Đánh giá mối liên quan giữa các mức độ gan nhiễm mỡ với các thành tố có hội chứng chuyển hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ (Trang 85 - 89)

- Máy siêu âm nhãn hiệu SIEMENS: ACUSON ANTAVES, của Cộng

4.4.3.2. Đánh giá mối liên quan giữa các mức độ gan nhiễm mỡ với các thành tố có hội chứng chuyển hóa

thành tố có hội chứng chuyển hóa

*Vòng bụng với mức độ GNM

Kết quả nghiên cứu, theo tiêu chí IDF (bảng 3.21) và tiêu chí AHA (bảng 3.22), tỉ lệ vòng b ng ở GNM độ III chiếm cao nhất 100%, ở GNM độ I chiếm tỉ lệ thấp nhất l n lượt là 65,2% , 40,6%. Giá trị trung bình vòng b ng tăng cao nhất ở GNM độ III là 93,67 ± 1,53 và thấp nhất ở GNM độ I là 89,91 ± 6,52 (bảng 3.28). Như vậy, tỉ lệ vòng b ng và giá trị trung bình vòng b ng s tăng tuyến tính với mức độ GNM.

Như ta đã biết cơ chế bệnh sinh của GNM là do sự tích t bất thường chất lipid trong tế bào gan vượt quá 5% trọng lượng gan và trong tế bào gan chứa nhiều không bào mỡ, mà nguyên nhân của sự tích t bất thường này là do béo phì [31]. GNM hiện diện ở 80-90% bệnh nhân m c bệnh béo phì và liên quan đến mức độ béo phì[2], [35].

*Triglyceride và HDL-C huyết tƣơng với mức độ GNM

Kết quả nghiên cứu, theo tiêu chí IDF (bảng 3.21) và tiêu chí AHA (bảng 3.22) tỉ lệ TG ≥ 1,7 mmol/l ở GNM độ III chiếm tỉ lệ cao nhất 100%, ở GNM độ I chiếm tỉ lệ thấp nhất l n lượt là 52,2%; 47,8% và tỉ lệ HDL-C ở GNM độ II chiếm tỉ lệ cao nhất là 63,2%, ở GNM độ III chiếm tỉ lệ thấp nhất. Giá trị trung bình TG ở GNM độ II tăng cao nhất là 3,52 ± 1,91, ở GNM độ I thấp nhất là 2,13 ± 1,24 và giá trị trung bình HDL-C thấp nhất ở GNM độ II là 0,63 ± 0,59, cao nhất ở GNM độ III là 1,00 ± 0,00 (bảng 3.28).

Ta nhận thấy rằng, tỉ lệ TG tăng cao tuyến tính với mức độ GNM. Giá trị trung bình TG cũng tăng cao tuyến tính từ GNM độ I đến độ II nhưng lại giảm xuống ở GNM độ III.

Theo Hoàng Trọng Thảng [ 32], tỉ lệ rối loạn lipid máu và giá trị trung bình của lipid máu ở nhóm GNM độ III cao hơn độ II, độ I. Nguyễn Anh Tuyến [44] giá trị trung bình TG tăng cao một cách đáng kể từ GNM độ I lên độ II nhưng lại giảm ở GNM độ III. Theo Bùi Thị Thu Hoa [12] nghiên cứu 106 bilan lipid ở bệnh nhân GNM thì giá trị trung bình TG và HDL-C tăng tuyến tính theo mức độ GNM, tăng cao nhất ở GNM độ III, thấp nhất ở GNM độ I. Theo Lê Viết Tín [41] nghiên cứu HCCH trên 50 bệnh nhân GNM thấy giá trị trung bình của TG tăng cao tuyến tính với mức độ GNM, tăng cao nhất ở GNM độ III là 10,79, thấp nhất ở GNM độ I là 3,24 ± 1,61 và giá trị trung bình HDL-C tăng cao nhất ở GNM độ I và thấp nhất ở GNM độ II.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuyến là nồng độ trung bình TG ở GNM độ III giảm hơn ở GNM độ II và HDL-C tăng lên ở GNM độ III, nhưng khác với nghiên cứu Hoàng Trọng Thảng phải chăng do đối tượng nghiên cứu khác nhau, đối tượng của chúng tôi là bệnh nhân GNM nói chung, của Hoàng Trọng Thảng là bệnh nhân GNMKDR. Như ta đã biết gan nhiễm mỡ nguyên nhân do rượu thường thấp hơn không do rượu vì béo phì chiếm 40-100% người GNM [36], và theo nghiên cứu của Fan Jian-Gao và cộng sự khi mức độ uống rượu càng nặng thì hội chứng chuyển hóa càng giảm tức là TG giảm và HDL-C tăng [57] cho nên nồng độ trung bình TG ở GNM độ III. Còn khác với Bùi Thị Thu Hoa phải chăng do m c tiêu nghiên cứu khác nhau, chúng tôi nghiên cứu rối loạn TG, HDL-C có HCCH trên bệnh nhân GNM, Bùi Thị Thu Hoa nghiên cứu rối loạn lipid trên bệnh nhân GNM. Và khác với nghiên cứu Lê Viết Tín phải chăng do tiêu chuẩn chọn bệnh khác nhau, chúng tôi loại

trừ ra khỏi nghiên cứu bệnh nhân có tiền s hoặc đang điều trị cao huyết áp còn Lê Viết Tín không loại trừ.

