- Những vấn đề đặt ra
3.2.3.5. Cách tính công suất IOL mắt cận thị cao
Trong những năm qua, phẫu thuật lấy TTT ngoài bao đặt TTT NT công suất phù hợp vào trong tói bao TTT, đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, mang lại nhiều lợi Ých cho bệnh nhân, cải thiện thị lực khá tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như mắt cận thị cao có nhiều sai số, làm cho kết quả khúc xạ sau mổ không đạt được mục tiêu đề ra trước mổ. Sở dĩ có sai số công suất IOL là do võng mạc hâu cực của mắt cận thị giãn lồi quá nhiều, làm võng mạc mỏng hơn bình thường, cho nên chùm tia siêu âm không tới được đúng hoàng điểm mà máy đo trục sinh học vẫn nhảy số ra kết quả trục nhãn cầu. Sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng, cải tiến các công thức tính toán công suất IOL
cho mắt mổ TTT. Các nhà nhãn khoa lâm sàng nhận thấy rằng, công thức SRK II chỉ phù hợp cho mắt chính thị hoặc cận thị nhẹ, trục nhãn cầu 22mm- 26mm. Còn mắt cận thị cao (trục nhãn cầu ≥ 26mm), hoặc viễn thị (trục nhãn cầu < 22mm), cần phải hiệu chỉnh cho phù hợp để đạt được khúc xạ sau mổ theo ý muốn. Chính vì vậy nhiều công thức tính toán công suất IOL mới ra đời như Holladay, Haigis, Hoffer Q, SRK/T. Những công thức này đã phần nào giải quyết được các tồn tại của công thức SRK II, kết quả sau mổ được cải thiện, bệnh nhân hài lòng với thị lực sau mổ hơn. Trong một nghiên cứu về độ chính xác của những công thức tính công suất IOL mới ở Đức, Terzi E và cộng sự cho rằng các công thức Holladay 2, Hoffer Q, SRK/T và Haigis có thể sử dụng để tính toán công suất IOL, cho Ýt sai sè sau mổ trên mắt cận thị cao và viễn thị cao[103] [113] [125]. Còn trong nghiên cứu của mình Petermeier K và cộng sự [103] nghiên cứu trên 60 mắt cận thị nặng được đo trục nhãn cầu bằng IOL Master và tính toán công suất IOL trước và sau phẫu thuật bằng nhiều công thức khác nhau. Mắt phẫu thuật chia thành 2 nhóm : 1 nhóm được đặt IOL có công suất dương trung bình +3,10 ± 1,5D, còn nhóm đặt IOL công suất âm trung bình -3,2 ± 1,7D, sau mổ khúc xạ tương đương cầu trung bình của 2 nhóm lần lượt là -1,42±1,33D và -0,41±1,81D. Kết quả sau mổ cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm công suất dương và công suất âm. Tính công suất bằng công thức SRK II có độ lệch khúc xạ sau mổ rất lớn, các công thức còn lại có độ lệch khúc xạ sau mổ nhỏ hơn. Ông đi đến kết luận không thể dùng công thức SRK II để tính công suất IOL cho bệnh nhân cận thị cao, các công thức còn lại cũng có thể áp dụng được vì độ lệch khúc xạ sau mổ nhỏ. Công thức SRK/T cho độ lệch khúc xạ nhỏ nhất nên áp dụng tính công suất cho mắt cận thị cao.