3.3.2.1. Biến phụ thuộc
Vì mục tiêu của bài nghiên cứu này là để kiểm định ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam, do đó, biến phụ thuộc của bài nghiên cứu sẽ là các biến đại diện cho tính hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng này. Theo đó, tác giả đã sử dụng bốn biến làm đại diện cho hiệu quả hoạt động ngân hàng và đây cũng là các biến đƣợc sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này.
Một là thƣớc đo thƣờng đƣợc sử dụng về hiệu quả ngân hàng là ROA. ROA cung cấp một bức tranh về hiệu quả của việc quản lý ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận với các tài sản có sẵn của nó. ROA đã đƣợc sử dụng nhƣ một đại diện cho hiệu suất ngân hàng trong một số nghiên cứu (Rouf, 2015; Hasan và cộng sự, 2014). Một thang đo khác về hiệu quả hoạt động ngân hàng là ROE (Hasan và cộng sự 2014; Salim và Yadav, 2012). ROE là thƣớc đo mức độ hiệu quả của nguồn vốn chủ sở hữu đƣợc các nhà quản lý của ngân hàng sử dụng trong việc tạo ra lợi nhuận. Hall và Weiss (1967) lập luận rằng, do sự tồn tại của một mức vay tối ƣu, ROA có thể khác nhau giữa các ngành trong khi ROE có xu hƣớng bình đẳng và do đó cung cấp một thƣớc đo tốt hơn về mặt lợi nhuận. Đặc biệt đối với ngành tài chính, thì cơ cấu nguồn vốn thƣờng có tỷ lệ đòn bẩy trên vốn chủ rất cao thì ROA lại càng không thể hiện tốt bức tranh lợi nhuận của ngân hàng hơn ROE. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản để tính toán hệ số ROA và sử dụng lợi nhuận sau thuế trên cho vốn chủ sở hữu làm thƣớc đo của ROE.
Ngoài ROA và ROE, các bài nghiên cứu trƣớc trên thế giới, tiêu biểu nhƣ bài nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017) tại Bangladesh, đã sử dụng thêm đại lƣợng thứ ba là EPS để đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Onay và Ozsoz (2013) lập luận rằng sự can thiệp của Chính phủ có thể làm tăng ROE (thông qua các luật về thuế), điều này có thể dẫn đến kết quả mô hình ROE không phù hợp. Để
27
khắc phục điểm hạn chế này, EPS đƣợc sử dụng để xác định hiệu quả của các NHTM cổ phần. Abu-Rub (2012) cho rằng EPS là thƣớc đo cơ bản về hiệu quả của công ty nói chung, ngân hàng nói riêng và EPS càng cao thì hiệu quả càng cao. Cũng giống nhƣ vậy, tác giả sử dụng EPS làm thƣớc đo hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần, đƣợc xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng cho số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành.
NlM là đại lƣợng cuối cùng đƣợc sử dụng làm thƣớc đo hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần trong bài nghiên cứu này. Khác với bài nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017), tác giả sử dụng thêm đại lƣợng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên để đại diện cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Đối với ngành ngân hàng, tỷ lệ NIM là một đại lƣợng rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lợi và hiệu quả của các ngân hàng.
Cụ thể cách tính bốn đại lƣợng đại diện cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhƣ sau:
28
3.3.2.2. Biến độc lập
Đại diện cho cơ cấu vốn của ngân hàng (TD)
Vì nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa quyết định về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nên biến đại diện cho cơ cấu vốn của ngân hàng đƣợc sử dụng là biến độc lập. Dựa theo bài nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017), tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản đƣợc sử dụng đại diện cho cơ cấu vốn của các NHTM tại Việt Nam. Công thức tính biến này nhƣ sau:
Bài nghiên cứu kỳ vọng cơ cấu vốn sẽ có tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của các NHTM cổ phần ở Việt Nam, tác giả kỳ vọng tác động tiêu cực (-) trên các biến phụ thuộc.
