lao động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương phần lớn tập trung vào các ngành công nghiệp mang tính gia công, phụ trợ như: Công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ (17%), may mặc (11,3%), chế biến sản phẩm kim loại (13,7%), phi kim loại như gốm sứ, hóa chất, cao su (10,8%), chế biến thực phẩm và đồ uống (8,5%), và các ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ khác (33,7%)...
Phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới dạng công ty TNHH hai thành viên (chiếm 41%). Công ty TNHH một thành viên chiếm 35%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 16%, còn lại là loại hình công ty cổ phần (7%).
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký thành lập theo hướng đa ngành nghề nhưng tập trung phần lớn vào nhóm ngành thương mại – dịch vụ (75%), công nghiệp – xây dựng (24%), còn lại là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp, khai khoáng (1%). Các DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng đầu tư toàn xã hộ, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội… Trong giai đoạn 2015-2017, các DNNVV giải quyết việc làm cho khoảng 290.000 lao động, đóng góp cho ngân sách tỉnh tăng dần qua các năm, từ 35% năm 2015 tới khoảng 50% vào năm 2017, đóng góp khoảng 40% vào GDP tỉnh.
2.4.3. Tổng quan hoạt động cho vay của BIDV đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương tỉnh Bình Dương
DNNVV là khách hàng mục tiêu không thể bỏ qua đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và BIDV nói riêng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển mạnh mảng bán lẻ, và vai trò đầu tàu thực hiện mục tiêu chính sách của BIDV trong giai đoạn tới. Trước kia, BIDV được biết đến như là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ, gói cho vay quy mô lớn phục vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp
lớn, điều đó cho thấy thương hiệu của BIDV được hình thành là một ngân hàng bán buôn. Tuy nhiên, hiện nay để phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa thu nhập, BIDV đã tấn công mạnh vào phân khúc khách hàng nhỏ và vừa với các sản phẩm cho vay DNNVV tương đối đa dạng để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp và cũng góp phần mạnh mẽ thực hiện các định hướng tín dụng theo mục tiêu chính sách.
BIDV khu vực tỉnh Bình Dương là địa bàn khá quan trọng, đóng góp tỷ trọng lợi nhuận lớn cho toàn hệ thống BIDV. BIDV cũng là một trong ba ngân hàng được lựa chọn là đơn vị nhận nguồn uỷ thác của Quỹ phát triển DNNVV – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Với quy mô nguồn vốn hiện nay cuối năm 2017 là 560 tỷ đồng, lãi suất cho vay trung dài hạn cố định 7%/năm trong 07 năm, cơ chế cho vay từ nguồn vốn ủy thác này hỗ trợ tích cực DNNVV trong việc đầu tư các dự án trung dài hạn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông qua mối quan hệ ngân hàng đại lý rộng khắp của mình, BIDV cũng được các tổ chức quốc tế tin tưởng, lựa chọn tham gia các Dự án tài trợ DNNVV từ các nguồn vốn của JICA, JIBIC. Với thời hạn cho vay dài, lãi suất ưu đãi cùng các điều kiện vay tương đối linh hoạt, các dự án này đã bổ sung nguồn vốn giúp BIDV tăng cường năng lực và cải thiện cơ cấu nền khách hàng theo hướng nâng cao tỷ trọng cho vay DNNVV. Đến thời điểm hiện tại tổng số vốn đã giải ngân từ các nguồn JICA, JIBIC tới các DN đạt gần 2.000 tỷ đồng.
Theo thông tin công bố của đại diện BIDV Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng Giám đốc BIDV phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2016- 2021 của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam như sau: với những nỗ lực hợp tác, phát triển với nhóm DNNVV, đến thời điểm hiện nay BIDV đang là một trong những ngân hàng dẫn đầu về thị phần DNNVV tại Việt Nam với số lượng DNNVV đang quan hệ là gần 200.000 doanh nghiệp, tổng quy mô cung ứng vốn tín dụng là khoảng 150.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng dư nợ DNNVV trong hệ thống ngân hàng, chiếm 22% tổng dư nợ của BIDV. Tính đến cuối năm 2017, tổng dư nợ cho vay DNNVV của các chi nhánh BIDV ở khu vực tỉnh Bình Dương đạt 15.302 tỷ đồng (chiếm 31,67% tổng dư nợ cho vay DNNVV của toàn hệ thống ngân
hàng ở Bình Dương).
Hình 2.2 Biểu đồ dư nợ cho vay DNNVV của BIDV (ĐVT: tỷ đồng)