Các khái niệ m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam tỉnh bình phước (Trang 38)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1 Các khái niệ m

Tính hữu hiệu khi gắn với khía cạnh KSNB theo COSO (2013) là một trạng thái của một quá trình tại một thời điểm nhất định nếu HĐQT và nhà quản lý đảm bảo hợp lý đạt được ba tiêu chí sau đây:

- Hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đạt được ở mức độ nào đó; - BCTC đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy;

- Pháp luật và các quy định được tuân thủ nghiêm ngặt.

Như vậy có thể thấy, tính hữu hiệu được xác định hướng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả đáng từ việc sử

dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức). Vì vậy, điểm quan trọng trong

đánh giá tính hữu hiệu là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với kết quả thực tế qua hoạt động. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau, với những tiêu chí

đánh giá khác nhau thì sẽ có những quan điểm riêng của mình về tính hữu hiệu, nhưng chung quy lại chính là việc hoàn thành mục tiêu hay là những hoạt động để đáp ứng được mục tiêu.

Kế thừa báo cáo của COSO, tác giả cho rằng một hệ thống KSNB sẽ đạt

được tính hữu hiệu khi nó đạt được ba mục tiêu sau đây: - Các hoạt động đạt được hiệu quả và hiệu năng; - BCTC đạt được độ tin cậy;

- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.

2.1.2 Kim soát ni b

KSNB có nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo BASEL (1998), thì KSNB là quá trình được thực hiện bởi HĐQT, ban

được thực hiện tại một thời điểm nào đó, mà còn tiếp diễn ở tất cả các cấp trong ngân hàng. HĐQT và ban điều hành thiết lập môi trường văn hóa tạo thuận lợi cho quá trình KSNB được hiệu quả và việc theo dõi sự hiệu quả đó được diễn ra liên tục. Mỗi cá nhân trong một tổ chức phải tham gia vào quá trình đó.

Tác giả Moeller (2009) thì cho rằng KSNB là một quá trình được thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về: độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động; tuân thủ các chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị; đảm bảo tính chính trực và giá trịđạo đức. Điểm mới trong khái niệm này là mục tiêu đảm bảo tính chính trực và giá trịđạo đức. Đây là mục tiêu về giá trịđạo đức mà KSNB cần đạt tới trong sự

phát triển chung của toàn bộ nền kinh tếđể có thể phát triển bền vững.

Điều 39, Luật kế toán Việt Nam năm 2015 thì định nghĩa KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

Theo Điều 3, Thông tư 13/2018/TT-NHNN năm 2018 thì KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật.

Nhìn chung, các khái niệm về KSNB của các tác giả đều thống nhất nhau ở

những điểm chung là: nó là một quá trình; nó được thiết kế và vận hành bởi các nhà quản lý và các nhân viên; nó đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

2.1.3 Hot động tín dng

Luật các tổ chức tín dụng (Quốc hội Việt Nam, 2017) quy định hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Trong đó: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả

bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Như vậy, tín dụng ngân hàng có thể hiểu là quan hệ chuyển nhượng quyền sử

dụng vốn (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ ngân hàng tới khách hàng (các tổ

chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Cũng như các quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng cũng chứa đựng ba nội dung như sau: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng; Sự chuyển nhượng này có thời hạn cụ thể; Và có kèm theo chi phí.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, hoạt động tín dụng khác với các hoạt

động giao dịch khác ở những điểm sau đây:

- Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng giá trị vốn, không làm thay đổi quyền sở

hữu vốn;

- Thời hạn tín dụng được xác định trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng;

- Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng;

- Tín dụng chỉ xảy ra khi người cho vay tin tưởng người đi vay trả được nợ

và lãi đúng hạn.

2.2Các lý thuyết nn có liên quan

Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng bốn lý thuyết căn bản làm nền tảng cho các nghiên cứu về KSNB như sau: Lý thuyết lập quy; lý thuyết ủy nhiệm; lý thuyết thể chế và lý thuyết tâm lý học xã hội của tổ chức.

2.2.1 Lý thuyết lp quy (Regulatory theory)

Lý thuyết lập quy thường phổ biến ở ba vấn đề chính sau đây: để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong việc điều chỉnh sự bất công hoặc không hiệu quả của giá cả thị trường nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội thì các quy định cần được thiết lập; các nhóm lợi ích trong xã hội thường yêu cầu thiết lập các quy định nhằm tối đa

hóa lợi ích của các thành viên trong nhóm; những người có trách nhiệm trong các tổ

chức lập quy thường hành xử dựa trên lợi ích cá nhân của họ.

Khi áp dụng lý thuyết lập quy vào công trình nghiên cứu, lý thuyết lập quy giải thích được các cơ chế giám sát về mặt pháp luật của hệ thống ngân hàng nói chung và cơ chế hoạt động của hệ thống KSNB trong từng ngân hàng nói riêng.

2.2.2 Lý thuyết y nhim (Agency theory)

Năm 1976, hai tác giả Jensen và Meckling đã xây dựng lý thuyết ủy nhiệm. Lý thuyết này tập trung nghiên cứu vào vấn đề thông qua việc ủy nhiệm tạo nên mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent). Vấn đề ủy nhiệm thường xảy ra khi bên ủy nhiệm (principals) thuê bên được ủy nhiệm (agents) thực hiện một số công việc. Bên được ủy nhiệm được quyền đại diện cho bên ủy nhiệm quyết định các vấn đề đã được ủy nhiệm. Trong các công ty, nhất là các công ty cổ phần, mối quan hệ này biểu hiện thông qua quan hệ giữa cổ đông (bên ủy nhiệm) và người quản lý công ty (bên được ủy nhiệm).

Trong các NHTM, điều này thể hiện rất rõ vì người quản lý thường không sở

hữu nhiều cổ phần, nhưng họ lại đại diện cho cổđông để ra các quyết định liên quan

đến lợi ích của các cổđông. Do vậy bản thân các nhà quản lý phải kiểm soát tốt các hoạt động bên trong ngân hàng mà mình quản lý để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông bằng cách: tạo ra một môi trường kiểm soát chuyên nghiệp, thực hiện các công tác đánh giá rủi ro bên trong ngân hàng, thực hiện các hoạt động kiểm soát,

đảm bảo các thông tin và truyền thông đầy đủ, tin cậy và kịp thời.

Ngoài ra, cần giám sát hành vi của người được ủy nhiệm, thiết lập và duy trì một cơ chế nhằm bảo đảm người được ủy nhiệm đại diện cho quyền lợi của người

ủy nhiệm, giảm thiểu hành vi tư lợi của người quản lý. Đây cũng chính là nền tảng

để xây dựng hệ thống KSNB, là nền tảng xây dựng các thủ tục kiểm soát và bộ máy kiểm soát nhằm đảm bảo quyền lợi cho cổđông trong các NHTM.

Khi áp dụng lý thuyết ủy nhiệm vào trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả kỳ

vọng rằng các nhà quản lý ngân hàng, là người được cổđông ủy nhiệm sẽ thực hiện việc xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ, đáp ứng được việc kiểm soát tốt các

hoạt động bên trong ngân hàng. Do vậy, khi tạo ra môi trường kiểm soát chuyên nghiệp, thực hiện tốt các công tác đánh giá rủi ro, xây dựng các hoạt động kiểm soát hiệu quả, đảm bảo các thông tin và truyền thông, giám sát tốt hoạt động trong ngân hàng thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB càng cao.

2.2.3 Lý thuyết th chế (Institutional theory)

Các tác giả nghiên cứu lý thuyết thể chế chỉ ra rằng một tổ chức sẽ chịu ảnh hưởng của hai nhân tố đó là: nhân tố kỹ thuật liên quan đến cách thức xử lý các hoạt động hàng ngày nhằm làm cho nó đạt được hiệu quả cao và nhân tố thể chế

liên quan đến sự mong đợi và các giá trị từ môi trường bên ngoài hơn là từ bản thân

đơn vị.

Khi áp dụng nội dung của lý thuyết thể chế vào trong lĩnh vực ngân hàng, chúng ta có thể thấy rằng đây chính là lý thuyết giải thích được sự tác động của các tổ chức lập quy, tổ chức giám sát với nhau trong mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng của các quốc gia. Ngoài ra, công chúng và xã hội luôn kỳ vọng các tổ

chức lập quy, tổ chức giám sát tại các quốc gia đều mong muốn việc ban hành hệ

thống pháp luật làm nền tảng pháp lý cho hoạt động ngân hàng theo định hướng hòa hợp trong điều kiện hội nhập để nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức lập quy và giám sát đó.

2.2.4 Lý thuyết tâm lý hc xã hi ca t chc (Social psychology of

organization theory)

Lý thuyết tâm lý học xã hội của tổ chức còn được biết đến với một tên gọi khác là lý thuyết hành vi. Nó bao gồm những quan điểm trong quản trị nhấn mạnh

đến vai trò của các yếu tố tâm lý, tình cảm, và quan hệ xã hội của con người trong công việc. Hellriegel and Slocum (1986) cho rằng hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người.

Lý thuyết này lần đầu xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 30. Sau đó nó đã được các nhà tâm lý học phát triển mạnh trong những năm 60. Theo nghiên cứu của tác giả Gregor trong lý thuyết này thì cách thức quản trị mà các nhà quản trị trước đây

đã tiến hành đều dựa trên những quan điểm cũ về tác phong và hành vi con người. Các nhà quản trị trước đây cho rằng, phần đông mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm, và hầu hết mọi người làm việc vì lợi ích vật chất. Từ quan điểm đó, các nhà quản trịđã xây dựng những bộ máy tổ

chức của các đơn vị với quyền hành tập trung, họ cũng đặt ra nhiều thủ tục với một hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Từ đây, tác giả Gregor đã xây dựng các giả

thuyết khác cải tiến hơn. Quan điểm của tác giả này thì cho rằng con người sẽ thích thú với công việc nếu có được những điều kiện thuận lợi và vì vậy họ có cơ hội để

có thểđóng góp nhiều hơn cho tổ chức. Gregor còn cho rằng: nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động thay vì chỉ tập trung vào cơ chế kiểm tra.

Lý thuyết này lý giải cho việc xây dựng các hoạt động kiểm soát trong tổ

chức và cơ chế giám sát trong hệ thống KSNB. Khi áp dụng vào công trình nghiên cứu của tác giả, theo lý giải của lý thuyết này, tác giả kỳ vọng rằng khi các hoạt

động kiểm soát và giám sát được đảm bảo thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB càng cao.

2.3H thng KSNB và tính hu hiu ca h thng KSNB hot động tín dng

ti NHTM

2.3.1 H thng KSNB

Trên nhiều góc độ khác nhau, khái niệm về hệ thống KSNB cũng được các tác giảđề cập khác nhau, chẳng hạn:

Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kì (AICPA), đã đưa ra định nghĩa: Hệ

thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra.

Theo liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), thì hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của

đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ

Định nghĩa này đã nêu đầy đủ các khía cạnh của hệ thống KSNB và nhấn mạnh đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật,

đảm bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (Bộ Tài Chính, 2012) nêu khái niệm về hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để

kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện các gian lận, sai sót để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của

đơn vị.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã chỉ rõ vai trò quan trọng của việc đánh giá hệ thống KSNB khi thực hiện kiểm toán BCTC của kiểm toán viên. Kiểm toán viên cần phải tiến hành đánh giá hệ thống KSNB tại đơn vị được kiểm toán một cách kỹ lưỡng từ đó thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp. Thứ tự các mục tiêu của hệ thống KSNB cũng được sắp xếp theo khái niệm này như sau:

Hình 2.1 Các mc tiêu ca h thng KSNB Ngun: B Tài chính (2012) 2.3.2 Tính hu hiu ca h thng KSNB hot động tín dng ti NHTM Các tổ chức khác nhau có hệ thống KSNB được vận hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một hệ thống KSNB cụ thể của một tổ chức ở những thời điểm khác nhau cũng sẽ khác nhau về với mức độ hữu hiệu.

Như vậy, trong khi KSNB là một quá trình thì tính hữu hiệu của KSNB lại là một trạng thái của quá trình đó ở một thời điểm nhất định. Việc đánh giá tính hữu

Đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện các gian lận, sai phạm.

Lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý. Nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.

hiệu của KSNB là mang tính xét đoán. Bên cạnh đó, đểđánh giá KSNB là có hiện

đang hữu hiệu hay không, ngoài ba tiêu chí trên, ta còn cần phải đánh giá thêm tính hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB.

Có thể thấy tính hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam tỉnh bình phước (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)