7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.2 Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong
- Dữ liệu sơ cấp: tác giả thu thập từ việc tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến lãnh đạo và nhân viên của BIDV Bình Phước hoạt động tại những bộ
phận trực tiếp tham gia vào quy trình tín dụng. Thời gian thu thập dữ liệu là từ
tháng 01 năm 2018 đến tháng 08 năm 2018.
- Dữ liệu thứ cấp: tác giả thu thập dữ liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động tín dụng, báo cáo kiểm tra nội bộ hoạt động tín dụng và báo cáo kiểm toán nội bộ
hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước trong giai đoạn 2015-2018.
3.2.2 Phân tích dữ liệu
Để đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước thì tác giả thực hiện theo phương pháp phân tích dữ liệu như sau:
Bước 1: Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Thang đo được xây dựng bao gồm thang đo các khái niệm nghiên cứu: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng. Tương ứng với mỗi khái niệm sẽ có nhiều biến quan sát.
Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên việc kế thừa các nghiên cứu trước đây và có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước và dựa trên công cụ đánh giá tính hữu hiệu của KSNB theo báo cáo BASEL. Bảng câu hỏi ngoài các câu hỏi về thông tin chung của người trả
lời thì có 38 mục hỏi. Nội dung các mục hỏi xoay quanh 2 vấn đề là khảo sát về tính hữu hiệu và nhân tố tác động đến tính hữu hiệu KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước. Trong đó, mức độ tác động được đánh giá qua 5 cấp độ theo thang đo Likert tương ứng sựđánh giá từ mức 1 – Rất yếu, đến mức 5 – Rất tốt.