Kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 63 - 69)

- Trên đất sau nương rẫy:

4.4.3. Kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ

4.4.3.1. Chăm sóc

Cây sau khi trồng phải chăm sóc thường xuyên định kỳ 3 tháng/lần (4

*) Trồng giặm:

Sau khi trồng từ 20- 30 ngày tiến hành kiểm tra phát hiện những cây bị chết

cần tiến hành trồng dặm ngay, cây trồng dặm đảm bảo tiêu chuẩn như cây trồng

chính, nội dung trồng dặm tương tự như trồng chính.

*) Tưới nước:

Sa nhân tím là cây ưa ẩm, giai đoạn cây mới trồng còn non, yêu cầu đất đảm

bảo đủ độ ẩm là rất cần thiết. Sau khi trồng nếu thời tiết không mưa, đất khô phải

tiến hành tưới nước ngay, trong khoảng 2 tuần đầu tưới 2-3 lần/tuần, điều kiện có

thể tưới trong khoảng 4-6 tuần đầu sau khi trồng.

*) Làm cỏ, xới đất:

- Làm cỏ: Phương thức trồng thuần loài Sa nhân tím dưới tán cây gỗ, cây ăn

quả,...Đối với đất vườn được canh tác thường xuyên nên ít tốn công làm cỏ hơn so

với đất sau nương rẫy hoặc dưới tán rừng.

Cách làm: Dùng cuốc hoặc xẻng rẫy sạch cỏ xung quang khóm và dùng tay

nhổ cỏ trong khóm, do Sa nhân có hệ rễ mọc nông, thân rễ nổi trên mặt đất nên nếu

dùng cuốc, xẻng dẫy cỏ bên trong khóm sẽ làm đứt rễ và thân ngầm. Cỏ dại rẫy xong, đem phơi nắng sau mục nát thành mùn cho đất, hoặc rọn sạch cỏ ra bên ngoài,

phơi khô rồi đốt.

- Xới đất: Sau khi làm sạch cỏ tiến hành xới đất xung quanh khóm, tạo độ tơi

xốp trên mặt đất (lưu ý tránh làm đứt thân ngầm và rễ xung quanh). Do đặc điểm

thân ngầm Sa nhân mọc nổi trên bề mặt đất nên chỉ xới đất, không cần vun gốc.

*) Bón thúc:

Phân bón là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, chất khoáng bổ sung cần

thiết cho cây trồng, nhờ có bón phân mà cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm sau khi thu hoạch

Bón 1 lần/năm, năm thứ nhất bón vào tháng 7 - 8, kết hợp làm cỏ, xới đất

Từ năm thứ hai trở đi bón vào trước mùa ra hoa (tháng 3), mùa ra hoa tháng 4-5 hàng năm, bón phân kết hợp với làm cỏ, xới đất. Dùng dao, kéo cắt bỏ những

nhánh già, nhánh bị sâu bệnh, nhánh chết...tỉa bớt nhánh ở những chỗ mọc quá dày

Loại phân và liều lượng bón: 100g NPK (5: 10:3) Lâm Thao + 200g hữu cơ vi sinh Sông Gianh/khóm/năm.

Cách bón:Năm đầu khi Sa nhân tím chưa khép tán rắc đều phân xung quanh

gốc, từ năm thứ 2 trở đi khi Sa nhân đã khép tán, các nhánh mọc nhiều lam rộng kín

mặt đất, lúc này rắc phân đều trên toàn bộ diện tích, khối lượng phân bón tương đương 1.000 kg NPK (5: 10:3) Lâm Thao + 2.000 kg vi sinh Sông Gianh/ha/năm.

*) Điềuchỉnh độ tàn che:

Giai đoạn đầu nhu cầu về ánh sáng đối với Sa nhân tím không lớn, chịu

bóng nhiều hơn, nên trước khi trồng cần đảm bảo có cây che bóng. Giai đoạn sau

khi trồng 6 tháng tuổi, cây sinh trưởng, phát triển ổn định và đẻ nhánh trung bình từ

5-7 nhánh/khóm, thời điểm này cần tiến hành tỉa bớt cành, hoặc chặt bỏ bớt những

cây kém giá trị để điều chỉnh độ tàn che khoảng 0,5 (tán cây che sáng 50%) đảm

bảo không gian dinh dưỡng cho Sa nhân tím sinh trưởng.

Cây từ 12 tháng tuổi trở đi, thời gian này cây sinh trưởng mạnh, đẻ nhiều

nhánh, bắt đầu đã ra hoa, quả cần thiết phải tỉa cành điều chỉnh độ tàn che để

khoảng 0,3 (độ che sáng 30%) là tốt nhất.

4.4.3.2. Bảo vệ

Thường xuyên tuần tra tuyệt đối không để người và gia súc vào phá hoại,

làm hàng rào bảo vệ trâu, bò....

Vào mùa quả của Sa nhân tháng 7-8 và tháng 10-11, quả có nhiều tinh dầu,

có mùi thơm thường bị các loại động vật vào ăn quả như Sóc, Dúi, Nhím, Chuột...

Dùng bẫy, hoặc nuôi chó, mèo để hạn chế Chuột, Sóc... Không nên sử dụng thuốc

diệt chuột rắc xung quanh nơi trồng Sa nhân, đề phòng gia súc hay gia cầm ăn phải.

