Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của Sa nhân tím

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 38 - 49)

- Trên đất sau nương rẫy:

4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của Sa nhân tím

4.2.1.Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới tỷ lệ sống của Sanhân tím

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân tới tỷ lệ sống của Sa nhân tím được tổng hợp tại bảng 4.4.

- Trên đất vườn đồi

Qua bảng 4.4, cho thấy tỷ lệ sống của các công thức bón phân chênh lệch không

lớn, dao động từ 91,33- 96,20%,trong đó công thứcbón phân 4 (2 kg phân chuồng +

100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh) tỷ lệ sống đạt cao nhất 96,20%và thấp nhất ở công

thức thí nghiệm 1 (đối chứng) chỉ đạt 91,33%, tỷ lệ sống trung bình của các công thức là 94,05%.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón tới tỷ lệ sống của Sa nhân tím Thí nghiệm trên đất vườn đồi

(xã Yên Bài - Huyện Ba Vì)

Thí nghiệm trên đất sau nương rẫy

(xã Ba Vì - Huyện Ba Vì) CT Tỷ lệ sống (%) χ2 CT Tỷ lệ sống (%) χ2 1 91,33 0,107 1 92,33 0,392 2 95,00 2 93,38 3 93,67 3 94,33 4 96,20 4 94,70 TB 94,05 TB 93,80 Ghi chú:

+ CT1: Không bón phân (đối chứng)

+ CT2: 2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 100g vi sinh Sông Gianh

+ CT3: 2 kg phân chuồng + 200g NPK (5:10:3) + 100g vi sinh Sông Gianh

+ CT4: 2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh Sông Gianh

Từ kết quả bảng 4.4 cho ta rút ra kết luận sau:

Kết quả kiểm tra sai dị theotiêu chuẩnFriedman cho thấy, giá trị tính toán (χ2 = 0,107) > 0,05 điều này khẳng định rằng ảnh hưởng của các công thức bón phân

tới tỷ lệ sống của Sa nhân tím là chưa rõ rệt. Trong đó công thức bón phân 4 (2 kg

phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh) có tỷ lệ sống cao nhất.

- Trên đất sau nương rẫy:

Tỷ lệ sống của Sa nhân tím ở các công thức thí nghiệm là tương đối đều nhau, trong đó cao nhất ở công thức thí nghiệm 4 (2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) +

200g vi sinh) tỷ lệ sống đạt 94,70% và thấp nhất ở công thức thí nghiệm 1 (không bón phân) đạt 92,33%, trung bình tỷ lệ sống giữa các công thức thí nghiệm là 93,80%.

Kết quả tính toántiêu chuẩn Friedmancho thấy, giá trị tính toán (χ2 = 0,392) >

0,05 điều này nói lên rằng các công thức bón phân chưa ảnh có hưởng rõ tới tỷ lệ

91,3392,33 92,33 95 93,38 93,67 94,33 96,2 94,7 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 CT1 CT2 CT3 CT4 Tỷ lệ sống (% )

Thí nghiệm trên đất vườn đồi

Thí nghiệm trên đất sau nương rẫy

Hình 4.6. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của phân bón tới tỷ lệ sống của Sa nhân tím

- Đánh giá chung:

Quang bảng 4.4, hình 4.6 và kết quả phân tích ở trên cho thấy phân bón chưa ảnh hưởng rõ tới tỷ lệ sống của Sa nhân tím trên cả 2 dạng lập địa đất vườn đồi và

đất sau nương rẫy. Tuy nhiên, cả 2 dạng lập địa công thức bón phân 4 (2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh) đều đạttỷ lệ sống cao nhất.

4.2.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới sinh trưởng của Sa nhân

tím

4.2.2.1.Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới sinh trưởng chiều cao và

đẻ nhánh của Sa nhân tím

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân tới sinh trưởng

chiều cao và đẻ nhánh của Sa nhân tím được tổng hợp tại bảng 4.5.

