Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 25 - 27)

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với các DNNVV trong việc thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này và thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng đổi mới chính sách tiền tệ, hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối.

Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNNVV. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy tài chính để các DNNVV xây dụng được một cấu trúc vốn với một mức sử dụng nợ vay và vốn chủ sở hữu phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn, từ đó giúp tối đa hóa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Tín dụng ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của các DNNVV. Xu hướng hiện nay của các DNNVV là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, để có một nguồn vốn đủ lớn để đầu tư cho sự phát triển trong khi nguồn vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích lũy thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được, và khi đó thì cơ hội đầu tư phát triển đã không còn nữa. Do vậy, các DNNVV chỉ có thể tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu và thực hiện được mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tín dụng ngân hàng giúp cho nhu cầu vốn DNNVV được đáp ứng liên tục. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV. Việc cấp tín dụng giúp điều

hòa vốn cho nền kinh tế và quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, ổn định. Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cải thiện năng suất lao động và chất lượng mẫu mã sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển, cải tiến trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để có thể tồn tại được trong nền thị trường đầy tính cạnh tranh. Với nguồn vốn tự có hạn hẹp, các DNNVV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể coi là nguồn quan trọng để các DNNVV có thể đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, cải tiến phương thức sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề lao động. Do bị giới hạn nguồn vốn ưu tiên cho sản xuất kinh doanh và thời gian hạn hẹp nên chủ DNNVV không có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo quản lý cũng như không có nguồn kinh phí để đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên. Do đó, tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng sẽ góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động cho DNNVV, tạo điều kiện cho DNNVV mạnh dạn đầu tư cho công tác đào tạo.

Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNVV. Khi cho vay, ngân hàng thường xuyên kiểm tra tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của các DNNVV. Điều này thúc đẩy các DNNVV quan tâm hơn nữa đến hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo khả năng sinh lời, tạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hóa lợi nhuận và trách nhiệm sử dụng vốn.

Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài. Bên cạnh việc kích thích các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng còn thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức như trực tiếp cho vay bằng tiền, bão lãnh cho các DNNVV mua thiết bị trả chậm, sử dụng hạn mức L/C

… Như vậy quan hệ quốc tế của các DNNVV đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV, đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Chính vì những vai trò của cấp tín dụng đối với DNNVV nên việc thực hiện công tác quyết định cho vay của ngân hàng luôn được đầu tư phát triển và đưa vào trọng tâm. Ngoài ra công tác quyết định cho vay còn có những vai trò quan trọng như: nâng cấp hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo lập uy tín và thương hiệu ngân hàng, thực hiện các chính sách chủ trương về kinh tế xã hội của chính phủ.

Hình 2.1: Quy trình quyết định cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)