- Trên đất sau nương rẫy:
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu đãđạt được đề tài rút ra một số kết luận sau đây.
1. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao, đẻ nhánh, ra hoa và đậu quả của Sa nhân tím 15 tháng tuổi là chưa rõ rệt.
Tỷ lệ sống trung bình của công thức thí nghiệm 2 (10.000 cây/ha), công thức
thí nghiệm 3 (6.944 cây/ha) trên đất vườn đồi đạt cao nhất, cả 2 công thức có giá trị tương đương nhau đạt 94,33% và công thức thí nghiệm 3 (6.944 cây/ha) trung bình có tỷ lệ sống cao nhất trên đất sau nương rẫy đạt 93,67% .
Sinh trưởng về chiều cao trên đất vườn đồi, cao nhất ở công thức thí nghiệm 3 (6.944 cây/ha) đạt trung bình 152,67 cm và trên đất sau nương rẫy công thức thí
nghiệm 2 (10.000 cây/ha) sinh trưởng mạnh nhất trung bìnhđạt 147,00 cm.
Công thức thí nghiệm 2 (10.000 cây/ha) có khả năng đẻ nhánh mạnh nhất đạt
36,63 nhánh/khóm trên đất vườn đồi và 34,42 nhánh/khóm trên đất sau nương rẫy. Trên đất vườn đồi công thức thí nghiệm 1 (15.625 cây/ha) đạt tỷ lệ cao nhất về ra hoa, đậu quả trung bình đạt 15,33/khóm hoa và 7,00 quả/khóm và công thức thí
nghiệm 2 (10.000 cây/ha) trên đất sau nương rẫy có số hoa, số quả cao nhất đạt
trung bình 11,67 hoa/khóm và 6,00 quả/khóm.
2. Phân bón chưa ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, nhưng có ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao, đẻ nhánh, ra hoa và đậu quả của Sa nhân tím giai đoạn 15 tháng
tuổi.
Công thức thí nghiệm 4 (2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200g vi
sinh Sông Gianh) được xem là tốt nhất trên cả 2 dạng lập địa, trên đất vườn đồi tỷ lệ
sống trung bình đạt 96,20%, tương ứng với chiều cao trung bình 165,67 cm và bình
quân đẻ nhánh 47,42 nhánh/khóm, trung bình đã có 21,00 hoa/khóm và 13,33 quả/khóm. Trong đó đất sau nương rẫy tỷ lệ sống trung bình của Sa nhân tím đạt
94,70%, chiều cao trung bình 141,67 cm và trung bình đẻ nhánh 40,50 nhánh/khóm,
3. Độ tàn che chưa ảnh hưởng rõ tới tỷ lệ sống và để nhánh, nhưng có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng chiều cao, ra hoa và đậu quả của Sa nhân tím.
Tỷ lệ sống của công thức thí nghiệm 3 (độ tàn che từ 0,5 – 0,6) đạt cao nhất,
trung bình 97,50% trênđất vườn đồi và 95,67% trên đất sau nương rẫy; sinh trưởng
chiều cao đạt 166,33 cm trên đất vườn đồi và 149,00 cm trên đất sau nương rẫy. Công thức thí nghiệm 1 (độ tàn che từ 0 – 0,3) được coi là tốt nhất về đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả trên cả 2 dạng lập địa, trên đất vườn đồi trung bìnhđẻ nhánh đạt 42,75 nhánh/khóm và đã có 16,67 hoa/khóm, bình quân có 8,33 quả/khóm. Trên
đất sau nương rẫy khả năng đẻ nhánh trung bình đạt 38,17 nhánh/khóm, số hoa
trung bình 18,67 hoa/khóm, số quả trung bình đạt 7,33 quả/khóm.
4. Bước đầu đề suất được một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh Sa nhân tím cho năng suất cao.
Biện pháp kỹ thuật phát thực bì toàn diện, làm đất toàn diện hoặc làm đấtcục
bộ nơi có độ dốc (> 150), mật độ trồng 10.000 cây/ha hoặc 6.944 cây/ha, cuốc hố
30x 30 x30cm, bón phân (2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) Lâm Thao +
200g hữu cơ vi sinh Sông Gianh), độ tàn che ban đầu 0,5- 0,6 sau đó điều chỉnh độ
tàn che còn khoảng 0,3 (độ che sáng 30%) là tốt nhất. Kết hợp trồng bổ sung câytạo tán che đối với nơi đất trống và điều tiết độ tàn che ở những có độ tàn che cao,
chăm sóc 4 lần/năm kết hợp bón phân trước mùa ra hoa. Khi quả chín thu hái đúng
thời vụ và thời điểm thu hái, loại tạp chất, phơi sấy khô quả, đóng gói và bảo quản.
5. Các kết quả nghiên cứu bước đầu khẳng định Sa nhân tím là phù hợp với
điều kiện khí hậu và đất đai tại khu vực Ba Vì.
* 5 yếu tố cơ bản cấu thành năng suất và chất lượng quả Sa nhân.
(i)- Giống:Giống tốt(từ vườn giống gốc)
(ii)-Điều kiện gây trồng: Lập địa, địa hình, khí hậu, trạng thái thực vật...
(iii)- Kỹ thuật: Mật độ, độ tàn che, làm đất, bón phân, chăm sóc
(iv)- Chế độ nước, điều kiện thời tiết trong mùa hoa quả và thời điểm thu hoạch đúng sẽ tăng sản lượng quả đạt tiêu chuẩn
5.2. Tồn tại
Mặc dù đã rất cố gắng, song do hạn chế về thời gian và kinh phí nghiên cứu
nên luận văn vẫn còn một số tồn tại sau.
Luận văn mới chỉ bước đầu tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ
trồng, công thức bón phân và độ tàn che đến sinh trưởng và năng suất quả Sa nhân tím, chưa có điều kiện nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ tưới nước và phương
thức trồng đến năng suất quả Sa nhântím.
Luận văn mới đưa ra được kỹ thuật nhân giống bằng hom thân (tách các
nhánh bánh tẻ) mà chưa có điều kiện nghiên cứu nhân giống bằng gieo hạt.
Luận văn chưa đánh giá được hiệu quả môi trường (xói mòn, tính chất của đất) từ việc trồng Sa nhân tím.