Kỹ thuật chụp X quang tử cung- vòi trứng là kỹ thuật chụp X quang có chuẩn bị để đánh giá hình thái của buồng tử cung và sự thông của các vòi tử cung bằng cách bơm thuốc cản quang có iod vào trong buồng và vòi tử cung.
Tuy nhiên, theo Cisse, chụp X quang là một ph−ơng tiện chẩn đoán cơ sở nh−ng những hình ảnh có thể có nhiều cách giải thích hoặc giải thích saị Chẩn đoán trung thành nhất vẫn phải đ−ợc mô tả bởi soi buồng tử cung [62].
Nghiên cứu của Jacques Hamou và cộng sự có 21,8% không phù hợp giữa kết quả X quang buồng tử cung và soi buồng tử cung (dẫn theo [20]).
Wamsteker Kees và cộng sự cho rằng: soi buồng tử cung đã chỉ ra kết quả âm tính sai và d−ơng tính sai của chụp X quang buồng tử cung- vòi trứng. Soi buồng tử cung xác định đ−ợc bản chất bệnh lý buồng tử cung mà chụp X quang đã gợi ý và xác định khả năng điều trị qua soi buồng tử cung [52].
Trong nghiên cứu này trong 106 tr−ờng hợp có kết quả soi buồng tử cung bình th−ờng thì có đến 55 tr−ờng hợp có hình ảnh chụp X quang bất th−ờng, chiếm 51,9%. Điều này cho thấy chụp X quang có kết quả d−ơng tính sai khá cao và biện pháp này hiệu quả không cao trong việc chẩn đoán các bệnh lý của buồng tử cung.
Theo Valle và Sciarra, những tr−ờng hợp soi buồng tử cung có th−ơng tổn thì chỉ 57% có hình ảnh bình th−ờng trên phim chụp X quang đối với bệnh nhân ra máu và 50% đối với bệnh nhân vô sinh (dẫn theo [20]). Nghiên cứu của Đặng Thị Minh Nguyệt [20] cho rằng có 9 tr−ờng hợp tổn th−ơng buồng tử cung nh−ng hình ảnh Xquang buồng tử cung hoàn toàn bình th−ờng, chiếm 10%.
Đối chiếu hình ảnh chụp X quang với soi buồng tử cung, nghiên cứu này nhận thấy:
- Trong 94 tr−ờng hợp có hình ảnh X quang buồng tử cung bình th−ờng, có 43 tr−ờng hợp có tổn th−ơng buồng tử cung qua soi buồng tử cung, chiếm 45,7%. Trong đó, tổn th−ơng có sự khác biệt nhiều nhất là quá sản niêm mạc tử cung, có 28 tr−ờng hợp có hình ảnh Xquang bình th−ờng (bảng 3.12). Một số chẩn đoán khác qua soi buồng tử cung trên các tr−ờng hợp có phim chụp X quang bình th−ờng nh−: polype NMTC (6,4%); teo NMTC (4,3%); dính buồng TC (3,2%)...
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Barbot. Theo tác giả chụp Xquang buồng tử cung sai trong 30- 50% các tr−ờng hợp polype NMTC, u xơ d−ới NMTC và quá sản NMTC [50].
Theo Baldauf. J và cộng sự, chụp tử cung- vòi tử cung đối với quá sản niêm mạc tử cung: đến 50% các tr−ờng hợp chụp Xquang không gợi ý đ−ợc hình ảnh quá sản và th−ờng bỏ sót tổn th−ơng nhỏ. Chụp tử cung- vòi trứng chỉ còn đ−ợc sử dụng khi có những chỉ định đặc biệt (dẫn theo [20]). Barbot J và cộng sự cho rằng soi buồng tử cung trong chẩn đoán quá sản NMTC là một trong những chỉ định đ−ợc −u tiên khi bệnh nhân có ra máu bất th−ờng từ tử cung, chỉ định này th−ờng chiếm đến 48- 49% các tr−ờng hợp [55].
Nh− vậy, trên lâm sàng, khi chụp X quang buồng tử cung có hình ảnh chụp bình th−ờng không có nghĩa là buồng tử cung không có bệnh lý. Tốt nhất chúng ta cần sử dụng thêm các ph−ơng pháp cận lâm sàng khác nh− soi buồng tử cung để có chẩn đoán chính xác. Vì vậy, giá trị của chụp X quang buồng TC- vòi TC th−ờng chỉ đ−ợc áp dụng nhiều trong vô sinh.
- Đối chiếu kết quả chụp X quang bờ không đều với soi buồng tử cung, kết quả tại bảng 3.8 cho thấy:
Chỉ có 35,3% các tr−ờng hợp trên có kết quả soi buồng tử cung là bệnh lý. Trong đó, quá sản NMTC là bệnh lý gặp với tỷ lệ cao nhất là 25,9%, tiếp theo là dính buồng tử cung (18,5%). Kết quả này cho chúng ta thấy, nếu chụp X quang có hình ảnh bờ không đều có thể gợi ý bệnh lý quá sản NMTC và dính buồng TC. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ đ−ợc một số các bệnh lý khác nh−: u xơ TC, vách ngăn TC, ung th− NMTC, teo NMTC.
