THỰC TRẠNG BỆNH CẬN THỊ VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH CẬN THỊ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
2.1.3. Thay đổi đáy mắt vùng chu biên
Các tổn thương ở chu biên thường đe dọa tới chức năng thị giác nhiều hơn so với tổn thương vùng hậu cực.
Sau khi sinh, sự giãn nở và kéo dài của mắt chủ yếu xảy ra ở vùng ora serata, sự kéo dài này dẫn đến những biến đổi quan trọng ở vùng chu biên đáy mắt và có thể dẫn đến rách và bong võng mạc. Có từ 5 -7% bệnh nhân bị cận thị nặng có vết rách ở vùng chu biên võng mạc [43]. Tuy nhiên tỉ lệ bong võng mạc thấp chứng tỏ không phải cứ mắt rách võng mạc chu biên đều dẫn đến bong võng mạc. Người bị cận thị dễ bị bong võng mạc hơn so với người bình thường và chiếm tới 35-79% số trường hợp bong võng mạc. Cận thị càng nặng càng dễ bị bong võng mạc, nam bị nhiều hơn nữ. Bong võng mạc hai bên gặp từ 8%- 32% những người bị cận thị [43] [128]. Có các loại biến đổi bất thường đáy mắt vùng chu biên như:
* Các vết trắng không Ên là những vùng màu trắng hoặc xám chạy vòng xung quanh võng mạc vùng chu biên, chúng có thể phẳng hoặc nhô lên như dạng bãi cát hoặc bãi tuyết chúng thường có hình dạng không đều phủ hầu như toàn bộ vùng chu biên, hoặc khu trú chủ yếu ở góc 1/4 thái dương dưới, trong trường hợp tổn thương phẳng thì có thể lan rộng về phía sau tới xích đạo hoặc các mao mạch phía sau vùng hậu cực. Trên bề mặt của vết trắng không Ên có nhiều chấm màu trắng vàng hoặc các đường mảnh. Các bệnh nhân có vết trắng không Ên này đều có bong dịch kính phía sau ở ngoài vùng vết trắng không Ên.
Đa số các chuyên gia về võng mạc đều cho rằng: nguyên nhân của vết trắng không Ên là do co kéo dịch kính võng mạc. Nó chiếm tỉ lệ khoảng 35% ở người cận thị nặng [43]. Đây là một tổn thương lành tính, tuy nhiên khi nhô cao chúng thường gây ra những chỗ rách nhỏ và gây bong võng mạc có dịch kính
dưới màng bong.
- Thoái hoá rào:
Là tổn thương quan trọng nhất ở võng mạc chu biên mắt cận thị. Thoái hóa này Ýt gặp nhất nhưng thường phối hợp với rách và bong võng mạc. Thoái hoá rào là những vùng thẳng hoặc hình thoi từ xích đạo trở ra, các vùng này thường có bờ rõ và chạy vòng quanh nhãn cầu, có thể thấy sắc tố võng mạc bên trong. Mức độ sắc tố có thể thay đổi rất khác nhau từ không có đến nhiều sắc tố to. Tại vùng tổn thương võng mạc bị mỏng đi và có hoá lỏng dịch kính, ở vùng bờ tổn thương dịch kính bị cô đặc và có những sợi dịch kính dính vào, theo thời gian những vùng dính dịch kính trở nên rõ rệt hơn và các lỗ tròn xuất hiện bên trong tổn thương. Các đường màu trắng chạy ngang dọc qua vùng tổn thương có thể gặp trong một số mắt, các đường này chính là các mạch máu võng mạc bị dày lên hoặc bị hyalin hoá tạo thành hình ảnh giống như hàng rào. Thoái hoá rào thường lan rộng theo hướng vòng quanh nhãn cầu và xuất hiện vùng thoái hoá mới đặc biệt trên người trẻ.
Tỉ lệ thoái hóa rào thường xuất hiện ở hai mắt và ở góc thái dương trên. Những tổn thương thẳng không có sắc tố mà có dạng xương còn gọi là thoái hoá dạng bọt sên thường được coi là biến đổi của thoái hoá rào do chúng cùng có cùng vị trí và kèm theo hiện tượng hoá lỏng dịch kính và rách võng mạc lớn hơn. Tỷ lệ thoái hoá rào khoảng 19 - 22% trên mắt cận thị nặng [20] [43].
- Thoái hoá sắc tố: là loại thoái hoá Ýt được nghiên cứu và tìm hiểu nhất, nó nhiều lên khi trục nhãn cầu tăng lên. Trục nhãn cầu 21mm có tỉ lệ 0,8% và tới 75% thoái hóa sắc tố ở mắt có trục nhãn cầu > 30mm. Tuổi cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng vì chỉ gặp 6% ở người trẻ trong khi gặp 41% ở người > 40 tuổi. Ngoài ra còn gặp các yếu tố khác như mạch máu, viêm và nhiễm độc cũng đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh.
sắc tố có thể thay đổi từ đáy mắt nhạt màu nhẹ toả lan tới xuất hiện các mảng sắc tố. Bờ sau thường lan tới cách vùng ora serata một vài đường kính gai thị và có ranh giới rõ rệt. Tổn thương này thường xuất hiện ở hai bên và không có sự khác biệt về giới. Nó có xu hướng phối hợp với vết trắng không Ên ở người trẻ và thường phối hợp với thoái hoá rào ở người trên 40 tuổi. Tổn thương này thường xuất hiện ở góc thái dương trên. Lắng đọng sắc tố trong tổn thương này thường được cho là di cư và lắng đọng của biểu mô sắc tố võng mạc.
- Thoái hoá đá lát:
Đó là những vùng võng mạc màu trắng vàng hình tròn lõm nhẹ phía ở sau ora sereta từ 1-2 đường kính gai. Kích thước của chúng từ 0,1÷1 đường kính gai. Chúng có thể đơn độc hoặc thành nhóm, khi thành nhóm chúng thường kết hợp nhau thành vệt tổn thương có bờ không đều, sắc tố thường thấy ở vùng rìa và có các mạch máu hắc mạc ở nền của tổn thương, loại thoái hoá này thường gặp nhất ở góc thái dương dưới, gặp cả hai mắt từ 38-57% các trường hợp và không có sự khác biệt về giới [43]. Tỷ lệ bị thoái hoá đá lát liên quan đến chiều dài trục nhãn cầu và tuổi, ở người trẻ Ýt gặp hơn, người trên 40 tuổi gặp tới 40%[43].
Nguyên nhân của thoái hoá đá lát do mạch máu võng mạc bị mỏng đi, mất nhiều tế bào que và nón, mao mạch hắc mạc bị biến mất, đặc biệt ở trung tâm tổn thương, có sự hoà nhập của võng mạc cảm thụ với tổ chức bên dưới. Biểu mô sắc tố võng mạc bị mất ở vùng trung tâm tổn thương và tăng sinh ở vùng rìa. Thoái hoá đá lát là tổn thương lành tính không kèm theo rách võng mạc.