HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng internet banking của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 46)

Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trƣớc khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lƣờng có liên kết với nhau hay không; nhƣng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tƣơng quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lƣờng tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng đƣợc; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trƣờng hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đƣợc sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn thang đo phải có độ tin cậy từ 0,6 trở lên và biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của 4 yếu tố ảnh hƣởng đến quyết đinh sử dụng Internet Banking đƣợc thể hiện ở các mục sau.

Bảng 4.1 Đánh giá các thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của sinh viên Đại Học Ngân Hàng Tp. HCM

Sự hữu ích: Cronbach’s alpha = 0,830 Giá trị trung bình nếu biến bị loại Độ lệch chuẩn nếu biến bị loại Hệ số tƣơng quan biến- tổng Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại HI1 15.43 10.938 0.675 0.789 HI2 15.54 10.366 0.675 0.787 HI3 15.52 10.570 0.643 0.794 HI4 15.62 11.246 0.528 0.818 HI5 15.60 10.614 0.627 0.798 HI6 15.56 11.908 0.468 0.828 Tính dễ sử dụng: Cronbach’s alpha = 0,749 SD1 10.41 3.753 0.650 0.627 SD2 10.52 4.134 0.576 0.673 SD3 10.36 4.476 0.517 0.706 SD4 10.48 4.804 0.441 0.744

Chi phí sử dụng: Cronbach’s alpha = 0,836

CP1 10.16 6.595 0.705 0.777

CP3 9.93 6.431 0.762 0.753

CP4 10.24 7.097 0.458 0.888

Tính linh động: Cronbach’s alpha = 0,858

LD1 9.31 7.639 0.737 0.806

LD2 9.39 7.611 0.722 0.813

LD3 9.16 8.074 0.724 0.811

LD4 9.02 9.048 0.641 0.845

Quyết định sử dụng: Cronbach’s alpha = 0,630

QD1 6.50 0.964 0.439 0.532

QD2 6.40 0.975 0.447 0.521

QD3 6.42 1.022 0.431 0.543

Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu

Yếu tố Sự hữu ích: Yếu tố sự hữu ích có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,830; hệ số tƣơng quan biến – tổng đề lớn hơn 0,3; biến nhỏ nhất là 0,468 (HI6). Vì vậy 6 biến quan sát này đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Yếu tố Tính dễ sử dụng: Yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,749; hệ số tƣơng quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3; biến nhỏ nhất là 0,441 (SD4). Vì vậy 4 biến quan sát này đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Yếu tố Chí phí sử dụng: Yếu tố chi phí sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,836; hệ số tƣơng quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3; tuy nhiên biến CP4 có hệ số Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại lớn hơn hệ số Cronbach’s alpha gốc (0,888>0,836) nên ta loại đi biến này và chạy lại mô hình cho yếu tố Chi phí

sử dụng.

Yếu tố Tính linh động: Yếu tố tính linh động có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,858;hệ số tƣơng quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3; biến nhỏ nhất là 0,641 (LD4). Vì vậy 4 biến quan sát này đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Yếu tố Quyết định sử dụng: Yếu tố quyết định sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,630; hệ số tƣơng quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3; biến nhỏ nhất là 0,431 (QD3). Vì vậy 3 biến quan sát này đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.2 Đánh giá lại các thang đo sau khi loại bỏ biến CP4 Nhận thức sự hữu ích: Cronbach’s alpha = 0,830

Giá trị trung bình nếu biến bị loại Độ lệch chuẩn nếu biến bị loại Hệ số tƣơng quan biến- tổng Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại HI1 15.43 10.938 0.675 0.789 HI2 15.54 10.366 0.675 0.787 HI3 15.52 10.570 0.643 0.794 HI4 15.62 11.246 0.528 0.818 HI5 15.60 10.614 0.627 0.798 HI6 15.56 11.908 0.468 0.828 Nhận thức tính dễ sử dụng: Cronbach’s alpha = 0,749 SD1 10.41 3.753 0.650 0.627

SD2 10.52 4.134 0.576 0.673

SD3 10.36 4.476 0.517 0.706

SD4 10.48 4.804 0.441 0.744

Chi phí sử dụng: Cronbach’s alpha = 0,888

CP1 6.94 3.385 0.797 0.829

CP2 6.83 3.099 0.789 0.838

CP3 6.70 3.507 0.765 0.856

Tính linh động: Cronbach’s alpha = 0,858

LD1 9.31 7.639 0.737 0.806

LD2 9.39 7.611 0.722 0.813

LD3 9.16 8.074 0.724 0.811

LD4 9.02 9.048 0.641 0.845

Quyết định sử dụng: Cronbach’s alpha = 0,630

QD1 6.50 0.964 0.439 0.532

QD2 6.40 0.975 0.447 0.521

QD3 6.42 1.022 0.431 0.543

Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu

Yếu tố Chi phí sử dụng: sau khi đã chạy lại mô hình Cronbach’s Alpha, yếu tố chi phí sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,888; hệ số tƣơng quan biến tổng đều lớn hơn 0,3; biến nhỏ nhất là 0,765 (CP3). Vì vậy 3 biến này đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo các thành phần biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, từ tổng số biến quan sát là 21 biến (3 biến phụ thuộc và 18 biến độc lập), tác giả loại loại 1 biến độc lập (CP4), tổng số biến còn lại là 20 biến (3 biến phụ thuộc và 17 biến độc lập)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng internet banking của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)