- Trên đất vườn đồi:

Sinh trưởng về chiều cao và đẻ nhánh của Sa nhân tím ở các công thức thí

nhgiệmlà có sự chênh lệch khá lớn, dao động từ 106,00- 165,67cm về sinh trưởng chiều

cao và 38,08 - 47,42 nhánh/khóm về khả năng đẻ nhánh, trong đó công thức thí nghiệm 4

(2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh) đạt sinh trưởng nhanh nhất

cả về chiều cao và khả năng đẻ nhánh, tương ứng với 165,67cm về chiều cao và 47,42

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng Hvn, Nkcủa Sa nhân tím

(sau khi trồng 15 tháng tuổi)

CT Hvn(cm) Shvn% SigHvn

Số nhánh TB/khóm

(Nk)

SNk% SigNk Thí nghiệm trên đất vườn đồi

1 106,00 3,40 0,000 38,08 8,96 0,004 2 153,00 4,58 45,92 4,57 3 157,00 4,46 46,50 1,94 4 165,67 2,44 47,42 4,42 TB 145,42 3,72 44,48 4,97

Thí nghiệm trên đất sau nương rẫy

1 95,33 2,18 0,000 33,58 4,23 0,002 2 131,67 5,90 37,75 5,17 3 139,00 7,30 39,67 3,47 4 141,67 4,70 40,50 1,63 TB 126,92 5,02 37,88 3,63 Ghi chú:

+ CT1: Không bón phân (đối chứng)

+ CT2: 2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 100g vi sinh Sông Gianh

+ CT3: 2 kg phân chuồng + 200g NPK (5:10:3) + 100g vi sinh Sông Gianh

+ CT4: 2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh Sông Gianh

Qua bảng 4.5 cho ta một số nhận xét và kết luận sau:

- Trên đất vườn đồi:

Sinh trưởng về chiều cao và đẻ nhánh của Sa nhân tím ở các công thức thí

nhgiệmlà có sự chênh lệch khá lớn, dao động từ 106,00- 165,67cm về sinh trưởng chiều

cao và 38,08 - 47,42 nhánh/khóm về khả năng đẻ nhánh, trong đó công thức thí nghiệm 4

(2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh) đạt sinh trưởng nhanh nhất

cả về chiều cao và khả năng đẻ nhánh, tương ứng với 165,67cm về chiều cao và 47,42 nhánh/khóm về đẻ nhánh, côngthức thí nghiệm 1(không bón phân)đạt sinh trưởng thấp

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 CT1 CT2 CT3 CT4

Thí nghiệm trên đất vườn đồi Hvn(cm)

Thí nghiệm trên đất vườn đồi Shvn%

Thí nghiệm trên đất sau nương rẫy Hvn(cm) Thí nghiệm trên đất sau nương rẫy Shvn%

Hình 4.7. Biểu đồ so sánh sinh trưởng chiều cao của Sa nhân tím trên các công thức bón phân

trung bình về sinh trưởng chiều cao giữa các công thức thí nghiệm đạt 145,42cm và đẻ nhánh đạt 44,48 nhánh/khóm; hệ số biến động về sinh trưởng chiều cao giữa các

công thức thí nghiệm dao động từ (2,44- 4,58), trung binh hệ số biến động về chiều

cao (SHvn = 3,72%), chứng tỏ sinh trưởng về chiều cao là khá đồng đều và hệ số

biến động về đẻ nhánh mạnh hơn cao nhất ở công thức thí nghiệm 1 (SNk= 8,96%), thấp nhất ở công thức 3 (SNk= 1,94%), hệ số biến động trung bình về đẻ nhánh giữa

các công thức thí nghiệm (SNk= 4,97%).

