2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Trong hơn một thập kỷ qua, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Amidu (2007) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố chính trong cấu trúc vốn của các ngân hàng tại Ghana. Các biến phụ thuộc đƣợc sử dụng trong báo cáo này là đòn bẩy tức tổng nợ chia cho tổng vốn, tỷ lệ nợ ngắn hạn là tổng nợ ngắn hạn đối với vốn, trong khi nợ dài hạn là tổng nợ dài hạn chia cho tổng vốn. Các biến giải thích bao gồm lợi nhuận, rủi ro và cấu trúc tài sản, thuế, kích thƣớc và tăng trƣởng doanh thu. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính. Theo các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Titman and Wessels (1988) và Barton và cộng sự (1989), lợi nhuận cao hơn sẽ làm tăng mức tài chính nội bộ. Các ngân hàng dự trữ tích lũy dự trữ nội bộ và điều này cho phép họ phụ thuộc ít hơn vào nguồn vốn bên ngoài. Kết quả của nghiên cứu của Amidu (2007) cho thấy lợi nhuận, thuế TNDN, tăng trƣởng, cơ cấu tài sản và kích cỡ ngân hàng ảnh hƣởng đến tài chính của ngân hàng hoặc quyết định lựa chọn cơ cấu vốn. Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là hơn 87% các ngân hàng, tài sản đƣợc tài trợ bởi các khoản nợ và trong số đó, nợ ngắn hạn dƣờng nhƣ chiếm hơn ba phần tƣ vốn của các ngân hàng. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của các khoản nợ ngắn hạn đối với các khoản nợ dài hạn trong các khoản vay của các ngân hàng tại Ghana.
Moulton (2011) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng Jamaica. Số liệu lấy từ 15 NHTM từ quý 1/2000 đến quý 4/2010 với phƣơng pháp mômen mở rộng GMM. Kết quả cho thấy chi tiêu ngân hàng, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ nợ xấu, tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận. Ngoài ra các yếu tố nhƣ chỉ số
21
chứng khoán, lạm phát và tăng trƣởng GDP tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng.
Theo San và Heng (2012) khi nghiên cứu các yếu tố quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng Malaysia từ năm 2003 - 2009 kết quả chỉ ra rằng chỉ số hiệu quả quản lý chi phí tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Trong khi đó quy mô ngân hàng lại tác động tích cực.
Goyal (2013) nghiên cứu về ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết tại Ấn Độ với nguồn dữ liệu là 19 ngân hàng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán quốc gia trong giai đoạn 2008 – 2012. Mô hình hồi quy bội đƣợc sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa ROA, ROE, EPS và cơ cấu vốn. Kết quả cho thấy, tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên tổng tài sản có mối tƣơng quan nghịch chiều với ROA, ROE và EPS. Trong khi đó, cơ hội tăng trƣởng lại có tác động cùng chiều tới ROA, ROE và EPS. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận có tồn tại mối quan hệ tƣơng quan cùng chiều giữa nợ ngắn hạn và lợi nhuận của các ngân hàng. Các ngân hàng quyết định sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn nợ dài hạn, lợi nhuận có xu hƣớng tăng.
Dawood (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của NHTM Pakistan giai đoạn 2009 - 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả quản lý chi phí, tính thanh khoản ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận. Quy mô về vốn và tiền gửi, quy mô ngân hàng ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Siddik và cộng sự (2017) nghiên cứu ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển và ví dụ cụ thể tại Bangladesh. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc lựa chọn là 22 ngân hàng có đầy đủ BCTC đƣợc kiểm toán trong giai đoạn 10 năm từ năm 2005 đến năm 2014. Mô hình hồi quy đƣợc sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa ROA, ROE, EPS và cơ cấu vốn. Ngoài các biến độc lập đại diện cho cơ cấu vốn của ngân hàng nhƣ tỷ số nợ trên tổng tài sản hay quy mô ngân hàng, cơ hội tăng trƣởng, tác giả còn lựa chọn các biến độc lập đại diện cho nền kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Kết quả cho thấy, tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên tổng
22
tài sản có mối tƣơng quan nghịch chiều với ROA, ROE và EPS. Tốc độ tăng trƣởng, quy mô ngân hàng và tỷ lệ lạm phát có mối tƣơng quan thuận chiều, trong khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế lại có mối tƣơng quan nghịch chiều đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở các nƣớc phát triển, cụ thể trong bài nghiên cứu này là Bangladesh.
