Các phương pháp đưa biến độc lập vào mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăklăk (Trang 34 - 36)

Có nhiều phương pháp đưa biến độc lập vào mô hình hồi quy, Bảng trình bày một số phương pháp thường gặp:

Bảng 3.1 Các phương pháp đưa biến độc lập vào mô hình

Enter Là phương pháp đưa vào bắt buộc, các biến trong khối biến độc lập được đưa vào trong một bước.

Forward Conditional

Theo phương pháp này, các biến được đưa dần vào theo điều kiện. Nó kiểm tra việc loại biến căn cứ trên xác suất của số thống kê Likelihood-ratio dựa trên những ước lượng thông số có điều kiện.

Forward LR Phương pháp này thực hiện bằng cách đưa dần vào các biến, kiểm tra việc loại biến căn cứ trên xác suất của số thống kê Likelihoodratio dựa trên ước lượng khả năng xảy ra tối đa (maximumlikelihood estimates)

xác suất của số thống kê Wald Backward

Conditional

Theo phương pháp này, các biến được loại trừ dần theo điều kiện. Nó kiểm tra việc loại biến căn cứ trên xác suất của số thống kê Likelihood-ratio dựa trên những ước lượng thông số có điều kiện

Backward LR Đây là phương pháp loại trừ dần, kiểm tra việc loại biến căn cứ trên xác suất của số thống kê Likelihood-ratio dựa trên ước lượng khả năng xảy ra tối đa

Backward Wald Cũng tương tự như Backward LR nhưng Backward Wald là phương pháp loại trừ dần, kiểm tra việc loại biến căn cứ trên xác suất của số thống kê Wald.

Nguồn: Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)

Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp Enter do đó các biến trong khối biến độc lập được đưa vào trong một bước.

Về mặt mô hình và các biến số, nghiên cứu này sẽ kế thừa các mô hình của Wongnaa (2013) khi tìm hiểu về khả năng trả nợ vay của các hộ nông dân trồng khoai lang và mô hình của Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015) khi tìm hiểu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Tuy nhiên dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, tác giả có căn cứ để đưa vào hay loại bỏ một số các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, chẳng hạn như luận văn không thể đưa biến thu nhập vào mô hình do không có tổ chức hay một hệ thống nào tại Việt Nam đo lường chính xác thu nhập của một cá nhân, hiện nay các cơ quan quản lý thuế hay ngân hàng chưa thể quản lý được tất cả nguồn thu nhập của một người dân một cách chính xác như nước ngoài nên yếu tố này nếu đưa vào mô hình sẽ không đáng tin cậy. Hay biến trình độ học vấn cũng không được tác giả đưa vào nghiên cứu vì đây không phải là thông tin khai báo bắt buộc mà ngân hàng

yêu cầu khách hàng cung cấp khi thẩm định nhu cầu vay vốn. Biến kinh nghiệm hay giám sát cũng không được xét đến trong mô hình do sự khác biệt giữa các ngành nghề, và hộ nông dân thường không cung cấp chính xác số liệu về số năm kinh nghiệm canh tác dẫn đến nếu đưa vào mô hình nghiên cứu sẽ không phản ánh được chân thực mối quan hệ giữa các biến. Do đó sau khi xem xét các nghiên cứu và khả năng tiếp cận dữ liệu, tác giả chọn tám biến độc lập để đưa vào mô hình nghiên cứu đó là độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, số tiền vay, lãi suất vay, thời gian vay và hình thức vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăklăk (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)