Đặc điểm các thành tố có hội chứng chuyển hóa và không có hội chứng chuyển hóa theo tiêu chí IDF và AHA trên đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ (Trang 80 - 85)

- Máy siêu âm nhãn hiệu SIEMENS: ACUSON ANTAVES, của Cộng

4.4.3.1. Đặc điểm các thành tố có hội chứng chuyển hóa và không có hội chứng chuyển hóa theo tiêu chí IDF và AHA trên đối tƣợng nghiên cứu

chứng chuyển hóa theo tiêu chí IDF và AHA trên đối tƣợng nghiên cứu gan nhiễm mỡ

* Vòng bụng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi:

Theo tiêu chí IDF tỉ lệ VB ( nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80 cm) có HCCH chiếm 100% và không có HCCH chiếm 37,5%, sự khác biệt nay có ý nghĩa thống kê (2

= 59,58, p < 0,01) (bảng 3.16). Và giá tri trung bình VB ở nhóm có HCCH là 93,62 ± 5,74, ở nhóm không có HCCH là 85,06 ± 5,48, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01) (bảng 3.26).

Theo tiêu chí AHA tỉ lệ VB (nam ≥ 102 cm, nữ ≥ 88 cm) có HCCH chiếm 64,4% và không có HCCH chiếm 18,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2

= 18,67, p < 0,01) (bảng 3.17). Giá trị trung bình VB ở nhóm có HCCH là 92,0 ± 6,50, ở nhóm không có HCCH là 87,0 ± 5,9), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (bảng 3.27).

Như vậy ta thấy tỉ lệ vòng b ng có HCCH và giá trị trung bình vòng b ng ở nhóm có HCCH theo tiêu chí IDF cao hơn theo tiêu chí AHA bởi vì tiêu chuẩn vòng b ng là tiêu chuẩn b t buộc của tiêu chí IDF và số bệnh nhân có VB có HCCH theo tiêu chí IDF là 78/78 bệnh nhân, theo tiêu chí AHA là 47/73 bệnh nhân trong đó chỉ có 1 bệnh nhân nam có chỉ số VB ≥ 102 cm. Theo Viên Văn Đoan và cộng sự [10] tỉ lệ vòng b ng có HCCH theo tiêu chí IDF là 100%, theo tiêu chí ATP III 78,8%.

*Triglyceride huyết tƣơng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

Theo tiêu chí IDF tỉ lệ TG ≥ 1,7 mmol/l ở nhóm có HCCH chiếm 87,2% và nhóm không có HCCH chiếm 65,6%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2

có HCCH là 2,78 ± 1,59 và nhóm không có HCCH là 2,22 ± 1,68, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 3.26).

Theo tiêu chí AHA tỉ lệ TG ≥ 1,7 mmol/l ở nhóm có HCCH chiếm 89,0% và nhóm không có HCCH chiếm 64,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2 = 7,95, p <0,05) (bảng 3.17). Giá trị trung bình của nhóm có HCCH là 2,81 ± 1,57 và nhóm không có HCCH là 2,24 ± 1,71, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 3.27).

Như vậy tỉ lệ TG ≥ 1,7 mmol/l và giá trị trung bình của TG ở nhóm có HCCH theo cả hai tiêu chí IDF và AHA đều cao tương đương nhau bởi vì cả 2 tiêu chí đều chọn ngưỡng TG bằng nhau và số bệnh nhân có tăng TG ≥ 1,7 mmol/l là g n tương đương nhau 68/78 và 65/73 bệnh nhân.

Thực vậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu HCCH trên các đối tượng GNM cho thấy rằng tỉ lệ có HCCH rất cao chiếm từ 50,3% đến 88,7% tùy theo từng tiêu chuẩn. Theo Tr n Hữu Dàng, Tr n Thừa Nguyên, Phạm Minh nghiên cứu trên 52 đối tượng GNMKDR ghi nhận tỉ lệ TG ≥ 1,7 mmol/l có HCCH theo IDF chiếm 55,77% [8], của Lê Viết Tín trên 50 đối tượng GNM thì tỉ lệ TG ≥ 1,7 mmol/l có HCCH theo tiêu chí IDF chiếm 73,8% [41]. Theo nghiên cứu của Lê Hoài Nam trên 952 đối tượng tăng huyết áp thì tỉ lệ TG ≥ 1,7 mmol/l có HCCH theo tiêu chí NCEP ATP III chiếm 84,7% [27]. Theo nghiên cứu H. Knobler và cộng sự tỉ lệ TG ≥ 1,7 mmol/l có HCCH chiếm 86% [27].

*HDL-C huyết tƣơng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

Theo tiêu chí IDF tỉ lệ HDL-C < 1,03 mmol/l ở nam và < 1,29 mmol/l ở nữ có HCCH chiếm 71,8% và không có HCCH chiếm 18,8%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2

= 25,96, p < 0,01) (bảng 3.16). Giá trị trung bình HDL-C ở nhóm có HCCH là 0,62 ± 0,52 và nhóm không có HCCH là 1,00 ± 0,57, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,01) (bảng 3.26).

Theo tiêu chí AHA tỉ lệ HDL-C < 1,03 mmol/l ở nam và < 1,29 mmol/l ở nữ có HCCH chiếm 71,2% và nhóm không có HCCH chiếm 27,0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2 = 17,90, p < 0,01) (bảng 3.17). Giá trị trung bình của HDL-C ở nhóm có HCCH là 0,66 ± 0,58 và nhóm không có HCCH là 0.86 ± 0,48, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05) (bảng 3.27). Như vậy tỉ lệ HDL-C < 1,03 mmol/l ở nam và < 1,29 mmol/l ở nữ của nhóm có HCCH theo tiêu chí IDF và AHA tương đương nhau nhưng ở nhóm không có HCCH thì theo tiêu chí AHA chiếm tỉ lệ cao hơn theo tiêu chí IDF. Theo nghiên cứu của Lê Viết Tín [41] tỉ lệ HDL-C < 1,03 ở nam và < 1,29 ở nữ của nhóm có HCCH chiếm 71,4% theo tiêu chí IDF và nhóm không có HCCH chiếm 25,0%, sự khác biệt hày có ý nghĩa thống kê (2

= 12,39, p < 0,05). Giá trị trung bình HDL-C ở nhóm có HCCH là 1,01 ± 0,27 và nhóm không có HCCH là 1,90 ± 1,33, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỉ lệ HDL-C < 1,03 mmol/l ở nam và < 1,29 mmol/l ở nữ tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Viết Tín, nhưng giá trị trung bình của HDL-C ở nhóm có HCCH và nhóm không có HCCH của chúng tôi lại thấp hơn của Lê Văn Tín, phải chăng tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ type 2 và nghiện rượu trên đối tượng nghiên cứu của chúng tôi cao hơn bởi vì bệnh nhân ĐTĐ type 2 và nghiện rượu s làm tăng đề kháng insulin, và trong đề kháng insulin có một số cơ chế có thể đóng góp vào việc làm giảm nồng độ HDL-C [3].

*Tăng huyết áp: kết quả nghiên cứu của chúng tôi

Theo tiêu chí IDF tỉ lệ HATT ≥ 130 mmHg và hoặc HATTr ≥ 85 mmHg ở nhóm có HCCH chiếm tỉ lệ 64,1% và ở nhóm không có HCCH chiếm tỉ lệ 37,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2

= 6,53, p < 0,01) (bảng 3.16). Giá trị trung bình HATT ở nhóm có HCCH là 132,12 ± 19,79,

nhóm không có HCCH 125,00 ± 13,44, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và giá trị trung bình HATTr ở nhóm có HCCH là 79,49 ± 9,92, nhóm không có HCCH là 77,50 ± 8,03, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 3.26)

Theo tiêu chí AHA tỉ lệ HATT ≥ 130 mmHg và hoặc HATTr ≥ 85 mmHg ở nhóm có HCCH chiếm 67,1% và nhóm không có HCCH chiếm 35,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2

= 9,67, p < 0,05) (bảng 3.17). Giá trị trung bình HATT ở nhóm có HCCH là 133,22 ± 19,95, nhóm không có HCCH là 123,78 ± 12,98, sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê ( p < 0,05) và giá trị trung bình HATTr ở nhóm có HCCH là 79,73 ± 10,54, nhóm không có HCCH là 77,30 ± 6,52, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05) (bảng 3.27).

Như vậy, tỉ lệ và giá tri trung bình của HATT và HATTr theo cả hai tiêu chí IDF và AHA g n tương đương nhau.

Theo Lê Viết Tín [41]nghiên cứu HCCH trên 50 đối tượng GNM theo tiêu chí IDF thì tỉ lệ HATT ≥ 130 mmHg và hoặc HATTr ≥ 85 mmHg chiếm 90,4% ở nhóm có HCCH và chiếm 75% ở nhóm không có HCCH, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2 = 12,39, p < 0,05). Giá trị trung bình HATT ở nhóm có HCCH là 142,74 ± 14,19, ở nhóm không có HCCH là 138,75 ± 18,85, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05) và giá trị trung bình HATTr ở nhóm có HCCH là 83,57 ± 8,71, ở nhóm không có HCCH là 81,28 ± 9,91, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05).

Ta thấy, kết quả nghiên cứu của Lê Viết Tín về tỉ lệ và giá tri trung bình của HATT và HATTr đều cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi phải chăng là do tiêu chuẩn chọn bệnh của Lê Viết Tín là không loại trừ bệnh nhân tăng huyết áp, còn tiêu chuẩn chọn bệnh của chúng tôi là loại trừ ra khỏi nghiên cứu bệnh nhân có tiền s tăng huyết áp.

*Glucose huyết tƣơng đói: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

Theo tiêu chí IDF tỉ lệ glucose máu đói (G0) ≥ 5,6 mmol/l ở nhóm có HCCH chiếm 64,1%, ở nhóm không có HCCH chiếm 43,8%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2 = 3,86, p < 0,05) (bảng 3.16). Giá trị trung bình G0 ≥ 5,6 mmol/l ở nhóm có HCCH là 7,96 ± 4,65, ở nhóm không có HCCH là 5,57 ± 2,76, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p . 0,05) (bảng 3.26).

Theo tiêu chí AHA tỉ lệ G0 ≥ 5,6 mmol/l ở nhóm có HCCH chiếm 74,0%, ở nhóm không có HCCH chiếm 27,0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2 = 20,37, p < 0,01) (bảng 3.17). Giá trị trung bình G0 ở nhóm có HCCH là 7,57 ± 4,49, ở nhóm không có HCCH là 6,16 ± 3,50, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) (bảng 3.27).

Ta nhận thấy tỉ lệ G0 ≥ 5,6 mmol/l ở nhóm có HCCH theo tiêu chí AHA cao hơn theo tiêu chí IDF, nhưng ở nhóm không có HCCH theo tiêu chí IDF lại cao hơn theo tiêu chí AHA và giá trị trung bình G0 ≥ 5,6 mmol/l ở nhóm có HCCH theo tiêu chí IDF cao hơn theo tiêu chí AHA, ở nhóm không có HCCH thì theo tiêu chí AHA cao hơn theo tiêu chí IDF, tuy nhiên cao hơn không đáng kể. Sở dĩ, tỉ lệ G0 ≥ 5,6 mmol/l ở nhóm có HCCH theo tiêu chí IDF cao hơn theo tiêu chí AHA vì theo tiêu chí IDF thì chẩn đoán HCCH thì tiêu chuẩn béo phì trung tâm là tiêu chuẩn b t buộc k m thêm hai tiêu chuẩn khác trong bốn tiêu chuẩn còn lại, còn theo tiêu chí AHA chẩn đoán HCCH chỉ c n 3 trong 5 tiêu chuẩn nên t n số G0 ≥ 5,6 mmol/l s tăng cao hơn trong nhóm có HCCH và s giảm đi trong nhóm không có HCCH.

Theo Lê Viết Tín nghiên cứu HCCH trên 50 đối tượng GNM theo tiêu chí IDF thì tỉ lệ G0 ≥ 5,6 mmol/l ở nhóm có HCCH chiếm 73,81%, ở nhóm không có HCCH chiếm 12,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2

= 44,05, p < 0,05) và giá trị trung bình G0 ≥ 5,6 mmol/l ở nhóm có HCCH là 7,66 ± 3,36, ở nhóm không có HCCH là 5,76 ± 1,88, sự khác biệt này không

có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [41]. Như vậy, kết quả nghiên cứu tỉ lệ G0 ≥ 5,6 mmol/l và giá trị trung bình G0 ở nhóm có HCCH theo tiêu chí IDF của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Viết Tín nhưng ở nhóm không có HCCH của chúng tôi cao hơn của Lê Viết Tín phải chăng do số lượng bệnh nhân ĐTĐ trên đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nhiều hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)