Thông qua tổng quan tình hình các nghiên cứu ở nƣớc ngoài, tác giả nhận thấy các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đƣợc thực hiện khá đa dạng trên nhiều bộ dữ liệu của các quốc gia từ các nƣớc phát triển đến các nƣớc đang phát triển với nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu còn thực hiện trên diện rộng khi chọn mẫu là các ngân hàng nói chung. Nếu nghiên cứu đƣợc thực hiện ở cỡ mẫu nhỏ hơn nhƣ hệ thống các NHTM cổ phần sẽ cho phép thu hẹp phạm vi nghiên cứu và đƣa ra những kết quả chuẩn xác hơn.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Tại Việt Nam, tác giả tìm thấy nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2014) về hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam với đề tài "Ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTM cổ phần Việt Nam". Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng gồm biến độc lập là chỉ số thể hiện cấu trúc vốn: tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản, biến phụ thuộc thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng đƣợc đo lƣờng qua các chỉ tiêu là ROA, ROE và ba biến kiểm soát là tỷ số tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ số dƣ nợ trên tổng tài sản và quy mô ngân hàng. Khi xem xét bộ dữ liệu 28 NHTM cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với ROA và ROE, điều này có nghĩa khi tăng tỷ lệ sử dụng nợ phải trả thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng. Đặc thù nợ phải trả của NHTM cổ phần Việt Nam đa số là các khoản nợ ngắn hạn, khi các ngân hàng sử dụng hiệu quả các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản cho vay chất lƣợng thì khi đó tăng nợ ngắn hạn sẽ giúp NHTM thu đƣợc mức lợi nhuận cao.
Nhìn chung, trong nƣớc hiện nay có một số bài nghiên cứu về đề tài này nhƣng chỉ mới dừng lại ở mức độ doanh nghiệp chƣa áp dụng nhiều vào lĩnh vực ngân
23
hàng. Các nghiên cứu cũng chƣa chỉ rõ tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ lựa chọn một cơ cấu vốn phù hợp cho NHTM cổ phần Việt Nam. Trong khi đó, đây thực sự là vấn đề cốt lõi các ngân hàng cần theo đuổi để đạt đƣợc cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng đồng thời vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II.
Tóm tắt chƣơng 2
Với mục đích mang đến cho ngƣời đọc những cái nhìn khái quát nhất về cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần, chƣơng 2 đã trình bày một cách ngắn gọn nhất về định nghĩa, ý nghĩa, các chỉ số đo lƣờng cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần, đồng thời đƣa ra các cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số lý do cần thiết khi tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần. Tiếp theo, chƣơng 3 sẽ trình bày cụ thể về quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần tại Việt Nam.
24
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thông qua những nghiên cứu cơ bản về cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần ở chƣơng 2, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu cũng nhƣ lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp đƣợc trình bày cụ thể tại chƣơng 3.
3.1.Quy trình nghiên cứu ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của NHTM cổ phần Việt Nam của NHTM cổ phần Việt Nam
Để nghiên cứu ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của NHTM cổ phần Việt Nam, bài nghiên cứu đƣợc tiến hành theo quy trình cụ thể sau:
Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Lựa chọn biến số trong mô hình nghiên cứu: bao gồm biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động của NHTM cổ phần Việt Nam và biến độc lập đại diện cho cơ cấu vốn cùng một số biến kiểm soát
Chọn mẫu dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu Dự đoán kỳ vọng dấu của các biến nghiên cứu
Lựa chọn phƣơng pháp hồi quy phù hợp với mô hình và bộ dữ liệu nghiên cứu
Tiến hành chạy mô hình hồi quy và thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp
Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
3.2.Giới thiệu bộ dữ liệu khảo sát hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần Việt Nam Nam
Mẫu của bài nghiên cứu này bao gồm 20 NHTM cổ phần hoạt động tại Việt Nam 2008 - 2017. Dữ liệu đƣợc thu thập từ BCTC của các ngân hàng. Trong số 20 NHTM cổ phần đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu này thì có 11 ngân hàng đang đƣợc niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX, còn các ngân hàng còn lại đƣợc niêm yết trên UpCOM. Trong đó:
25
Đối với các biến đại diện cho nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, dữ liệu về các biến này đƣợc thu thập từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong giai đoạn tƣơng ứng từ 2008 - 2017.
Tuy trong giai đoạn 2008 - 2017, ngành ngân hàng tại Việt Nam trải qua những thời điểm khủng hoảng do ảnh hƣởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ, nhƣng vì cơ sở dữ liệu không nhiều (chỉ bao gồm 20 ngân hàng trong giai đoạn 10 năm - Phụ lục 1), do đó, tác giả không loại bỏ giai đoạn khủng hoảng tài chính ra khỏi mẫu nghiên cứu nhằm đảm bảo Quy tắc Số lớn trong nghiên cứu định lƣợng.