4.4.4. Thu hoạch, sơ chế, phân loại và bảo quản

*) Thu hoạch:

- Thời vụ thu hoạch:

+ Đối với vụ hoa ra từ tháng 4 –5, quả sẽ già từ cuối tháng 7 đến tháng 8.

+ Đối với vụ hoa ra từ tháng 7-8, quả sẽ già rải rác từ tháng 9 đến tháng 11.

Sa nhân phải thu hái đúng thời vụ thì chất lượng mới cao, thu hoạch khi quả

chín khoảng 20 ngày, vỏ quả màu đỏ tía, kẽ gai thưa quả cứng. Nếu để quả chín

mọng (quá 5 -7 ngày) mới thu hái thì quả mềm, hạt ngọt hết cay, ít tinh dầu là sa

nhân đường kém giá trị. Quả sa nhân còn non sẽ cho hạt không mẩy, vị không chua.

- Nhận biết quả già:

Khi quả già, các gai trên quả thưa và ngắn hơn so với khi còn non, quả

chuyển sang màu đỏ tía, bóp nhẹ thấy cứng, bóc vỏ ra thấy các khối hạt có màu nâu hay nâu vàng, phần áo hạt có vị ngọt.

- Cách thu hái:

Bới lớp lá, vật rơi rụng dưới gốc cây để tìm quả. Dùng dao, kéo cắt từng

chùm quả cho vào bao tải hay giỏ. Chỉ cắt chùm quả già, quả non để lại thu sau(do

hoa nở muộn).

Hình 4.25. Quả Sa nhân tím khi non Hình 4.26. Quả Sa nhân tím khi già

"Nguồn: Nguyễn Tập 2007"

*)Sơ chế:

- Loại bỏ tạp chất:

Quả thu được đem về tiến hành loại bỏ tạp chất, bao gồm rác và tạp chất, bóc

khi phơi sấy tạo thông thoáng quả nhanh khô, khi phơi sấy gần khô mới tách lấy

từng quả và cắt bỏ cuống, sau đó sấy tiếp đến khô.

-Phơi sấy:

Quả Sa nhân tím thu được phải đem phơi, sấy ngay. Phơi trực tiếp trên sân gạch, sân xi măng phải phơi từ 4 -5 nắng mới khô kiệt, không mốc. Nếu có điều

kiện, tốt nhất ban ngày đem phơi, đêm sấy. Nếu gặp trời mưa, phải đem sấy ngay, (trong điều kiện có lò sấy, tủ sấy chuyên dụng là tốt nhất). Nếu sấy bằng lò sấy tự

tạo cần bố trí để sấy gián tiếp bằng hơi nóng, tránh sấy trực tiếp trên lửa đề phòng bị

cháy. Nhiệt độ ở sàn sấy ổn định từ 40 – 500C, sàn sấy đan bằng phên, xếp thành các tầng khác nhau, cứ 4- 5 tiếng lại đảo vị trí các sàn. Quả Sa nhân phơi hoặc sấy

liên tục trong vòng 3–5 ngày sẽ khô kiệt.

Cứ 10 kg quả Sa nhân tươi sau khi phơi được 1,5- 1,8 kg quả khô, bóc ra được 0,7- 0,8 kg hạt.

- Phân loại quả:

Sa nhân có 4 loại hạt thương phẩm sau :

+Loại 1: Sa nhân hạt cau, quả hái đúng vụ chín, hạt to mẩy, khi khô không bị nhăn nheo, màu nâu sẫm hơi vàng, có vị chua và cay nồng.

+ Loại 2: Sa nhân non, quả hái sớm, chưa chín, không mẩy, có vết nhăn nheo, hạt còn trắng hay hơi vàng, vị cay nhưng không chua.

+ Loại 3: Sa nhân vụn, quả bị vụn do kỹ thuật phơi sấy không đúng, ít cay.

+ Loại 4: Sa nhân đường, quả quá chín, sau 5 -7 ngày mới hái, quả mềm có vị ngọt,

hết cay, ít tinh dầu, dễ bị ẩm và mốc.

Chỉ có Sa nhân loại 1 mới có giá trị xuất khẩu cao.

*) Đóng gói sản phẩm và bảo quản:

Sản phẩm Sa nhân thương mại trên thị trường là quả khô (còn vỏ). Khi sử

dụng người ta mới bóc bỏ vỏ. Sa nhân khô để cả vỏ cũng là cách để giữ cho khối hạt không bị ẩm vì không bị bay hơi mất tinh dầu. Quả Sa nhân khô được đóng

trong bao bì 2 lớp: Lớp trong là túi Polyetylen hay giấy chống ẩm và lớp ngoài là

mặt đất khoảng 50cm trở lên, để trong kho thoáng mát. Thường xuyên phải kiểm

tra, nếu phát hiện bao bị ẩm phải tiến hành xử lý ngay.

* Từ các kết quả nghiên cứu ở trên luận văn rút ra các yếu tố cơ bản cấu thành năng suất và chất lượng quả Sa nhân.

(i)- Giống:Chọn giống tốt (đã qua khảo nghiệm xuất sứ)

(ii)- Điều kiện gây trồng: Loại đất, độ cao, độ dốc, độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ, trạng thái thực vật...

(iii)- Kỹ thuật: Mật độ, độ tàn che, làm đất, bón phân, chăm sóc

(iv)-Thời vụ thu hoạch đúng thời vụ sẽ tăng sản lượng quả đạt tiêu chuẩn

(v)- Kỹ thuật chế biến thích hợp sẽ tăng chất lượng sản phẩm hạt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (loại 1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)