Kết quả phân tích phương sai và kiểm tra sự sai khác cho thấy, giá trị Sig tính toán

cả về chiều cao cũng như đẻ nhánh đều < 0,05cho ta kết kuận. Phân bón có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng chiều cao và đẻ nhánh củaSa nhân tím. Sử dụng tiêu chuẩnDuncan

để so sánh cho thấy, công thức bón phân 3 (2 kg phân chuồng +200g NPK (5:10:3)

+ 100g vi sinh) và công thức bón phân 4(2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) +

200g vi sinh)đều trội hơn cả về sinh trưởng chiều cao và đẻ nhánh so với công thức

1 (không bón phân) và công thức 2 (2kg phân chuồng + 100g NPK + 100g vi sinh).

Như vậy,so sánh theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy công thức bón phân 4 (2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh)cao nhất đạt165,67cm chiều cao và số

Dùng tiêu chuẩn Duncan bằng lệnh trình General Linear Model để nói lên mối

quan hệ giữa chiều cao và đẻ nhánh của Sa nhân tím qua việc đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của công thức bón phân đến cả chiều cao và đẻ nhánh thông qua bảng đa biếncho thấy,giá trị Sig của các tiêu chuẩn đều < 0,05 điều này nói lên rằng ảnh hưởng tổng

hợp của công thức bón phân lên chiều cao và đẻ nhánh là rõ rệt.

- Trên đất sau nương rẫy:

Sinh trưởng về chiều cao và đẻ nhánh của Sa nhân tím của các công thức thí

nghiệm là có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ95,33- 141,67cm về sinh trưởng chiều

cao và 33,58 - 40,50 nhánh/khóm về khả năng đẻ nhánh, trong đó công thức thí nghiệm 4

(2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh) đạt sinh trưởng lớn nhất cả

về chiều cao và khả năng đẻ nhánh, tương ứng với 141,67cm về chiều cao và 40,05 nhánh/khóm về đẻ nhánh, công thức thí nghiệm 1(không bón phân)đạt sinh trưởng thấp

nhất cả về chiều cao là 95,33cm và khả năng đẻ nhánh chỉ đạt33,58 nhánh/khóm, trung bình về sinh trưởng chiều caocủa các công thức thí nghiệm đạt 126,92cm và đẻ nhánh đạt 37,88 nhánh/khóm; hệ số biến động về sinh trưởng chiều cao giữa các công thức

thí nghiệm dao động từ (2,18 - 7,03%), trung bình biến động về chiều cao (SHvn =

5,02%) và hệ số biến động về đẻ nhánh giữa các công thức thí nghiệm dao động

1,63 - 5,17, hệ số biến động trung bình về đẻ nhánh (SNk= 3,63%). 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 CT1 CT2 CT3 CT4

Thí nghiệm trên đất vườn đồi Số nhánh TB/khóm (Nk ) Thí nghiệm trên đất vườn đồi SNk%

Thí nghiệm trên đất sau nương rẫy Số nhánh TB/khóm (Nk )

Thí nghiệm trên đất sau nương rẫy SNk%

Hình 4.8. Biểu đồ so sánh sinh trưởng đẻ nhánh của Sa nhân tím trên các công thức bón phân

Kết quả phân tích phương sai và kiểm tra sai dị theo tiêu chuẩnBonferroni cho thấy, giá trị Sig tính toán cả về chiều cao cũng như đẻ nhánh đều < 0,05 điều này cho ta khẳng định rằng sinh trưởng chiều cao và đẻnhánh của các công thức bón phân là có sự

khác nhau rõ rệt.

So sánh mức độ chênh lệch về chiều cao và đẻ nhánh của các công thức theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy, công thức bón phân 4 (2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh)đạt sinh trưởng tốt nhất cả về chiều cao và đẻ nhánh (trung bình 141,67cm và 40,50 nhánh/khóm).

Kiểm tra mối quan hệ giữa sinh trưởng chiều cao và đẻ nhánh bằng tiêu chuẩn

Duncan bằng lệnh trình General Linear Model qua bảng đa biến cho thấy, giá trị Sig

của các tiêu chuẩn đều < 0,05 điều này nói lên rằng ảnh hưởng tổng hợp của công

thức bón phân lên chiều cao và đẻ nhánh là rấtrõ.

