Điều kiện tự nhiên xã Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 26 - 30)

3.2.1.1. Vị trí địa lý

*) Toạ độ địa l :

- Từ 20°55 - 21°07' V độ Bắc.

- Từ 105°18' - 105°30' Kinh độ Đông. *) Vị trí, gianh giới:

- Phía Đông giáp xã Vân Hòa. - Phía Tây giáp xã Minh Quang. - Phía Nam giáp xã Khánh Thượng.

- Phía Bắc giáp xã Ba Trại và xã Tản L nh.

3.2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng: *) Địa hình:

Xã Ba Vì là xã thuộc vùng núi trung bình, nằm kề chân VQG ba Vì, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn địa. Địa hình vùng núi trung bình có độ cao tuyệt đối từ

200m đến 400m. Địa hình bị chia cắt bởi những khe hẹp và những thung lũng suối hẹp. Nhìn chung, địa hình trải rộng có độ dốc lớn.

*) Thổ nhưỡng:

Nền địa chất khu vực có phân vị địa tầng cổ nhất thuộc các đá biến chất tuổi Proterozoi, gồm các đá gnai, đá phiến biotit - silimanit xen với gnai biotit, đá hoa. Nền chính là các loại đá phiến thạch sét, sa thạch, đá hỗn hợp, đá Pocphirit, sa thạch xen những vỉa quắcrit, phù sa cổ ở một số khu vực đồi núi thấp. Có thể tổng hợp theo các nhóm đá điển hình sau:

- Nhóm đá macma kiềm và trung tính. - Nhóm đá trầm tích.

- Nhóm đá biến chất.

Với thành phần đá mẹ rất phong phú và đa dạng đã hình thành nên nhiều loại đất khác nhau.

- Đất Feralit mùn vàng nhạt. - Đất Feralit đỏ vàng.

- Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tích, lũ tích, sản phẩm hỗn hợp. Đất có tầng dầy, màu vàng sẫm, đất có sự phân lớp và thành phần cơ giới đất thịt từ trung bình tới nhẹ.

3.2.1.3. Khí hậu thủy văn *) Khí hậu:

Xã Ba Vì nằm ngay dưới chân VQG Ba Vì, phía Bắc bị che khuất bởi núi Ba Vì nên khí hậu chịu ảnh hưởng chính của tiểu vùng khí hậu huyện Ba Vì.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 4 mùa trong năm rõ rệt với mùa đông lạnh và khô.

Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,40

C.

Ở nơi thấp: Nhiệt độ tối thấp trung bình xuống tới 13,10C; nhiệt độ tối cao trung bình lên tới 39,90

C.

Lượng mưa trung bình năm 2.166 mm, phân bố không đều trong năm, tập trung cao nhất tháng 7, 8.

Tổng bức xạ 147,0 (kcl/cm2). Tổng số giờ nắng 1558,2 giờ/năm. Tổng số ngày mưa 153,1 giờ/năm. Lượng mưa bốc hơi 958,5 mm.

*) Thủy văn: Chi phối bởi các sông , kênh và khe suối nhỏ. 3.2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất xã Ba Vì

Diện tích chia theo mục đích sử dụng đất nông nghiệp với diện tích lớn: 2.414,03 ha, chiếm 95% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, một qu đất lớn là một trong những lợi thế cho phát triển sản xuất nông nghiệp; đất khu dân cư nông thôn diện tích 189.15 ha chiếm 7,44 % tổng diện tích đất tự nhiên của xã.

(i)- Đất sản xuất nông nghiệp diện tích: 211,77 ha, chiếm 9% tổng diện tích đất nông nghiệp trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm (lúa): 22,62 ha. - Đất trồng cây lâu năm: 189,15 ha.

(ii)- Đất lâm nghiệp diện tích 2.201,98 ha, chiếm 91% tổng diện tích đất nông nghiệp trong đó:

- Đất rừng sản xuất: 40,94 ha. - Đất rừng phòng hộ: 2161,04 ha.

(iii)- Đất nuôi trồng thủy sản diện tích 0,28 ha chiếm một phần rất nhỏ so với tổng diện tích đất nông nghiệp.

3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Ba Vì 3.2.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Dân số: Toàn xã có 2.016 khẩu, với 449 hộ, số lao động chính là 880 người, mật độ trung bình 73,87 người/km2

(tính đến hết tháng 02/2010), tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 0,9 - 1,2%.

Dân tộc: Toàn xã Ba Vì chủ yếu là dân tộc Dao.

Lao động: Người dân sống chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 94%; ngành nghề khác chiếm 4,8%; cán bộ công nhân viên nhà nước 1,2%.

3.2.2.2. Thu nhập

Tổng thu nhập bình quân: 3.500.000 đồng/người/năm; bình quân lương thực 340 kg/người/năm.

Đời sống người dân ngày càng được cải thiện, số hộ khá, giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng thâm canh tăng thêm vụ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (năng suất lúa đạt 51 tạ/ha/năm, thâm canh tăng vụ từ 2 - 3 vụ/năm).

3.2.2.3. Cơ sở hạ tầng

Trong mấy năm trở lại đây được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, xã được đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thủy lợi, điện nông thôn, trường học, trạm xá và các công trình phúc lợi khác.

Cụ thể: Trong xã có 3 trạm biến áp với công suất 330KWh, một trạm xá, 8 phòng học, một công trình nước sạch, trụ sở UBND xã đang đầu tư xây dựng mới.

Chương 4:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 26 - 30)