Bước đầu đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh Sa nhân tím

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 59 - 60)

- Trên đất sau nương rẫy:

4.4.Bước đầu đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh Sa nhân tím

Sa nhân tím là cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi thưa, thường có từ

3-4 đời cùng sống/khóm. Thân trên mặt đất hình trụ (gọi là thân giả khí sinh), mọc

tản, đường kính 0,7-1,5cm; cao 1-2m, hoặc hơn tùy thuộc vào độ tàn che và đất ẩm ướt. Thân rễ có các lá bẹ, mọc bò lan chằng chịt trên mặt đất, chia nhiều đốt, đường

kính 0,5-1cm, đốt mang chồi, một vòng rễ và một lá ở dạng mo (lá vảy màu nâu).

Lá mọc so le 2 bên thân cây, mặt trên xanh lục mặt dưới nhạt hơn, cụm hoa mọc từ

thân rễ và từ gốc, quả nang hình cầu.

Trên một số đốt phía gốc thân rễ mẹ có nhiều chồi hình thành thân rễ mới,

mỗi thân rễ mới mangmột thân giả khí sinh và 3-5 chồi sinh sản thế hệ tiếp theo. Là

cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng, cây có biên độ sinh thái rộng, có thể trồng được nhiều nơi và nhiều loại đất khác nhau.

4.4.1. Kỹ thuật nhân giống

Hiện nay có 3 phương pháp nhân giống Sa nhân tím, nhân giống bằng hạt,

nhân giống Invitro trong phòng thí nghiệm và nhân giống bằng hom thân.

Luận văn tổng kết kinh nghiêm nhân giống, kỹ thuật trồng, thu hái, bảo quản

từ kiến thức bản địa của người dân địa phương từ kết quả phóng vấn phiếu điều tra đề tài đã thực hiện, kết hợp với tham khảo tài liệu và thực tế trong triển khai, luận văn rút ra được kỹ thuật nhân giống bằng hom thân (tách các nhánh bánh tẻ), phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ làm, cây trồng sau 12 tháng tuổi có thể

tách lấy giống.

4.4.1.1. Chọn khóm lấy giống

Chọn những khóm sinh trưởng, phát triển và đẻ nhánh tốt, không bị sâu

bệnh. Trong khóm chọn những cây (nhánh) bánh tẻ, thân mập, khỏe mạnh có hệ rễ

phát triển.

4.4.1.2. Cách tách nhánh (chồi)

Dùng tay nhổ từng nhánh, giữ nguyên phần gốc, thân rễ, dùng dao cắt đứt

Các nhánh sau khi nhổ, dùng dao cắt bỏ phần thân mang lá, chỉ nên giữ lại

chiều dài các nhánh từ 30- 50cm.

Nếu phần thân rễ quá dài nên cắt bớt, để từ 10- 15cm.

4.4.1.3. Bảo quản nhánh

Nhánh Sa nhân sau khi nhổ có thể đem trồng ngay, nếu để lâu cần tiến hành

bảo quản như sau:

- Những nơi có điều kiện chăm sóc đem giâm hom trong đất ẩm theo từng

luống dưới tán cây hoặc làm giàn che bóng, tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Sau 15 - 20 ngày, các chồi ngủ đã bắt đầu nảy chồi mới và ra rễ trắng, lúc này đem trồng tỷ

lệ cây sống cao (trên 95%).

- Ngoài ra còn có thể xếp các nhánh đã nhổ cùng chiều nhau thành từng bó từ

50 - 100 nhánh/bó, dựng các bó liền nhau ở những nơi râm mát, trên nền đất ẩm, sau đó ấp chặt đất nhỏ xung quanh, dùng lưới tán xạ, cành lá tươi, bao tải, rơm

rạ...phủ lên trên và tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, có thể bảo quản được 7 - 10

ngày vẫn đảm bảo tỷ lệ sống cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t l wu) tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 59 - 60)