7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.3.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả
Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trước, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cho riêng hoạt động tín dụng trong NHTM. Tuy nhiên để tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thì cần phải xem xét các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đó đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong ngân hàng. Đặc biệt ở đây, tác giả chỉ
nghiên cứu riêng cho trường hợp BIDV Bình Phước. Luận văn sẽ tập trung vào việc kiểm định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tốđó đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước.
Kết luận chương 1
Nội dung chính của chương này trình bày bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau trong và ngoài nước đối với các vấn đề
như: KSNB, hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, các nhân tố tác
động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trên cơ sởđánh giá một số công trình nghiên cứu đó và xác định được các khoảng trống nghiên cứu, tác giả đã đưa ra giả
thuyết và câu hỏi nghiên cứu chính để làm nền tảng cho việc trình bày các chương tiếp theo của luận văn. Việc phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày trong hai mục: tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước trên cơ sở có chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố. Qua phần nhận xét được trình bày như trên, có thể kết luận rằng nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước trong điều kiện hiện nay là một vấn đề mới mẻ mang tính thời sự và phù hợp với thực tiễn nơi tác giả đang công tác. Từ những nhận xét này, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu của luận văn
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.1Các khái niệm 2.1.1 Tính hữu hiệu