MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng internet banking của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sự hữu ích

Dựa theo Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989), theo đó “nhận thức sự hữu ích” là mức độ mà một ngƣời tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất của chính bản thân. Trong các nghiên cứu của Wang (2003), Cheng và cộng sự (2006), Al-Somali và cộng sự (2009) thì “nhận thức sự hữu ích” có tác động cùng chiều với việc chấp nhận sử dụng Internet Banking.

Giả thuyết 1 (H1): Nhận thức sự hữu ích ảnh hƣởng cùng chiều đến quyết định sử dụng Internet Banking

Tính dễ sử dụng

Cũng dựa vào Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) thì “nhận thức tính dễ sử dụng”, cùng với “nhận thức sự hữu ích” là hai nhân tố

Sự hữu ích Tính dễ sử dụng Chi phí sử dụng Tính linh động Quyết định sử dụng Internet Banking sủa sinh viên Đại

Học Ngân Hàng Tp.HCM

có tác động rất lớn đến quyết định sử dụng Internet Banking. Trong các nghiên cứu trƣớc đây của Lloyd GInternet Bankingson (2007), Amin (2007) thì “nhận thức tính dễ sử dụng” có tác động cùng chiều với quyết định sử dụng Internet Banking.

Giả thuyết 2 (H2): Nhận thức tính dễ sử dụng ảnh hƣởng cùng chiều với quyết định sử dụng Internet Banking.

Chi phí sử dụng

Dựa theo nghiên cứu của Sathye (1999), Sathye đƣa ra nhận định rằng một cái giá vô lí của hoạt động Internet Banking sẽ tạo ra một hiệu ứng tiêu cực về quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng. Nếu chi phí cho việc sử dụng Internet Banking càng hợp lý thì quyết định sử dụng của sinh viên càng cao và ngƣợc lại.

Giả thuyết 3 (H3): Chi phí sử dụng tác động cùng chiều với quyết định sử dụng Internet Banking.

Tính linh động

Dựa theo các nghiên cứu đã đƣa ra trƣớc đây của Birch và Young (1997), Lagoutte (1996) tính linh động sẽ có tác động tích cực đến quyết định sử dụng Internet Banking, đặc biệt đối với sinh viên Đại Học Ngân Hàng là nhóm những ngƣời trẻ cần sự linh động trong việc chi trả hay thanh toán các giao dịch.

Giả thuyết 4 (H4): Tính linh động tác động cùng chiều với quyết đinh sử dụng Internet Banking.

Dựa trên những mô hình nghiên cứu đã đƣợc nêu ra trƣớc đây, kết hợp với những lý thuyết về Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Chi phí sử dụng Tính linh động, tác giả đề xuất mô hình sau:

Bảng 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Giả thuyết Mối quan hệ Sự gắn kết

H1

Có mối quan hệ giữa Nhận thức sự hữu ích và Quyết định sử dụng Internet Banking của sinh

viên Đại Học Ngân Hàng

Cùng chiều

H2

Có mối quan hệ giữa Nhận thức tính dễ sử dụng và quyết định sử dụng Internet Banking

của sinh viên Đại Học Ngân Hàng

Cùng chiều

H3

Có mối quan hệ giữa Chi phí sử dụng và quyết định sử dụng Internet Banking của sinh

viên Đại Học Ngân Hàng

Cùng chiều

H4

Có mối quan hệ giữa Tính linh động và quyết định sử dụng Internet Banking của sinh viên

Đại Học Ngân Hàng

Cùng chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng internet banking của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)