Kỹ thuật trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 60 - 63)

- Trên đất sau nương rẫy:

4.4.2. Kỹ thuật trồng

4.4.2.1. Điều kiện gây trồng

Sa nhân tím là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng, vì vậy nên trồng dưới

tán các loại cây gỗ có tán che như: Keo dậu, Nhãn, Vải, Hồng...

Lập địa trồng:Sa nhân tím có biên độ sinh thái rộng, có thể trồng trên nhiều

loại đất khác nhau (đất vườn nhà, vườn đồi, đất sau nương rẫy,...) nhưng phù hợp

trồng trên đất feralit vàng hoặc nâu xám; độ dày tầng đất tối thiểu từ 30cm trở lên;

hàm lượng mùn ở mức trung bình trở lên, đất ẩm, độ pH 0,4 – 0,7. Không trồng Sa nhânở nhưng nơi đất xấu, nhiều sỏi đá nghèo kiệt về dinh dưỡng.

Vùng trồng:Đồi núi thấp, độ cao tuyệt đối dưới 600m so với mực nước biển.

Địa hình: Đồi núi thấp; có độ cao tuyệt đối dưới 600m so với mực nước

biển; độ dốc dưới 30o; đất càng bằng phẳng càng tốt, sẽ thuận lợi áp dụng các biện pháp cơ giới hoá cao.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa; độ ẩm không khí trên 80%; lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm- 3.300mm; nhiệt độ trung bình năm 20 - 250C.

4.4.2.2. Thời vụ trồng

Sa nhân tím có thể trồng gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào 2 vụ chính:

- Vụ xuân: Từ tháng 2 – 3 dương lịch (mưa phùn, đất ẩm, ít nắng).

- Vụ hè thu: Từ tháng 5 –7 (bắt đầu vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao).

4.4.2.3. Xử lý thực bì

Trước khi trồng cần tiến hành xử lý thực bì toàn diện; phát toàn bộ cây bụi,

dây leo, bụi rậm, cỏ dại... Lưu ý để lại một số cây thân gỗ có tán để che bóng ban

đầu khoảng 30- 50% (độ tàn che = 0,3 - 0,5).

Đối với trồng xen với cây ăn quả hoặc dưới tán rừng cần chặt bỏ những cây

phi mục đíchvà cắt tỉa bớt cành phía dưới những cây ăn quả, cây lấy gỗ.

Thực bì sau khi phát dọn, thu dọn toàn bộ ra ngoài, hoặc phơi khô đốt lấy tro.

4.4.2.4. Làm đất

Tùy vào điều kiện cụ thể mà có thể làm đất toàn diện hoặc cục bộ:

(i)-Làm đất toàn diện:Đối với những nơi đất tương đối bằng phẳng (độ dốc

< 150) có thể làm đất bằng máy cày hoặc dùng trâu bò, dùng cuốc, cuốc lật toàn bộ

diện tích đất cần trồng cây trước khi đào hố khoảng 1-2 tuần để phơi đất.

(ii)- Làm đất cục bộ: Đối với những nơi không có điều kiện làm đất toàn diện, nơi có độ dốc lớn từ (15 – 30 độ), tiến hành làm đất cục bộ bằng cách đào hố

hoặc làm đất theo kiểu bậc thang chạy song song với đường đồng mức. Tùy theo

điều kiện địa hình,độ dốc,… mà có thể làm đất theo kiểu bậc thang, bậc thang được làm theo đường đồng mức, khoảng cách mỗi bậc rộng từ 2 - 3m, đủ trồng từ 2 - 3

hàng Sa nhân trên một bậc thang.

(iii)-Sau khi làm đất xong tiến hành đào hố: Hố có kích thước 30x30x30cm,

khoảng cách giữa các hố là 1 x 1m, bố trí theo hình nanh sấu, các hàng chạy song song theo đường đồng mức.

Hình 4.21: Làm đất toàn diện bằng máy cày "Nguồn: Đề tài 2011"

Hình 4.22: Cuốc hố 30x30x30cm "Nguồn: Đề tài 2011"

4.4.2.5. Bón lót

Bón lót sau khi đào hố 7 - 10 ngày là tốt nhất, tuy nhiên cũng có thể bón ngay sau khi đào. Mỗi hố bón 2kg phân chuồng hoai.

Cách bón: Dùng cuốc gạt một phần lớp đất mặt xuống đáy hố, sau đó tiến

hành bón phân và trộn đều phân với lớp đất mặt thành hỗn hợp đất và phân, sau đó

gạt lớp đất còn lại xuống lấp hố, lấp đầy gần bằng mặt hố khoảng 3/4 hố.

Hình 4.23. Bón lót Hình 4.24. Trộn đất với phân lấp hố “Nguồn: Đề tài 2011”

4.4.2.6. Mật độ và phươngthức trồng

- Mật độ trồng: 10000 cây/ha (1x1m), hoặc 6.944 cây/ha (1,2x1,2m)

-Phương thức trồng: Trồng thuần loài dưới tán một số cây gỗ, cây ăn quả...

4.4.2.7. Kỹ thuật trồng

- Sau khi lấp hố từ 7- 10 ngày, khi thời tiết thuận lợi chọn ngày râm mát, có

mưa, đất đủ ẩm có thể tiến hành trồng.

- Dùng cuốc hoặc xẻng tạo một lỗ ở chính giữa hố đã đào với chiều sâu lớn

hơn chiều cao của bầu cây, bề rộng lớn hơn đường kính bầu cây (đối với cây có

bầu) và chiều sâu khoảng 10cm (đối với cây rễ trần).

- Đặt cây vào hố theo chiều thẳng đứng, để rễ buông tự do, vun lớp đất tơi

xốp vào và lèn chặt xung quanh từ ngoài vào trong, sau đó vun tiếp phần đất còn lại để lấp hố.

- Lưu ý khi trồng: (i)- Đối với trồng bằng cây trong bầu trước khi trồng phải

tiếnhành xé vỏ bầu, dùng tay bóp nhẹ miệng túi bầu, dùng vật sắc nhọn rạch túi bầu để tránh làm vỡ bầu; (ii)- Khi lấp hố chỉ lấp kính mặt bầu khoảng 3-5cm và lấp kín

của ở phần gốc đối với cây rễ trần. Nếu lấp quá sâu sẽ làmảnh hưởng đến tỷ lệ sống

và khả năng sinh trưởng và đẻ nhánh của cây sau này.

- Trồng cây tạo tán che bóng: Trồng cây tạo tán che bóng nên tiến hành trước

hoặc cùng lúc với trồng Sa nhân.

+ Đối với những chỗ đất trống cần tiến hành trồng những cây mọc nhanh, tán

rộng có khả năng cố định đạm cải tạo đất như Keo, Keo dậu, Muồng... để tạo tán

che bóng cho Sa nhân.

+ Đối với nơi đất dốc > 150 tiến hành trồng Cốt khí thành từng hàng theo

đường đồng mức, mỗi hàng cách nhau 5m, vừa chống xói mòn, tạo bóng che và giữ ẩm cho đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)