Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam tỉnh bình phước (Trang 41 - 42)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.2 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Năm 1976, hai tác giả Jensen và Meckling đã xây dựng lý thuyết ủy nhiệm. Lý thuyết này tập trung nghiên cứu vào vấn đề thông qua việc ủy nhiệm tạo nên mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent). Vấn đề ủy nhiệm thường xảy ra khi bên ủy nhiệm (principals) thuê bên được ủy nhiệm (agents) thực hiện một số công việc. Bên được ủy nhiệm được quyền đại diện cho bên ủy nhiệm quyết định các vấn đề đã được ủy nhiệm. Trong các công ty, nhất là các công ty cổ phần, mối quan hệ này biểu hiện thông qua quan hệ giữa cổ đông (bên ủy nhiệm) và người quản lý công ty (bên được ủy nhiệm).

Trong các NHTM, điều này thể hiện rất rõ vì người quản lý thường không sở

hữu nhiều cổ phần, nhưng họ lại đại diện cho cổđông để ra các quyết định liên quan

đến lợi ích của các cổđông. Do vậy bản thân các nhà quản lý phải kiểm soát tốt các hoạt động bên trong ngân hàng mà mình quản lý để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông bằng cách: tạo ra một môi trường kiểm soát chuyên nghiệp, thực hiện các công tác đánh giá rủi ro bên trong ngân hàng, thực hiện các hoạt động kiểm soát,

đảm bảo các thông tin và truyền thông đầy đủ, tin cậy và kịp thời.

Ngoài ra, cần giám sát hành vi của người được ủy nhiệm, thiết lập và duy trì một cơ chế nhằm bảo đảm người được ủy nhiệm đại diện cho quyền lợi của người

ủy nhiệm, giảm thiểu hành vi tư lợi của người quản lý. Đây cũng chính là nền tảng

để xây dựng hệ thống KSNB, là nền tảng xây dựng các thủ tục kiểm soát và bộ máy kiểm soát nhằm đảm bảo quyền lợi cho cổđông trong các NHTM.

Khi áp dụng lý thuyết ủy nhiệm vào trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả kỳ

vọng rằng các nhà quản lý ngân hàng, là người được cổđông ủy nhiệm sẽ thực hiện việc xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ, đáp ứng được việc kiểm soát tốt các

hoạt động bên trong ngân hàng. Do vậy, khi tạo ra môi trường kiểm soát chuyên nghiệp, thực hiện tốt các công tác đánh giá rủi ro, xây dựng các hoạt động kiểm soát hiệu quả, đảm bảo các thông tin và truyền thông, giám sát tốt hoạt động trong ngân hàng thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam tỉnh bình phước (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)