7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
5.2.5 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước, một môi trường kiểm soát tốt sẽ tạo tiền
đề cho KSNB hoạt động tín dụng đạt tính hữu hiệu do đó việc quan tâm của ban lãnh đạo nhằm tạo ra một môi trường kiểm soát hoạt động tín dụng tốt hơn góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước, từđó giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả hơn.
- Ban lãnh đạo BIDV Bình Phước cần tiếp tục quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp, lề lối làm việc, phong cách điều hành, cơ cấu tổ
chức hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các thành viên tham gia vào hoạt
động tín dụng và chịu trách nhiệm với công việc được phân công, kiểm soát phối hợp với nhau trong công việc, mọi giao dịch luôn phải qua kiểm soát. Đảm bảo việc thực hiện lời nói phải đi đôi với hành động, thống nhất từ trên xuống dưới trong hoạt động tín dụng thông qua các văn bản chỉ đạo, các kết luận họp giao ban về
công tác tín dụng gắn liền với từng chính sách, hành động cụ thể.
- Hiện nay, tại BIDV Bình Phước cũng đang thực hiện rất tốt bộ quy tắc ứng xử và bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp do BIDV ban hành. Thực hiện thi tuyển theo đúng chức danh và giao nhiệm vụ theo đúng chức danh mà cán bộ đã trúng tuyển đầu vào, đo lường tuyển dụng nhân sự đánh giá cán bộ theo các thang đo về
mặt định tính là đạo đức nghề nghiệp và mặt định lượng trình độ chuyên môn của cán bộ đó. Quy định sau khoảng một thời gian nhất định nếu cán bộ không đáp ứng
được yêu cầu của công việc đang đảm nhiệm thì tiến hành cho luân chuyển sang bộ
phận khác thông qua việc thi tuyển lần nữa hoặc sa thải. Quy định định kỳ tối đa 05 năm luân chuyển cán bộ QLKH nhằm tránh bị lạm dụng tín nhiệm gây tổn thất cho ngân hàng, tuy nhiên việc luân chuyển phải đúng chức năng nhiệm vụ của cán bộ đang phụ trách, ngân hàng có thể luân chuyển cán bộ QLKH tại phòng KHCN, KHDN sang làm công tác QLKH tại các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Đối với cấp quản lý chi nhánh: trước khi ra quyết định bổ nhiệm đối với cấp quản lý BIDV Bình Phước cần có một cuộc sát hạch, phỏng vấn chặt chẽđể có thểđánh giá
tổng thể vềđạo đức, năng lực, cách thức quản trịđiều hành của cấp quản lý. Sau khi ra quyết định thì cần tổ chức đào tạo thêm cho cấp quản lý nâng cao trình độ và nhận thức rõ hơn về vai trò quản lý của mình trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
để hoàn thành kế hoạch kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo rủi ro trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, chúng ta phải nên thường xuyên rà soát, kiểm tra lại và bổ sung thêm các quy chuẩn mới phù hợp hơn để bộ quy chuẩn đạo đức được chuẩn hóa và ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh việc ban hành bộ quy chuẩn đạo đức thì quá trình giám sát thực hiện cũng cần được tiến hành một cách chặt chẽ hơn.
- Ban lãnh đạo cần duy trì truyền đạt đến các nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra bằng các phương pháp như tập huấn, hội họp, văn bản… bên cạnh đó ban hành các quy định và biện pháp chế tài đối với cán bộ không nghiêm túc trong việc thực hiện các quy trình kiểm soát. Đặc biệt là nâng cao nhận thức của cán bộ QLKH về tầm quan trọng ý nghĩa, vai trò của hoạt động tín dụng. Cán bộ QLKH cần thực hiện đúng quy trình cho vay, kiểm soát chặt chẽ các khâu, không được chủ quan lơ là việc kiểm tra sau cho vay.
Với thực trạng môi trường kiểm soát hoạt động tín dụng của BIDV Bình Phước hiện nay thì chính sách hàng đầu ngân hàng cần chú trọng đó là công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tiến hành triển khai công tác đánh giá và trả
thu nhập cho cán bộ QLKH theo KPI.
- Ban lãnh đạo BIDV Bình Phước cần nhận thức rằng nguồn nhân lực là nhân tố hàng đầu cho sự phát triển và thành công của tổ chức trong hiện tại và cả
tương lai, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển kinh tế số thì nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu càng có tính chất cấp thiết hơn.Vì vậy, BIDV Bình Phước cần chú trọng xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Toàn thể cán bộ công nhân viên phải thường xuyên được trao dồi các kỹ năng nghiệp vụ thông qua việc tham dự các khóa huấn luyện kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày do trường đào tạo cán bộ BIDV tổ chức. Đối với những nhân viên nằm trong diện được quy hoạch bổ nhiệm các vị trí, chức danh lãnh đạo cao
hơn cần tiếp tục được hỗ trợ theo học các khóa đào tạo dài ngày tập trung lớp “Lãnh
đạo ngân hàng tương lai BIDV”.
- Khi phân công công việc, ban lãnh đạo BIDV Bình Phước cần quan tâm
đến việc bố trí phù hợp với nguyện vọng cũng như trình độ chuyên môn của từng cán bộ thông qua các khảo sát lấy ý kiến định kỳ và các cuộc thi đánh giá năng lực của từng cán bộ. Tại từng phòng ban, lãnh đạo các phòng cũng đã ban hành mô tả
công việc cho từng vị trí.
- BIDV Bình Phước cũng đã xây dựng quy chế tuyển dụng lao động với các
điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng riêng đối với từng vị trí chức danh; xây dựng quy chếđánh giá cán bộ với các tiêu chí đánh giá cụ thể, xếp hạng nhân viên
định kỳ; xây dựng quy chế quy hoạch bổ nhiệm luân chuyển cán bộ giúp cho người lao động định hướng, phấn đấu làm việc để phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, song song với đó thì BIDV Bình Phước cần gắn việc đánh giá, xếp hạng nhân viên với việc chi trả thu nhập theo KPI đặc biệt là đối với bộ phận QLKH nhằm tạo động lực khuyến khích nhân viên phát huy tối đa khả năng, tính sáng tạo,…để hoàn thành công việc kế hoạch kinh doanh được giao với kết quả cao nhất có thể. Khi chi trả
thu nhập theo KPI cần phải căn cứ vào những chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng với một số tiêu chuẩn như: tài chính - khách hàng - quy trình - học hỏi phát triển và quy chếđánh giá cũng cần đảm bảo 3 nội dung là: đánh giá hiệu quả công việc, đánh giá ý thức tổ
chức kỷ luật và đánh giá năng lực cán bộ. Ngoài ra, những tiêu chí đánh giá này cũng cần được thường xuyên rà soát, bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế
công việc phát sinh tại BIDV Bình Phước. Nếu xây dựng được một quy chế khen thưởng, chi trả thu nhập thỏa đáng kết hợp với một chếđộ rõ ràng, cụ thể về cơ hội thăng tiến thì BIDV Bình Phước sẽ thu hút được thêm nhiều nhân tài cho ngân hàng và đây cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy đội ngũ nhân viên hiện tại phát huy tối đa năng lực của mình để đạt được vị trí cao hơn, góp phần cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại BIDV Bình Phước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. BIDV 2007. Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp theo quyết đinh số 333/QĐ- HĐQT ngày 07/08/2007.
2. BIDV 2008. Bộ quy tắc ứng xử theo quyết định số 226/QĐ-HĐQT ngày 11/04/2008.
3. BIDV 2013. Sổ tay tín dụng BIDV.
4. BIDV 2014. Quyết định số 6959/QĐ-NHBL ngày 03/11/2014 về việc ban hành Quy định về cấp tín dụng bán lẻ.
5. BIDV 2014. Quyết định số 8955/QĐ-QLTD ngày 14/11/2014 quy định về giao dịch bảo đảm.
6. BIDV 2015. Quy định vềứng xử và sử dụng mạng xã hội số 3220/QĐ-BIDV ngày 20/05/2015.
7. BIDV 2015. Quyết định số 4633/QĐ-BIDV ngày 30/06/2015 về việc ban hành Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức.
8. BIDV 2016. Quyết định số 354/QĐ-BIDV ngày 27/05/2016 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát.
9. BIDV 2016. Quyết định số 8751/QĐ-BIDV ngày 31/10/2016 về việc Uỷ
quyền ký và thực hiện các hợp đồng, văn bản liên quan đến hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh.
10.BIDV 2016. Quyết định số 11324/QĐ-BIDV ngày 30/12/2016 về việc phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành.
11.BIDV 2017. Quyết định số 350/QĐ-BIDV ngày 14/03/2017 về việc ban hành Quy chế cho vay.
12.Bộ môn Kiểm toán - ĐH Kinh tế TPHCM 2014. Giáo trình kiểm toán. Tp HCM: nhà xuất bản kinh tế.
13.Bộ Tài Chính 2012. Thông tư số 214/2012/TT–BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012.
14.Chính phủ 2014. Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng.
15.Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh 2012. Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 20-26.
16.Đinh Phà Minh 2006. Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các NHTM nhà nước, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 51, trang 17-21.
17.Đinh Phi Hổ 2014. Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế & Viết Luận Văn Thạc Sĩ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.
