7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.3.1 Xác định khe hổng nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan một cách tương đối đến đề tài của luận văn, tác giả xác định
được một sốđặc điểm cơ bản như sau:
Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài: thứ nhất là các nghiên cứu của các tác giả đã công bố chủ yếu tập trung vào các hướng: nghiên cứu hệ thống KSNB theo hướng quản trị, theo hướng phục vụ kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, theo hướng ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, tuy nhiên ít có tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động. Thứ hai là, việc tìm hiểu và thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm này chủ yếu được tiến hành tại một số quốc gia phát triển có hoạt động KSNB hình thành và phát triển từ lâu như Mỹ, các nước châu Âu hoặc các nước có nền kinh tế kém phát triển như: Srilanka, Uganda,....Vì vậy đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Thông tin truyền thông Hoạt đông kiểm soát Giám sát Thể chế chính trị Lợi ích nhóm Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
các nghiên cứu liên quan đến hoạt động KSNB nói chung, KSNB trong NHTM nói riêng và ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM còn rất hiếm, thậm chí là chưa có. Mặt khác, các nghiên cứu này cũng chỉ rõ kết quả có thể thay đổi khi nó được áp dụng trong điều kiện của các quốc gia có đặc
điểm khác nhau, do đó việc xem xét kết quả của các nghiên cứu này tại các NHTM trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam cần được quan tâm. Hai điểm trên được xem là khoảng trống rất quan trọng cho việc nghiên cứu của tác giả trong luận văn của mình.
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước: Có nhiều các tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu những mảng vấn đề khác nhau có liên quan đến hoạt
động KSNB như: Xây dựng các mô hình của hệ thống KSNB theo COSO hoặc BASEL; nghiên cứu tác động của các nhân tố trong hệ thống KSNB tới hiệu quả
của hệ thống KSNB trong hệ thống các ngân hàng; nghiên cứu sử dụng các nhân tố
nội tại bên trong cấu thành hệ thống KSNB và cả các nhân tố bên ngoài mang tính
đặc thù của nền kinh tế Việt Nam tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy vậy trong các nghiên cứu này chưa có tác giả nào đề cập đến vấn đề liên quan
đến ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cho riêng hoạt động tín dụng, đặc biệt là nghiên cứu cho riêng trường hợp tại BIDV Bình Phước
Chính vì vậy, những vấn đề mà luận văn này đặt ra và giải quyết trong điều kiện hiện nay sẽ mang tính thời sự và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của hoạt
động KSNB hoạt động tín dụng ởđơn vị mình đang công tác so với các nghiên cứu
đã thực hiện từ trước đó.
Tóm lại, với việc trình bày tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan cùng với việc xác định các lỗ hổng trong các nghiên cứu đó, có thể nhận thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ và có hệ thống liên quan đến vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng riêng cho hoạt động tín dụng đảm bảo hiệu quả