Phƣơng pháp hồi quy gộp Pooled OLS)
Phƣơng pháp Pooled OLS có thể đƣợc xem là phƣơng pháp đơn giản nhất để hồi quy dữ liệu dạng bảng. Phƣơng pháp này không xét đến yếu tố không gian trong dữ liệu bảng do vậy sẽ dẫn đến sự không chính xác trong quá trình kiểm định vì mỗi ngân hàng có một đặc điểm riêng về hoạt động cũng nhƣ kinh doanh. Phƣơng pháp này chỉ đơn giản là gộp tất cả lại mà không cần xem xét đến từng cá thể hay thời gian. Bởi vì bản chất của Pooled OLS là tƣơng tự OLS thông thƣờng nên sẽ dễ bị gặp phải các hiện tƣợng làm cho mô hình bị chệch và các hệ số có độ tin cậy không cao nhƣ: phƣơng sai thay đổi, tự tƣơng quan, nội sinh… Do đó, trong hồi quy dữ liệu bảng, chúng ta thƣờng sử dụng các phƣơng pháp nhƣ FEM và REM nhƣ phần trình bày bên dƣới.
Phƣơng pháp tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM
Hai phƣơng pháp này khác với phƣơng pháp Pooled OLS nằm ở sai số đặc trƣng của từng cá thể ngân hàng. Đồng thời sự khác biệt của hai mô hình này cũng ở sai số. Vì vậy, để lựa chọn phƣơng pháp hiệu quả nhất của một trong hai phƣơng pháp này, nhiều bài nghiên cứu đã sử dụng kiểm định Hausman để chọn ra phƣơng pháp kiểm định hiệu quả nhất. Giả thuyết Ho cho rằng không có sự tƣơng quan giữa sai số đặc trƣng giữa các đối tƣợng với các biến độc lập trong mô hình cơ cấu vốn ảnh hƣởng đến hoạt động ở các NHTM cổ phần tại Việt Nam. Tuy nhiên, dữ liệu có thể bị hai bệnh là phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan.
Phƣơng pháp GMM
Mô hình nghiên cứu có sử dụng biến trễ và đƣợc gọi là mô hình động, sẽ dẫn tới hiện tƣợng nội sinh trong mô hình. Để giải quyết vấn đề này, tác giả sử dụng
34
phƣơng pháp GMM để khắc phục hiện tƣợng nội sinh. Phƣơng pháp GMM đƣợc phát triển cho các mô hình bảng năng động của Arellano và Bover (1995) và Blundell and Bond (1998), còn đƣợc gọi là ƣớc tính hệ thống GMM. Tác giả sử dụng thủ tục ƣớc lƣợng hai bƣớc với các lỗi tiêu chuẩn đã đƣợc sửa lỗi, nhƣ đề xuất của Windmeijer (2005). Phƣơng pháp này cung cấp ƣớc lƣợng hệ số ít hơn và các tiêu chuẩn chính xác hơn.
Hệ thống - ƣớc lƣợng GMM giải quyết biến nội sinh thông qua các biến công cụ phù hợp. Tác giả xử lý tất cả các đặc điểm của ngân hàng dƣới dạng các biến nội sinh bằng cách sử dụng các sai phân bậc một của ngân hàng nhƣ các công cụ cho phƣơng trình ở mức độ và các giá trị trễ của các biến giải thích ở các mức nhƣ là công cụ cho phƣơng trình khác biệt (phù hợp với Arellano & Bover, 1995, và Blundell & Bond, 1998).
Cuối cùng, để kiểm định sự phù hợp của ƣớc lƣợng GMM, tác giả sử dụng kiểm định Hansen và tự tƣơng quan bậc 2 AR (2). Nếu cả 2 kiểm định này đều có giá trị p-value > 0.1 thì ƣớc lƣợng GMM đƣợc xem nhƣ phù hợp và có thể dùng để phân tích kết quả.