*Tăng huyết áp với mức độ gan nhiễm mỡ

Kết quả nghiên cứu, theo tiêu chí IDF (bảng 3.21) và tiêu chí AHA (bảng 3.22) tỉ lệ tăng huyết áp ≥ 130/85 mmHg tăng tuyến tính theo mức độ gan nhiễm mỡ, cao nhất ở GNM độ III là 100% và thấp nhất ở GNM độ I l n lượt là 37,7%; 34,8%. Giá trị trung bình HATT và HATTr cũng tăng tuyến tính theo mức độ GNM, cao nhất ở GNM độ III l n lượt HATT là 166,33 ± 8,74 và HATTr là 90,00 ± 10,00, thấp nhất ở GNM độ I l n lượt HATT là 129,96 ± 15,84 và HATTr là 77,39 ± 8,51 (bảng 3.28).

Nghiên cứu Bùi Thị Thu Hoa [12], tỉ lệ tăng huyết áp ≥ 130/85 mmHg tăng tuyến tính theo mức độ GNM, cao nhất ở GNM độ III là 66,7% và thấp nhất ở GNM độ I là 46,5%; giá tri trung bình HATT và HATTr tăng tuyến tính theo mức độ GNM, cao nhất ở GNM độ III l n lượt HATT là 135,56 ± 17,56 và HATTr là 81,11 ± 6,76, thấp nhất ở GNM độ I l n lượt với HATT là 122,56 ± 15,75 và HATTr là 76,51 ± 8,70

Như vậy, kết quả nghiên cứu tỉ lệ và giá trị trung bình tăng huyết áp ≥ 130/85 mmHg của chúng tôi tương đương với Bùi Thị Thu Hoa là đều tăng tuyến tính với mức độ GNM.

*Nồng độ glucose máu đói với mức độ gan nhiễm mỡ

Kết quả nghiên cứu, theo tiêu chí IDF (bảng 3.21) và theo tiêu chí AHA (bảng 3.22): Tỉ lệ G0 ≥ 5,6 mmol/l ở GNM độ III chiếm tỉ lệ cao nhất 100%, ở GNM độ I chiếm tỉ lệ thấp nhất l n lượt là 37,7% và 39,1%. Giá trị trung bình G0 cao nhất ở GNM độ III là 14,0 ± 13,0? và thấp nhất ở GNM độ I là 6,91 ± 3,78 (bảng 3.28). Như vậy, tỉ lệ và giá trị trung bình G0 tăng tuyến tính theo mức độ GNM.

bình G0 tăng tuyến tính theo mức độ GNM. *HbA1c huyết tƣơng với mức độ GNM

Kết quả nghiên cứu: (Bảng 3.23) theo phân độ ADA khi nồng độ HbA1c ≥ 6,5% thì tỉ lệ GNM tăng tuyến tính theo mức độ GNM, khi nồng độ HbA1c < 6,5% thì tỉ lệ GNM s giảm tuyến tính theo mức độ GNM, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( p > 0.05). Nhưng khi nồng độ HbA1c càng tăng thì tỉ lệ GNM ở các mức độ GNM tăng tuyến tính theo nồng độ HbA1c, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05). Giá trị trung bình HbA1c tăng tuyến tính theo mức độ GNM, cao nhất ở GNM độ III là 8,00 ± 3,46, thấp nhất ở GNM độ I là 6,93 ± 2,48 (Bảng 3.28).

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn, Bùi Thị Vân Anh [28], nghiên cứu tình hình GNM qua siêu âm ở 105 bệnh nhân ĐTĐ typ 2, thấy giá trị trung bình HBA1c có xu hướng tăng d n tương ứng với mức độ GNM (sự tương quan r , r = 0,1517), nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05); hay nghiên cứu của Toledo và cộng sự, nồng độ HbA1c ở GNM nhẹ và GNM nặng khác nhau, nhưng không có ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu hội chứng chuyển hóa theo hai tiêu chuẩn chẩn đoán của IDF năm 2005 và AHA năm 2006 trên 110 bệnh nhân gan nhiễm mỡ, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)