3.3.2.3. Biến kiểm soát
a. Tính thanh khoản (LQDTY)
Thanh khoản phản ánh khả năng của ngân hàng để đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn khi đáo hạn. Mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào. Nói cách khác, càng có nhiều tài sản thanh khoản cao thì tỷ lệ lợi nhuận càng thấp. Dựa theo bài nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017), bài nghiên cứu kỳ vọng một mối quan hệ tiêu cực giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam. Tính thanh khoản trong bài nghiên cứu này đƣợc đo lƣờng bằng cách chia tỷ lệ các tài sản ngắn hạn chia tổng các khoản nợ phải trả ngắn hạn, cụ thể nhƣ sau:
29
b. Quy mô (SZ)
SZ là biểu hiện của rủi ro đặc trƣng đối với các ngân hàng, mặc dù kỳ vọng dấu về ảnh hƣởng của quy mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là khá mơ hồ. Theo lý thuyết trung gian tài chính hiện đại, hiệu quả của ngân hàng có nguồn gốc từ quy mô của nền kinh tế, đƣợc kết hợp với quy mô ngân hàng và ngụ ý rằng một ngân hàng lớn có thể có lợi nhuận cao hơn (Flamini và cộng sự, 2009). Rao và Lakew (2012) đã phát hiện một mối quan hệ tích cực giữa quy mô và lợi nhuận của một ngân hàng. Họ lập luận rằng, do tính kinh tế theo quy mô, các ngân hàng có quy mô lớn có nhiều lợi nhuận hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ trong bối cảnh ngành ngân hàng tại Nigeria. Trong khi đó bài nghiên cứu của Obamuyi (2013) lại phát hiện một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Vì vậy, các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy còn nhiều quan điểm xung quanh về mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ ngƣợc chiều giữa quy mô và hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần tại Việt Nam. Tác giả đo lƣờng quy mô của các NHTM cổ phần Việt Nam bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản của các ngân hàng, công thức tính nhƣ sau:
SZit = logarithm (Tổng tài sảnit) c. Cơ hội tăng trƣởng (GOP)
Quy mô ngân hàng đã trở thành một chủ đề nghiên cứu phổ biến, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhƣ đã chỉ ra sự gia tăng số lƣợng các nghiên cứu
30
hệ thống quan trọng. Theo đó, De Jonghe (2010) và Uhde & Heimeshoff (2009) đánh giá các ngân hàng lớn có khuynh hƣớng bị rủi ro hơn do vấn đề đạo đức. Thật vậy, các ngân hàng lớn hơn có thể bị thu hút bởi việc tăng rủi ro, giảm kỉ luật thị trƣờng và tạo ra sự cạnh tranh khôn khéo bởi vì họ biết rằng họ sẽ đƣợc giải cứu. Một cách nhìn khác của Boyd và Prescott (1986), Salas và Saurina (2002) ủng hộ các ngân hàng lớn ít có nguy cơ rủi ro do năng lực và hiệu quả quản lý của họ. Các nhà hoạch định chỉ ra các ngân hàng lớn có thể đa dạng hóa rủi ro danh mục đầu tƣ nợ hiệu quả hơn do quy mô và phạm vi kinh doanh lớn hơn.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng hiệu quả của công ty và cơ hội tăng trƣởng có liên quan chặt chẽ với nhau. Soumadi và Hayajneh (2012) và Salim và Yadav (2012) đã quan sát thấy mối quan hệ tích cực giữa các cơ hội tăng trƣởng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và do đó kết luận cơ hội tăng trƣởng là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tƣơng tự doanh nghiệp, bài nghiên cứu này cũng kỳ vọng các cơ hội tăng trƣởng sẽ có ảnh hƣởng tích cực lên hiệu quả hoạt động của các NHTM cổ phần. Dựa theo bài nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017), cơ hội tăng trƣởng đƣợc tính bằng cách tính toán sự khác biệt giữa tài sản của năm hiện tại và tài sản của năm trƣớc và sau đó chia chênh lệch cho tài sản của năm trƣớc, cụ thể nhƣ sau:
d. Tăng trƣởng kinh tế (RGDP)
Hầu hết các tài liệu đều cho rằng tỷ lệ tăng trƣởng cao hơn có liên quan đến môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định hơn và rủi ro ngân hàng tƣơng đối thấp (ví dụ Borio & Lowe, 2002; Marcucci & Quagliariello, 2008; Poghosyan & Cihak, 2011). Marcucciand Quagliariello (2008) phân tích hành vi tỷ lệ vỡ nợ của các khách hàng vay ngân hàng Ý trong hai thập kỷ qua và xác nhận rằng tỷ lệ vỡ nợ tuân theo mô hình chu kỳ, quan sát thấy rằng tỷ lệ giảm trong thời gian kinh tế vĩ mô tốt và tăng trong thời kỳ suy thoái. Tƣơng tự, Borio và Lowe (2002) phân tích mẫu của 35 quốc
31
gia và tuyên bố rằng kể từ năm 1970 đã có nguy cơ biên độ lớn hơn trong chu kỳ tài chính đi liền với sự bùng nổ và phá sản trong hoạt động kinh tế thực.
