Tính công suất IOL cho bệnh nhân mổ 1mắt

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp điều trị bệnh cận thị ở người trưởng thành (Trang 54 - 59)

+ Bệnh nhân cận thị cao 2 mắt nhưng chỉ muốn mổ 1 mắt hoặc 1 mắt đục TTT tiến triển phải mổ 1 mắt. Đối với bệnh nhân này có thể tính toán như sau:

* Để đạt được chính thị hoặc cận nhẹ 1 mắt, mắt còn lại cận thị cao sẽ gây ra hiện tượng khúc xạ không đều ( anisometropia) và hình ảnh không đều( aniseikonia). Để tránh điều này chúng ta phải giảm độ cận của mắt còn lại bằng kính tiếp xúc, hoặc Laser, hoặc mổ TTT cả hai mắt.

* Nếu mắt mổ chủ đạo không cần can thiệp mắt còn lại. Đây là sự lựa chọn cho bệnh nhân trẻ.

* Có thể để mắt mổ còn -2D sau phẫu thuật, làm cho chênh lệch khúc xạ 2 mắt không quá lớn sẽ tránh được hiện tượng khúc xạ không đều và hiện tượng hình ảnh không đều. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn phải đeo kính sau khi mổ. Sự lựa chọn này phù hợp với người già Ýt hoạt động.

+ Bệnh nhân bị cận thị trục 1mắt, mắt còn lại bình thường.Trường hợp cận thị trục ở 1 mắt là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp, gây ra lệch khúc xạ và nhược thị ở mắt cận, có thể xảy ra từ trẻ. Khi 40, 50 tuổi đến khám bệnh vì mắt cận giảm thị lực do đục TTT tiến triển, thường mắt này khó đo bằng siêu âm A và có thể đọc như mắt lành, do đó gây sai số rất lớn sau mổ. Chiều đài trục nhãn cầu 2 mắt chênh lệch có thể tới 3 mm hoặc 4 mm. Sự lựa chọn trong trường hợp này như sau[78]:

• Chọn chính thị cho mắt cận thị trục sau mổ: Mặc dù thị lực tăng Ýt do nhược thị nhưng góp phần làm tăng thị trường 2 mắt, nó không làm tăng sai lệch hình ảnh giữa 2 mắt(iseikonia), tuy nhiên, có thể có vấn đề vì kết hợp một mắt nhược thị.

• Chọn mắt cận -2D đến -3D: Thị lực nhìn xa tăng Ýt, nhưng cải thiện thị lực nhìn gần, không cần đeo kính. Tuy nhiên mắt này nhược thị, thị lực Ýt khi trên 3/10.

3.2.4. Trang bị cho các cơ sở nhãn khoa tuyến tỉnh các trang thiết bịphù hợp để khám, điều trị và theo dõi cho bệnh nhân mắc bệnh cận thị phù hợp để khám, điều trị và theo dõi cho bệnh nhân mắc bệnh cận thị

Phối hợp với ủy ban nhân dân các địa phương phân bổ ngân sách hợp lý, có chính sách phù hợp để phát triển khoa mắt trong bệnh viện tỉnh thành các cơ sở nhãn khoa tương tự tuyến trung ương.

Máy điện võng mạc Neuropack Máy siêu âm AB Nidex

Máy OCT Máy chụp ảnh đáy mắt

Hinh 3.1. Hình ảnh một số máy thăm khám cận lâm sàng:

Hình 3.4. Khám siêu âm A, B

Hình 3.6. Khám đáy mắt bằng máy OCT

Hình 2.8. Phẫu thuật lấy TTT, đặt IOL

KẾT LUẬN

luận như sau:

1.Biểu hiện của bệnh cận thị rất đa dạng phong phú trên lâm sàng và cận lâm sàng

Trên lâm sàng, 100% bệnh nhân có tổn hại võng mạc hậu cực theo các mức độ từ nhẹ như dãn mỏng võng mạc, teo võng mạc khu trú, teo tỏa lan và nặng hơn là tổn thương hoàn toàn vùng võng mạc hậu cực do giãn lồi quá mức của củng mạc, làm giảm chức năng của võng mạc.

Do ảnh hưởng về mặt giải phẫu của võng mạc mà chức năng trên điện võng mạc cũng ảnh hưởng nhiều, kết quả nghiên cứu cho thấy 81,73% số mắt có biểu hiện suy giảm chức năng.

Siêu âm thấy có 59,6% số mắt có trục nhãn cầu ≥ 30mm và OCT cũng có tới 72,1% số mắt giảm chiều dày võng mạc trung tâm.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy TTT đặt TTTNT công suất thấphậu phòng hậu phòng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp điều trị bệnh cận thị ở người trưởng thành (Trang 54 - 59)

w