vực Thiên Trù và Hƣơng Tích đƣợc cung cấp bởi Trạm cấp nƣớc sạch Thiên Trù - Hƣơng Tích với công suất 750m3/ngày đêm, nguồn nƣớc cấp là nƣớc mặt thu đƣợc từ hang nƣớc cách khu Thiên Trù 1.2km. Nƣớc sau khi đƣợc xử lý đƣợc chứa vào bể chứa có thể tích 400m3, hệ thống đƣờng ống truyền tải, phân phối dọc đƣờng mòn từ Bến Trò lên Động Hƣơng Tích nhằm khắc phục tình trạng thiếu nƣớc sạch sinh hoạt trong khu du lịch của Hƣơng. Qua phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thụ là ngƣời trực tiếp thi công và quản lý việc cấp nƣớc sạch tại khu vực lế hội, cho

biết: Vào những thời điểm đông khách thì chỉ 2-3 ngày bơm một lần, tƣơng đƣơng với lƣợng nƣớc tiêu thụ khoảng 140-200m3/ngày đêm; còn những ngày thông thƣờng 5-6 ngày bơm một lần, tƣơng đƣơng với lƣợng nƣớc tiêu thụ khoảng 70-90m3/ngày. Nhƣ vậy ƣớc tính trung bình lƣợng nƣớc sinh hoạt phát sinh tại khu vực trong mùa lễ hội khoảng 130m3 /ngày. Đây là lƣợng nƣớc thải lớn.

4.3.4. Biện pháp xử lý nước thải đang được áp dụng tại Hương Sơn a. Xử l nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh:

- Năm 2017, Ban tổ chức chỉ đạo công ty TNHH dịch vụ du lịch Chùa Hƣơng quản lý phục vụ miễn phí 12 điểm vệ sinh công cộng. Nƣớc thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh có nồng độ chất ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh. Cũng giống nhƣ nhiều địa phƣơng khác nƣớc thải từ các nhà vệ sinh ở chùa Hƣơng đƣợc xử lý bằng biện pháp sinh học thông qua hệ thống các bể tự hoại dựa trên nguyên tắc phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện hiếm khí.

Bể tự hoại là công trình xử lý nƣớc thải bậc một (xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện ba chức năng: lắng nƣớc thải, lên men cặn lắng và lọc nƣớc thải sau lắng.

Hình 4.30. Bể tự hoại 3 ngăn

Cặn chất thải Vách ngăn

Nƣớc thải sau xử lý

Ngăn điều hòa, lắng, phân hủy sinh học Ngăn lắng phân huỷ sinh học Ngăn lắng, chảy tràn

Tấm đan bê tông Nƣớc thải

Nƣớc thải sau khi đƣợc lắng và xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn, do đó nƣớc thải sẽ đƣợc giảm bớt đƣợc cặn, vi sinh vật và chất hữu cơ nhờ hai quá trình lắng cặn và lên men cặn. Nƣớc sau khi ra khỏi bể tự hoại sẽ theo ống dẫn thải ra môi trƣờng một phần ngấm xuống đất một phần chảy xuống suối Yến. Hệ thống các nhà vệ sinh đều có công nhân dọn dẹp vệ sinh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong những ngày khách quá đông (trên 6 vạn ngƣời tập trung chủ yếu ở Thiên Trù và Hƣơng Tích) thì nhà vệ sinh cũng bị quá tải, công tác dọn dẹp không đáp ứng đƣợc nhu cầu, nhà vệ sinh bốc mùi rất khó chịu.

b. Kiểm soát ô nhiễm nước mặt suối Yến:

Suối Yến có vai trò rất quan trọng đối với lễ hội chùa Hƣơng, chính vì vậy công tác bảo vệ môi trƣờng nƣớc suối Yến đƣợc Huyện Mỹ Đức rất quan tâm nhƣ: đầu tƣ xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải sinh hoạt của nhân dân thôn Yến Vỹ, xã Hƣơng Sơn nhằm không cho nguồn nƣớc thải này chảy vào Suối; thƣờng xuyên duy tu, nạo vét lòng suối Yến; Bơm nƣớc tù đọng suối Yến đến mƣơng tiêu sử dụng cho mục đích nông nghiệp; bơm nƣớc từ sông Đáy vào suối Yến vào mùa cạn; Thƣờng xuyên duy trì lực lƣợng thu gom vớt rác trên dòng suối vào mùa hội, trang bị rất nhiều sọt đựng rác và trồng cây xanh dọc hai bên bờ suối Yến, … Vào cuối mùa hội nƣớc suối có dấu hiệu bị ô nhiễm nhƣ nƣớc suối đục và có mùi hôi, Ban quản lý khu di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn sử dụng vôi củ để xử lý trên dòng suối Yến, riêng năm 2017 thả 35 tấn vôi cục xuống khu vực bến Yến và Thiên Trù. Với biện pháp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch chùa hương, xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 89)