18.Đỗ Trần Hải Hà 2015. Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phan Đình Phùng.
Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học Ngân hàng TP. HCM.
19.Hoàng Huy Hà 2006. Bàn về cơ chế kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học Giải pháp phát triển hệ thống giám sát tài chính- ngân hàng hữu hiệu, Ngân hàng nhà nước.
20.Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp HCM: Nhà xuất bản Thống kê.
21.Hồ Tuấn Vũ 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, trường đại học Kinh tế TP.HCM.
22.Hứa Thị Tuyết Sương 2016. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế,
trường đại học Ngân hàng TP. HCM.
23.James, H, Donnelly 2001. Quản lý. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê.
24.Marshall, C., & Rossman, G. B. 2015. Thiết kế nghiên cứu định tính. Tp Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.
25.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2006. Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN ngày 01/8/2006 về Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD.
26.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2006. Quyết định số 37/2006/QĐ- NHNN ngày 01/8/2006 ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của các TCTD.
27.Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2015. Thông tư 03/2015/TT-NHNN hướng dẫn một số điều của nghị định 26/2014/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức và hoạt
động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
28.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2018. Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
29.Ngô Thái Phượng và Lê Thị Thanh Ngân 2015. Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn Basel, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 5 (422), tháng 3/2015.
30.Nguyễn Anh Phong và Hà Tôn Trung Hạnh 2010. Nâng cao hiệu quả hoạt
động kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM, Tạp chí phát triển kinh tế, số 10, trang 41-48.
31.Nguyễn Anh Tuấn 2006. Bàn về cơ chế kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 186, tháng 4 năm 2006.
32.Nguyễn Đình Thọ – Nguyễn Thị Mai Trang 2008. Nghiên cứu khoa học trong Quản Trị Kinh Doanh, Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
33.Nguyễn Đình Thọ 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, thiết kế và thực hiện, Tp HCM: Nhà xuất bản lao động xã hội.
34.Nguyễn Minh Phương 2014. Một số yếu kém trong quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại và khuyến nghị, Tạp chí ngân hàng, số 6, tháng 03/2014.
35.Nguyễn Quang Huy 2015. Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Đồng Tháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
trường đại học Ngân hàng TP. HCM.
36.Nguyễn Quang Quynh 2005. Lý thuyết kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
37.Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ 2014. Giáo trình Kiểm toán tài chính.
Hà Nội: Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân.
38.Nguyễn Thị Hương Liên 2015. Bài học từ thất bại của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại. Tạp chí khoa học kiểm toán, số tháng 08/2015.
39.Nguyễn Thị Phương Hoa 2009. Giáo trình kiểm soát quản lý, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
40.Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng 2015. Tổng quan lý thuyết về tác
động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 113, trang 50-62.
41.Lê Mai Phương 2011. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, KSNB tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường
đại học Ngân hàng TP. HCM.
42.Phan Thụy Thanh Thảo 2007. Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ
tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học Kinh tế TP. HCM.
43.Phạm Quang Huy 2014. Bàn về COSO 2013 và định hướng vận dụng trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lược kinh doanh, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 15(25), trang 29-33.
44.Quốc hội Việt Nam 2010. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số
47/2010/QH12.
45.Quốc hội Việt Nam 2015. Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.
46.Quốc hội Việt Nam 2017. Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật các tổ
chức tín dụng số 17/2017/QH14.
47.Trần Thị Giang Tân 2012. Kiểm soát nội bộ, Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.
48.Võ Thị Hoàn Nhi và Lê Thị Thanh Huyền 2014. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo mô hình COSO, Tạp chí ngân hàng, số 14, trang 22-27.
49.Vũ Thúy Ngọc 2006. Hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng thương mại hiện đại. Tạp chí Ngân hàng, số 9, trang 29-30.
Tiếng Anh:
1. Angella Amudo, Eno L. Inanga 2009. Evaluation of Internal Control Sys- tems: A Case Study from Uganda, International Research Journal of Finance and Economics, 27:125-144.
2. Basel Bank Committee of Supervision 2003. Enhancing Corporate Gover- nance for Banking Organizations.
3. Basel committee of Supervision 1998. Framework for internal control sys- tems in Banking organization
4. C.T.Gamage and AAJ Fernando 2014. Effectiveness of internal control sys- tem in state commercial banks in Sri Lanka, International Journal of Scientific Re- search and Innovative Technology, Vol. 1 No. 5: 25-44.
5. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (CO- SO) 1992. Internal control-integrated framework. New York, NY: AICPA.
6. COSO 2004. Enterprise Risk Management-Integrate Framework- Excutive Summary Framework, September 2004.
7. COSO 2013. The 2013 Internal Control–Integrated Framework.
8. COSO 2013. The 2013 COSO Framework & SOX Compliance: One Ap-