Tóm tắt chƣơng 3
Chƣơng 3, tác giả đã trình bày 2 vấn đề chính: giới thiệu hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam, bộ dữ liệu NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017 cũng nhƣ một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động NHTM cổ phần Việt Nam. Bên cạnh đó, chƣơng 3 còn giải thích việc lựa chọn phƣơng pháp hồi quy GMM. Tiếp theo, trong chƣơng 4, tác giả sẽ làm rõ các kết quả thống kê mô tả, ma trận tƣơng quan cũng nhƣ kết quả ƣớc lƣợng và giải thích kết quả chạy hồi quy ƣớc lƣợng.
35
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Khái quát về hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia mà hoạt động ngân hàng vẫn đang là hoạt động chủ chốt trong việc cung ứng và phân bổ vốn cho nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh mẽ và hiệu quả, đóng vai trò quan trọng, là trung gian giữa sản xuất, tiêu dùng và tiết kiệm. Theo NHNN, chỉ có khoảng 20% trong số hơn 90 triệu dân Việt Nam nắm giữ tài khoản ngân hàng và 3% dân số có thẻ tín dụng. Với 87% dân số dƣới 54 tuổi, đây là cơ hội lớn để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại năm loại hình ngân hàng, cụ thể: NHTM nhà nƣớc, NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, NHTM liên doanh và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tính đến 30/06/2018, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 4 NHTM nhà nƣớc, 31 NHTM cổ phần, 4 NHTM liên doanh, 9 ngân hàng nƣớc ngoài và hơn 40 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Ngân hàng lớn nhất xét về tổng tài sản là Agribank sở hữu 100% vốn nhà nƣớc với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả nƣớc. Xét trên tổng vốn điều lệ trên BCTC năm 2017, ngân hàng lớn nhất là Vietinbank.
Ngày 23/05/1990, Pháp lệnh của Hội đồng nhà nƣớc về NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính đƣợc ban hành giúp hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành Ngân hàng, phù hợp với chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Bộ máy ngành Ngân hàng tách bạch thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, tổ chức lại NHNN theo mô hình ngân hàng trung ƣơng, các NHTM nhà nƣớc đƣợc cơ cấu theo hƣớng kinh doanh đa năng. Theo Pháp lệnh này, NHTM cổ phần Việt Nam đƣợc phép thành lập. NHTM cổ phần là NHTM đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không đƣợc sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do NHNN quy định. Cổ đông của các ngân hàng này thƣờng là các tổ chức tƣ nhân, doanh nghiệp nhà nƣớc, NHTM nhà
36
nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài theo quy định cụ thể của NHNN. Các NHTM cổ phần phát triển hệ thống trên toàn quốc với sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp lớn và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hầu hết các NHTM cổ phần hàng đầu đều có các nhà đầu tƣ chiến lƣợc quốc tế lớn nhƣ HSBC, Standard Chartered,... Việc đầu tƣ của các tổ chức vào NHTM cổ phần không chỉ ở khía cạnh vốn mà còn có sự hỗ trợ tích cực về chuyên môn và kỹ thuật.
Bảng 4.1. Bảng đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào NHTM cổ phần trong nƣớc đến năm 2017
Ngân hàng
Thời gian
thống kê Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
Tỷ lệ cổ phần sở hữu
VCB 27/12/2017 Mizuho Bank, Ltd 15%
CTG 31/12/2017 The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ 19.73% 31/12/2017 IFC Capitalization (Equity) Fund, L.P 5.39%
ACB 29/03/2018 Standard Chartered APR Ltd 8.75% 29/03/2018 Dragon Financial Holdings Limited 6.81%
TCB 11/05/2018 Vesta VN Investments B.V và COG
Investments B.V 8%
VIB 30/06/2018 Commonwealth Bank of Australia 20%
ABB
30/06/2018 Malayan Banking Berhad (Maybank) 20%
30/06/2018 International Finance Corporation
(World Bank) 10%
EIB 30/06/2018 Sumitomo Mitsui Banking
Corporation 15%
Seabank 30/06/2018 Société Générale 19.52%
37
Biểu đồ 4.1: Số lƣợng NHTM cổ phần Việt Nam từ 1991 - 2017
Nguồn: NHNN
Số lƣợng NHTM cổ phần tăng mạnh trong giai đoạn 1991 - 1997, đỉnh điểm năm 1997, Việt Nam có 51 NHTM cổ phần. Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 141 quy định các NHTM cổ phần phải tăng vốn điều lệ tối thiểu là 1,000 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và 3,000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Mục đích của việc tăng vốn điều lệ tối thiểu là giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngành Ngân hàng Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và trên Thế giới, phù hợp với bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, chính thức mở cửa thị trƣờng tài chính. Bên cạnh đó, theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng còn phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là thƣớc đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có và quy mô giá trị tài sản sau khi đã điều chỉnh rủi ro của từng nhóm tài sản của ngân hàng. Theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% hoặc NHNN quy định cao hơn. Theo Thông tƣ 36 (Chính Phủ, 2014), tỷ lệ này đƣợc nâng lên là 9%. Năm 2012, đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015 đƣợc phê duyệt. Theo đề án này, các TCTD đƣợc tái cấp vốn khi mất thanh khoản tạm thời sẽ bị NHNN giám sát tình hình tài chính nhƣ giới hạn phạm vi, quy mô hay thị trƣờng
0 10 20 30 40 50 60 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017
Số lƣợng NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017
38
hoạt động, đồng thời phải đảm bảo tỷ lệ an toàn ở mức cao hơn so với quy định chung. Bên cạnh đó, các TCTD mất thanh khoản tạm thời sẽ phải xây dựng và thực hiện các phƣơng án củng cố khả năng chi trả. NHNN cũng khuyến khích sáp nhập, hợp nhất các TCTD này với nhau hoặc sáp nhập, hợp nhất với các TCTD mạnh. Có thể nhận thấy, khi các quy định liên quan đến vốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD đƣợc ban hành, số lƣợng NHTM cổ phần giảm dần. Đến năm 2017, theo báo cáo của NHNN, số lƣợng NHTM cổ phần Việt Nam là 31 ngân hàng.
Bảng 4.2. Danh sách hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam tính đến tháng 12/2017
STT Tên Ngân hàng
1 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 2 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) 3 Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank)
4 Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) 5 Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank)
6 Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank) 7 Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank) 8 Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) 9 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) 10 Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB)
11 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) 12 Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) 13 Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank) 14 Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng (TechcomBank) 15 Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank)
16 Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VietcomBank) 17 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)
39
18 Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông (OCB) 19 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) 20 Ngân hàng TMCP Quốc dân (NaviBank) 21 Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB)
22 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
23 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng (SaiGonBank) 24 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
25 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (SacomBank) 26 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
27 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)
28 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank) 29 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín (VietBank) 30 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) 31 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (EximBank)
Nguồn: NHNN
Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng NHTM cổ phần Việt Nam nói riêng trong suốt quá trình phát triển hơn 25 năm qua đã trải qua không ít khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, ngành ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ về số lƣợng dần dần củng cố và hoàn thiện hệ thống hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ ở Việt Nam mà còn với khu vực và trên Thế giới.
4.1.1. Tài sản
Xét về quy mô tổng tài sản của các NHTM cổ phần Việt Nam, theo BCTC năm 2017, có 18 ngân hàng quy mô lớn với tổng tài sản trên 100,000 tỷ đồng, 7 ngân hàng quy mô vừa với tổng tài sản từ 50,000 tỷ đồng đến 100,000 tỷ đồng và 6 ngân hàng quy mô nhỏ với tổng tài sản dƣới 50,000 tỷ đồng. BIDV là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất với 1.201.661 tỷ đồng. Tiếp theo đó, 2 ngân hàng có tổng tài sản trên 1,000,000 tỷ đồng là Vietinbank và Vietcombank với tổng tài sản lần lƣợt là 1,095,022 tỷ đồng và 1,032,357 tỷ đồng.
40
4.1.2. Vốn
Nhắc đến vốn của hệ thống các NHTM cổ phần chủ yếu nhắc đến sự thay đổi của vốn điều lệ. Tính đến nay, 31 NHTM cổ phần đều đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu ở mức 3,000 tỷ đồng. Để đạt đƣợc kết quả này, hệ thống các NHTM cổ phần Việt Nam đã phải trải qua nhiều lần thay đổi quy định về vốn điều lệ tối thiểu. Cụ thể, quy định 67 của NHNN ban hành ngày 27/03/1996 về mức vốn điều lệ tối thiểu đối với các TCTD thành lập từ năm 1996 là 150 tỷ đồng đối với NHTM cổ phần đô thị thành lập tại TPHCM, 100 tỷ đồng đối với các ngân hàng thành lập tại Hà Nội và tại các tỉnh, thành phố khác, vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng. Trong khi đó, đối với các NHTM cổ phần nông thôn, vốn điều lệ tối thiểu yêu cầu cho các ngân hàng thành lập có chi nhánh là 10 tỷ đồng và con số này chỉ dừng ở mức 3 tỷ đồng đối với các NHTM cổ phần nông thôn không chi nhánh. Có thể nhận thấy, quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập NHTM cổ phần giai đoạn này là khá thấp. Nó thay đổi phụ thuộc vào khu vực thành lập ngân hàng hoặc ngân hàng có mở thêm chi nhánh hay không. Yêu cầu về vốn thấp, khả năng sinh lời tƣơng đối tốt, hoạt động của ngân hàng tƣơng đối ổn định chính là một trong những lý do khiến nhiều NHTM cổ phần cỡ nhỏ đƣợc thành lập, đẩy số lƣợng NHTM cổ phần Việt Nam lên mức đỉnh điểm là 51 ngân hàng vào năm 1997. Đến năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 82 về danh mục mức vốn pháp định của các TCTD. Theo nghị định 82, danh mục mức vốn pháp định đƣợc quy định cụ thể cho từng loại hình ngân hàng nhƣ NHTM, ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác,... Tuy nhiên, với nền tảng vốn ít, các NHTM cổ phần nhỏ đa số đều hoạt động không hiệu quả nhƣ mong đợi vì khả năng thanh khoản kém, mất khả năng thanh toán hoặc không đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Năm 2006, một lần nữa vốn điều lệ tối thiểu đƣợc thay đổi khi Chính phủ ban hành Nghị định 141 quy định các NHTM cổ phần phải tăng vốn điều lệ tối thiểu là 1,000 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và 3,000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Nếu bất cứ ngân hàng nào không đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu sẽ bị buộc phải thu hẹp
41
quy mô hoạt động hoặc sáp nhập, hợp nhất với các ngân hàng mạnh khác hoặc bị rút giấy phép kinh doanh.
Xét về tổng vốn điều lệ của các NHTM cổ phần, theo thống kê của NHNN, tính đến thời điểm 30/12/2017, tổng vốn điều lệ của các NHTM cổ phần Việt Nam đạt trên 288,000 tỷ đồng, VietinBank giữ vị trí đứng đầu hệ thống với số vốn điều lệ 37,234 tỷ đồng. Tiếp theo sau đó là các ngân hàng Vietcombank, BIDV với số vốn điều lệ tƣơng ứng là 35,977 tỷ đồng và 34,187 tỷ đồng. Tuy nhiên, hệ thống vẫn còn 9 ngân hàng có số vốn điều lệ dƣới 5,000 tỷ đồng, trong đó có một số ngân hàng nhƣ KienLongBank, NCB, SaiGonBank, NamABank,... vốn điều lệ trong nhiều năm vẫn không thay đổi dù đã có kế hoạch. Vốn điều lệ cũng là vấn đề lớn đối với các ngân hàng này nếu muốn mở rộng kinh doanh nhƣng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
42 1201662,0 1095022,340 1032357,50 368680,40 361682,370 313877,830 284316,120 277993,870 277752,310 277752,310 269392,380 189334,260 163433,640 148965,850 126537,420 125008,0 124118,750 112238,980 91782,340 87108,030 84503,0 84300,170 71841,570 64434,160 54439,880 48860,980 41533,540 39900,920 37335,40 29297,960 19047,890 ,0 200000,0 400000,0 600000,0 800000,0 1000000,0 1200000,0 1400000,0