3.3.Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của NHTM cổ phần Việt Nam
3.3.1. Mô hình nghiên cứu
Phƣơng trình cơ bản trong luận văn này đƣợc dựa vào bài nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017) đƣợc thực hiện cho thị trƣờng ngân hàng tại Bangladesh là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam. Hơn thế nữa, bộ dữ liệu trong bài nghiên cứu của Siddik cũng phù hợp với bộ dữ liệu đƣợc công bố tại Việt Nam và giải quyết đƣợc mục tiêu của đề tài.
ROAit = α + β1TDit + β2LQDTYit + β3SZit + β4GOPit + β5RGDPit + β6INFit + εit (1)
ROEit = α + β1TDit + β2LQDTYit + β3SZit + β4GOPit + β5RGDPit + β6INFit + εit (2)
EPSit = α + β1TDit + β2LQDTYit + β3SZit + β4GOPit + β5RGDPit + β6INFit + εit (3)
NIMit = α + β1TDit + β2LQDTYit + β3SZit + β4GOPit + β5RGDPit + β6INFit + εit (4)
Trong đó, i là yếu tố đại diện cho ngân hàng i và t là yếu tố đại diện về mặt thời gian của cơ sở dữ liệu nghiên cứu, cụ thể trong bài nghiên cứu này t là đơn vị tính theo năm.
26
εit là đại lƣợng sai số, hay còn gọi là phần nhiễu của mô hình có chứa hiệu ứng đặc biệt của ngân hàng không đƣợc quan sát.
3.3.2. Mô tả các biến nghiên cứu
3.3.2.1. Biến phụ thuộc
Vì mục tiêu của bài nghiên cứu này là để kiểm định ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam, do đó, biến phụ thuộc của bài nghiên cứu sẽ là các biến đại diện cho tính hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng này. Theo đó, tác giả đã sử dụng bốn biến làm đại diện cho hiệu quả hoạt động ngân hàng và đây cũng là các biến đƣợc sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này.
Một là thƣớc đo thƣờng đƣợc sử dụng về hiệu quả ngân hàng là ROA. ROA cung cấp một bức tranh về hiệu quả của việc quản lý ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận với các tài sản có sẵn của nó. ROA đã đƣợc sử dụng nhƣ một đại diện cho hiệu suất ngân hàng trong một số nghiên cứu (Rouf, 2015; Hasan và cộng sự, 2014). Một thang đo khác về hiệu quả hoạt động ngân hàng là ROE (Hasan và cộng sự 2014; Salim và Yadav, 2012). ROE là thƣớc đo mức độ hiệu quả của nguồn vốn chủ sở hữu đƣợc các nhà quản lý của ngân hàng sử dụng trong việc tạo ra lợi nhuận. Hall và Weiss (1967) lập luận rằng, do sự tồn tại của một mức vay tối ƣu, ROA có thể khác nhau giữa các ngành trong khi ROE có xu hƣớng bình đẳng và do đó cung cấp một thƣớc đo tốt hơn về mặt lợi nhuận. Đặc biệt đối với ngành tài chính, thì cơ cấu nguồn vốn thƣờng có tỷ lệ đòn bẩy trên vốn chủ rất cao thì ROA lại càng không thể hiện tốt bức tranh lợi nhuận của ngân hàng hơn ROE. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản để tính toán hệ số ROA và sử dụng lợi nhuận sau thuế trên cho vốn chủ sở hữu làm thƣớc đo của ROE.
Ngoài ROA và ROE, các bài nghiên cứu trƣớc trên thế giới, tiêu biểu nhƣ bài nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017) tại Bangladesh, đã sử dụng thêm đại lƣợng thứ ba là EPS để đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Onay và Ozsoz (2013) lập luận rằng sự can thiệp của Chính phủ có thể làm tăng ROE (thông qua các luật về thuế), điều này có thể dẫn đến kết quả mô hình ROE không phù hợp. Để
27
khắc phục điểm hạn chế này, EPS đƣợc sử dụng để xác định hiệu quả của các NHTM cổ phần. Abu-Rub (2012) cho rằng EPS là thƣớc đo cơ bản về hiệu quả của công ty nói chung, ngân hàng nói riêng và EPS càng cao thì hiệu quả càng cao. Cũng giống nhƣ vậy, tác giả sử dụng EPS làm thƣớc đo hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần, đƣợc xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng cho số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành.
NlM là đại lƣợng cuối cùng đƣợc sử dụng làm thƣớc đo hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần trong bài nghiên cứu này. Khác với bài nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017), tác giả sử dụng thêm đại lƣợng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên để đại diện cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Đối với ngành ngân hàng, tỷ lệ NIM là một đại lƣợng rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lợi và hiệu quả của các ngân hàng.
Cụ thể cách tính bốn đại lƣợng đại diện cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhƣ sau:
28
3.3.2.2. Biến độc lập
Đại diện cho cơ cấu vốn của ngân hàng (TD)
Vì nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa quyết định về