THỰC TRẠNG BỆNH CẬN THỊ VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH CẬN THỊ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
2.1.4. Nhân tố di truyền
Phân tích về nguyên nhân gây bệnh cận thị, nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: yếu tố di truyền chiếm tới 89%, chỉ có 11% do môi trường. Mới đây, các nhà khoa học tại bệnh viện St. Thomas ở London đã nghiên cứu và đưa ra kết quả làm tăng sức thuyết phục của luận điểm này. Bằng phân tích thông tin AND của 221 cặp song sinh giống và khác nhau được lưu giữ tại bệnh viện cho
thấy trên những bệnh nhân mắc bệnh cận thị, trục nhãn cầu dài hơn bình thường này. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trục trặc của gen PAX6, tương đối phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh cận thị, đây là gen có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của thị giác. Các phiên bản lỗi của gen PAX6 có thể khiến trẻ dễ bị bệnh cận thị hơn, những trẻ mang sẵn trục trặc này sẽ có nguy cơ bị cận thị nặng hơn nếu suốt ngày xem vô tuyến hoặc chơi trò chơi điện tử. Theo tiến sĩ Chris Hammold, đối với những trường hợp bị cận thị từ nhỏ và ngày càng phát triển nghiêm trọng, khả năng mang yếu tố gen gây bệnh là rất lớn.
Những yếu tố môi trường cũng có thể làm cho vấn đề cận thị trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy người lớn cần sớm nhận thức được điều này để điều chỉnh sinh hoạt cho trẻ, nhất là khi cha mẹ đều bị hạn chế thị lực. Không nên cho trẻ xem nhiều vô tuyến, chơi trò chơi điện tử hoặc sử dụng máy tính nhiều giờ liền, thay vào đó bằng các hoạt động ngoài trời sẽ tốt hơn cho sự phát triển của thị lực của trẻ.