Athanasoglou và cộng sự (2008) lập luận rằng, trong quá trình suy thoái kinh tế, việc cho vay của ngân hàng có thể bị giảm, từ đó, sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Mặt khác, trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, trong điều kiện kinh tế nơi tất cả các ngành đang hoạt động tốt, nhu cầu vay vốn có thể tăng lên, điều này có thể mở rộng biên lợi nhuận của ngân hàng. Trujillo-Ponce (2013) đã quan sát thấy một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa tăng trƣởng kinh tế và lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó, với kỳ vọng về dấu hiệu tích cực, bài nghiên cứu này đo lƣờng RGDP theo tăng trƣởng GDP cho các năm tƣơng ứng của Việt Nam.
e. Lạm phát (RGDP)
Flamini và cộng sự (2009) đã thảo luận liệu lạm phát có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Bằng cách xem xét lạm phát kỳ vọng, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất theo cách để doanh thu của họ sẽ nhiều hơn chi phí và do đó sẽ đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn. Trujillo-Ponce (2013) đã thiết lập một mối liên hệ cùng chiều giữa lạm phát và ROA của các ngân hàng, trong khi Sufian và Habibullah (2009) quan sát thấy một mối quan hệ ngƣợc chiều. Dựa theo bài nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017), bài nghiên cứu này kỳ vọng khi tỷ lệ lạm phát càng tăng thì hiệu quả hoạt động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam cũng sẽ tăng. Lạm phát trong bài nghiên cứu này sẽ đƣợc tính dựa theo chỉ số giảm phát GDP với nguồn dữ liệu từ Ngân Hàng Thế Giới.
32 Bảng 3.1. Bảng tóm tắt biến Tên biến tiếng Anh Tên biến tiếng Việt Kí hiệu Mô tả Kỳ vọng tƣơng quan Return on assets Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROA = Lợi nhuận trƣớc thuế/Tổng tài sản Return on equity Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Earning per share
Thu nhập trên
mỗi cổ phần EPS
=Lợi nhuận sau thuế/Tổng số cổ phiếu đang lƣu hành
Net Interest Margin
Tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên NIM
= Thu nhập lãi thuần/(Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi, cho vay các TCTD khác + Cho vay KH + Chứng khoản đầu tƣ)
Total debt Tổng nợ TD = Tổng nợ phải trả/Tổng
tài sản -
Liquidity Tính thanh
khoản LQDTY
= Các tài sản thanh khoản ngắn hạn/Các khoản nợ ngắn hạn
-
Size Quy mô SZ =logarithm (Tổng tài sản) -
Growth opportunities
Cơ hội tăng
trƣởng GOP
= (Tổng tài sản (t) – Tổng tài sản (t-1))/Tổng tài sản (t-1)
33
Economic growth
Tăng trƣởng
kinh tế RGDP
= cơ sở dữ liệu của Ngân
Hàng Thế Giới +
Inflation rate Lạm phát INF = cơ sở dữ liệu của Ngân
Hàng Thế Giới +
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp