CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX
4.1 Chiến lược S-T-P
4.3.2 Điều chỉnh giá sản phẩm
Bởi vì thị trường truyện tranh Manga và Light Novel tại Việt Nam trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của thị trường Manga và Light Novel tại Nhật. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà Nhà xuất bản Kim Đồng sẽ sử dụng những chính sách điều chỉnh giá khác nhau:
+ Với phương pháp chủ động tăng giá: Tuy đây là trường hợp rất hiếm hoi so với phướng phải điều chỉnh giảm giá. Tuy nhiên đôi lúc một số bộ truyện nổi tiếng được tải bản đi tái bản lại với nhiều phiên bản thì mức giá sẽ được tăng thêm sau mỗi lần tái xuất bản, tiêu biểu như bộ “Doraemon”, dù đã ra đời từ rất lâu nhưng vẫn được đông đảo công chúng đón nhận nên dù tập truyện được tăng giá thì độc giả vẫn sẳn sàng chi trả. Hoặc khi các bộ truyện gây được tiếng vang lớn và thu hút sự đón đọc của độc giả quá lớn, thì Nhà xuất bản cũng tận dụng cơ hội “hớt váng sữa” để đẩy giá các tập truyện đó cao hơn các tập còn lại. Tiêu biểu phải nhất đến bộ “Conan” khi từng có tập truyện từng đạt gần 2 triệu lượt đăng ký xuất bản, và tập truyện được săn đón nhiều nhất của bộ truyện “Conan”, thì giá của tập đó được đẩy lên một chút so với các bộ thông thường cho đến khi cơn sốt hạ nhiệt…
+ Với phương pháp giảm giá: Nhà xuất bản Kim Đồng ngoài việc sử dụng phương pháp này để đối phó với các chính sách xúc tiến bán của đối thủ cạnh tranh vào các chương trình khuyến mãi những dịp đặc biệt, thì còn sử dụng với các bộ truyện có ít nhận được sự quan tâm của đọc giả, vì vậy cần phải hạ giá để nhanh chóng tiêu thụ hết sản phẩm nhầm thu hồi vốn. Hoặc phương pháp này còn có thể sử dụng để bán hết các sản phẩm cũ trên thị trường và chuẩn bị tạo cơn sốt “hàng hiếm” với phiên bản tại bản đặc biệt. Nhìn chung đây là phương pháp thường được sử dụng phổ biến để Nhà xuất bản có thể điều chỉnh co giãn doanh thu của công ty.
4.4 Chiến lược phân phối
Hiện nay, Nhà xuất bản Kim Đồng đang sử dụng 3 kênh phân phối chính là kênh phân phối trực tiếp, kênh 1 cấp và kênh 2 cấp:
- Kênh phân phối trực tiếp: là hệ thống Nhà sách Kim Đồng do Nhà xuất bản Kim Đồng quản lý. Với 8 cơ sở Nhà sách Kim Đồng được phân bổ trải dài từ bắt vô nam là một lợi thế cho Nhà xuất bản Kim Đồng khi đưa sản phẩm đến công chúng. Ở các cơ sở này, các sản phẩm của Nhà xuất bản Kim Đồng sẽ được trưng bày và tiêu thụ trực tiếp mà không cần thông qua một nhà phân phối nào. Vì vậy, Kim Đồng có thể bán được sách đến
khách hàng với giá gốc mà không cần lo lắng về chiết khấu như khi thông qua các kênh phân phối. Vì vậy nguồn thu từ kênh phân phối trực tiếp này đối với Nhà xuất bản Kim Đồng là không hề nhỏ.
- Kênh phân phối cấp 1: đó là hệ thống các nhà sách lớn như chuỗi hệ thống Nhà sách Fahasa, chuỗi hệ thống Nhà sách Phương Nam, chuỗi hệ thống Nhà sách Nguyễn Văn Cừ,… Các hệ thống nhà sách này nhận trực tiếp sách từ nhà xuất bản và bày bán tại các cơ sở trong chuỗi hệ thống của mình. Vì hầu hết hệ thống nhà sách này đều có ấn tượng đối với công chúng, và trình độ dân trí ngày càng tăng nên xu hướng người đi các nhà sách lớn càng nhiều. Vì vậy khả năng tiêu thụ sách ở kênh phân phối này là lớn của Kim Đồng.
- Kênh phân phối cấp 2: là các sạp báo, tiệm sách nhỏ ở khắp các khu vực trên toàn quốc. Thường các tiệm sách, sạp báo này có quy mô nhỏ và đón tiếp một lượng khách nhất định. Họ nhận sách thông qua các đại lí ở kênh phân phối số 1, và bày bán tại tiệm của mình. Thông thường, ở kênh phân phối này nhận các bộ truyện có độ phổ biến cao như “Doraemon”, “Conan”,… vì gần gũi và tiếp xúc với nhiều đối tượng trẻ nhỏ. Ngoài ra, đây cũng là kênh cuối cùng nhận các bộ truyện không còn xuất bản trên thị trường nữa. Thường các tiệm báo, sạp báo sẽ là nơi cuối cùng bạn đọc có thể tìm kiếm được tập truyện mình muốn nếu nó đã được thông báo ngưng xuất bản bởi nhà xuất bản. Tuy nhiên đây cũng là kênh phân phối không đạt quá nhiều hiệu quả về mặt tiêu thụ sản phẩm so với kênh phân phối cấp 1.