Hình 4.9. Làm cỏ, xới đất và bón thúc cho Sa nhân tím (6 tháng tuổi) - Đánh giá chung:

Qua bảng 4.5 và hình ảnh trực quan hình 4.7, hình 4.8, hình 4.9. Cho thấy,

phân bón cóảnh hưởng vàảnh hưởng tổng hợp rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao và

4.2.2.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới ra hoa và quả của Sa

nhân tím.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân tới khả năng ra hoa,

tỷ lệ đậu quả của Sa nhân tím được tổng hợp tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón tới ra Hoa, Quả của Sa nhân tím

(sau khi trồng 15 tháng tuổi)

CT

Số hoa

TB/khóm Shoa% SigHoa

Số quả TB/khóm Sq% Sig Qua Tỷ lệ đậu quả (%) Thí nghiệm trên đất vườn đồi

1 8,67 40,52 0,000 3,33 45,83 0,000 38,41 2 17,00 5,88 10,33 14,78 60,77 3 18,67 3,09 12,67 12,06 67,86 4 21,00 4,76 13,33 11,46 63,48 TB 16,33 13,56 9,92 21,03 60,75

CT Thí nghiệm trên đất sau nương rẫy

1 7,33 20,83 0,017 3,00 33,33 0,025 40,93 2 11,00 27,27 5,67 26,96 51,55 3 13,67 8,45 6,67 22,91 48,79 4 15,67 22,42 7,33 20,83 46,78 TB 11,92 19,74 5,67 26,01 47,57 Ghi chú:

+ CT1: Không bón phân (đối chứng)

+ CT2: 2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 100g vi sinh Sông Gianh

+ CT3: 2 kg phân chuồng + 200g NPK (5:10:3) + 100g vi sinh Sông Gianh

+ CT4: 2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh Sông Gianh

Qua bảng 4.6 cho ta một số nhận xét và kết luận như sau:

- Trên đất vườn đồi:

Khả năng ra hoa, tỷ lệ đậu quả của Sa nhân tím ở công thức thí nghiệm 4 đều đạt

lớn nhất cả về số hoa trung bình/khóm và số quảtrung bình/khóm, tương ứng với 21,00

nhỏ nhất về ra hoa, quả ở công thức thí nghiệm 1 chỉ đạt 8,67 hoa/khóm; trong đó có 38,41% số hoa đã đậu quả, tương đương 3,33 quả/khóm; số hoa trung bình giữa các

công thức thí nghiệm đạt 16,33 hoa/khóm, tỷ lệ đậu quả trung bình đạt 60,75%, tương đương 9,92 quả/khóm. Hệ số biến động ra hoa giữa các công thức thí nghiệm khá lớn, dao động từ (3,09- 40,52%), cao nhất ở công thức thí nghiệm 1(SHoa= 40,52%) và thấp

nhất ở công thức thí nghiệm 3 (SHoa= 3,09%); trung bình hệ số biến động về ra hoa

của các công thức thí nghiệm (SHoa = 13,56%). Trong đó, hệ số biến động về đậu

quả mạnh hơn, dao động lớn giữa các công thức thí nghiệm (11,46 - 45,83%), hệ số

biến động ở công thức thí nghiệm 1 đạt cao nhất (Squa= 45,83%), thấp nhất là công thức thí nghiệm 4 (Squa= 11,46%) và hệ số biến động trung bình về đậu quả của các

công thức thí nghiệm (Squa= 21,03%), điều này cho thấy tỷ lệ ra hoa, đậu quả của Sa nhân tím là chưa đồng đều.