Có đến 64,7% tr−ờng hợp trên có kết quả soi buồng TC bình th−ờng. Nh− vậy, khi chụp buồng TC thấy hình ảnh bờ không đều không đ−ợc chẩn đoán là bệnh lý vì tỷ lệ sai sẽ rất caọ Những ng−ời bệnh đó nên đ−ợc soi buồng tử cung tr−ớc khi chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị.
- Đối chiếu kết quả chụp X quang có hình khuyết với soi buồng tử cung, kết quả tại bảng 3.9 cho thấy:
Có 36,5% tr−ờng hợp soi buồng tử cung bình th−ờng. Kết quả này thấp hơn đối chiếu giữa hình ảnh bờ không đều (X quang) với soi buồng tử cung. Nh− vậy, hình ảnh hình khuyết trên phim X quang có giá trị chẩn đoán bệnh lý buồng tử cung hơn hình ảnh bờ không đềụ
Bệnh lý có giá trị gợi ý nhất khi chụp X quang có hình khuyết là quá sản NMTC (23,1% đúng với soi buồng TC). Tiếp đó là các bệnh: dính buồng TC (21,2%) và polype buồng TC (11,5%).
- Đối chiếu kết quả chụp X quang có hình ảnh biến dạng tử cung với soi buồng tử cung, kết quả tại bảng 3.10 cho thấy:
Có 46,9% tr−ờng hợp có kết quả soi buồng TC bình th−ờng. Điều này cũng cho thấy giá trị chẩn đoán của hình ảnh biến dạng buồng TC không caọ T−ơng tự nh− hình ảnh bờ không đều, khi chụp X quang có hình ảnh biến dạng, các bác sĩ không nên chẩn đoán là có bệnh vì tỷ lệ sai sẽ caọ
Hình ảnh biến dạng bờ tử cung gợi ý những bệnh lý buồng TC sau (đối chiếu với soi buồng TC): quá sản NMTC (28,1%); dính buồng TC (9,4%); polype NMTC (9,4%).
- Đối chiếu kết quả chụp X quang là dính buồng TC với soi buồng tử cung, kết quả tại bảng 3.11 cho thấy:
Dính buồng là hình ảnh rất có giá trị trên phim chụp X quang vì có đến 55,6% là phù hợp so với kết quả soi buồng tử cung. Nh− vậy, đây thực sự là hình ảnh có giá trị trong ph−ơng pháp chụp X quang tử cung, giúp bác sĩ lâm có thể chẩn đoán sớm và khá chính xác loại tổn th−ơng nàỵ
Tuy nhiên, hình ảnh dính buồng TC trên phim chụp X quang vẫn có thể nhầm với các tr−ờng hợp sau của buồng TC: buồng TC bình th−ờng (22,2%); quá sản NMTC (11,1%); teo NMTC (7,4%)....
Phim chụp Xquang buồng TC có nghĩ tới dính buồng TC nh−ng không thể đánh giá đ−ợc mức độ dính dày hay mỏng, dính cũ hay dính mới [20]. Theo Donnez chẩn đoán dính buồng tử cung bằng soi buồng TC là cần thiết. Theo ông chụp Xquang buồng TC là ph−ơng pháp gián tiếp có những chẩn đoán d−ơng tính giả, soi buồng TC cho phép quan sát trực tiếp, nó chính là chẩn đoán đại thể xác định dính buồng TC, mức độ và vị trí dính, từ đó cho phép điều trị ngoại khoa cắt dính bằng soi buồng TC [30].
Sự đánh giá các dính buồng TC bằng soi buồng TC không cần bằng kết quả mô bệnh học mà bằng quan sát trực tiếp bề mặt chỗ dính. Khi cắt dính chúng ta có thể đánh giá thành phần của dính là nội mạc tử cung, các xơ cơ hay chỉ bao gồm mô liên kết [20].
Nh− vậy, chụp Xquang và soi buồng TC là hai biện pháp hỗ trợ nhau trong việc chẩn đoán dính buồng TC. X quang buồng TC vẫn là một ph−ơng pháp tốt để phát hiện và làm tr−ớc khi soi buồng TC trong những tr−ờng hợp
nghi ngờ dính nhiều hoặc dính cũ. Và chụp Xquang tử cung giúp chúng ta đánh giá đ−ợc bệnh lý vòi TC và xung quanh TC giúp tìm nguyên nhân vô sinh. Nh− vậy, qua đối chiếu hình ảnh X quang với soi buồng TC chúng ta có thể nhân thấy, các hình ảnh X quang bất th−ờng gợi ý một số các tổn th−ơng chính trong buồng TC nh−: quá sản NMTC, dính buồng TC, polype NMTC. Mặc dù vậy, các hình ảnh này hoàn toàn chỉ là có giá trị gợi ý.