0 10 20 30 40 50 60 70 Số hoa TB/khóm Số quả TB/khóm Tỷ lệ đậu quả (%) Số hoa TB/khóm Số quả TB/khóm Tỷ lệ đậu quả (%) Thí nghiệm trên đất vườn đồi Thí nghiệm trên đất sau

nương rẫy

CT1CT2 CT2 CT3 CT4

Hình 4.10. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của phân bón tới ra hoa đậu quả của Sa nhân tím

Kết quả phân tích phương sai và kiểm tra sai dị theo tiêu chuẩnBonferroni cho thấy, giá trị Sig tính toán cả về ra hoa cũng như đậu quả (SigHoa= 0,00; SigQua= 0,00) đều < 0,05 điều này nói lên rằng khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả Sa nhân tím của các công

thức bón phân là có sự khác nhau rõ rệt.

Sử dụng tiêu chuẩn Duncan trong SPSS để so sánh cho thấy, công thức bón

phân 3 và công thức bón phân 4 đều có số hoa trung bình/khóm và số quả trung

Hình 4.11. Hoa sa nhân tím (tháng 5/2012)

Tuy nhiên, khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả của công thức bón phân 3 và công thức bón phân 4 là chênh lệch không lớn, Dùng tiêu chuẩn Duncan bằng lệnh

trình General Linear Modelđể kiểm tra mối quan hệ giữa ra hoa và đậu quả thông qua

bảng đa biếncho thấy, giá trị Sig của các tiêu chuẩn đều < 0,05 điều này nói lên rằng ảnh hưởng tổng hợp của công thức bón phân tới ra hoa và đậu quả là rõ. Trong đó

công thức bón phân 4(2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh Sông

Gianh) là tốt nhất đạt trung bình 21,00 hoa/khóm, có số quả trung bình 13,33 quả/khóm.

- Trên đất sau nương rẫy:

Trung bình số hoa/khóm, số quả/khóm của Sa nhân tím ở công thức thí nghiệm 4

đạt lớn nhất cả về số hoa/khóm và số quả/khóm, tương ứng với 15,67 hoa/khóm; trong

quả ở công thức thí nghiệm 1 chỉ đạt 7,33 hoa/khóm; trong đócó 49,93% số hoa đãđậu

quả, tương đương 3,00 quả/khóm; số hoa trung bình của các công thức thí nghiệm đạt

11,92 hoa/khóm, tỷ lệ đậu quả trung bìnhđạt 47,57%, tương đương 5,67 quả/khóm. Hệ số

biến động ra hoa giữa các công thức thí nghiệm dao động từ (8,45- 27,27%), cao nhất ở

công thức thí nghiệm 2(SHoa= 27,27%) và thấp nhất ở công thức thí nghiệm 3 (SHoa=

8,45%); trung bình hệ số biến động về ra hoa của các công thức thí nghiệm (SHoa=

19,17%). Trong đó, hệ số biến động về đậu quả mạnh hơn, dao động giữa các công

thức thí nghiệm (20,81- 33,33%), hệ số biến động ở công thức thí nghiệm 1 đạt cao

nhất (Squa= 33,33%), thấp nhất là công thức thí nghiệm 4(Squa= 20,83%) và hệ số

biến động trung bình về đậu quả của các công thức thí nghiệm (Squa = 26,01%), chứng tỏ tỷ đậu đậu quả của công thức bón phân 4 là đồng đều hơn.

Hình 4.12.Hoa và quả Sa nhân tím

trong khóm

Hình 4.13. Quả non Sa nhân tím trong khóm

Kết quả phân tích phương sai và kiểm tra sự sai kháctheo tiêu chuẩnBonferroni cho thấy, giá trị Sig tính toán cả về ra hoa cũng như đậu quả (SigHoa = 0,017; SigQua =

0,025) đều < 0,05 điều này nói lên rằng khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả Sa nhân tím của

cho thấy, công thức bón phân 4 (2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi

sinh Sông Gianh) có trung binhg 15,67 hoa/khóm và quả trung bình 7,33 quả/khóm.

Dùng tiêu chuẩn Duncan bằng lệnh trình General Linear Modelđể kiểm định mối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 38 - 49)