Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăklăk (Trang 64 - 65)

Từ mô hình nghiên cứu, tác giả chỉ ra được sáu yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Bắc ĐăkLăk là độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp của khách hàng, lãi suất vay và hình thức vay vốn. Sau đây là một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng:

 Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, nghề nghiệp và độ rủi ro trong nghề nghiệp cần được xem xét đánh giá kĩ càng. Có cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp và những vấn đề liên quan, tình hình phát triển của ngành nghề tại địa phương. Chẳng hạn như khi cho vay đối tượng hộ nông dân với nguồn thu nhập duy nhất từ vườn cây công nghiệp, phải có hiểu biết về tình trạng nông nghiệp hiện tại tại địa phương như giá cả nông sản, thiên tai, mất mùa,… do nguồn thu nhập không ổn định, dễ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng từ đó xác định chi phí cần thiết vay vốn, mức cho vay hợp lí để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Ngân hàng cũng nên xây dựng các tỷ lệ cho vay hợp lí phù hợp với các ngành nghề, phân chia theo độ rủi ro của từng ngành nghề để tránh rủi ro cho ngân hàng.

 Liên quan đến vấn đề độ tuổi của khách hàng, khi thẩm định hồ sơ vay vốn, cán bộ cần đánh giá cẩn trọng hơn về độ tuổi của khách hàng, thời gian thu hồi vốn phù hợp. Do trên địa bàn chủ yếu khách hàng vay là hộ nông dân nên có nhiều khách hàng vay lớn tuổi, sức lao động đã giảm sút, hiệu quả canh tác không cao, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay.

 Xét về yếu tố tình trạng hôn nhân, trên thực tế khách hàng đã lập gia đình thường sẽ chín chắn hơn, theo xu hướng ổn định và ít ưa rủi ro, có trách nhiệm hơn, thường ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ hơn so với khách hàng độc thân .Do đó, trước khi ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, cán bộ cần chú ý đến yếu tố này để đánh giá được tổng nguồn thu nhập trả nợ, từ đó thấy được khả năng đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng.

 Tiếp theo, ngân hàng cần đặc biệt chú ý tới khía cạnh hình thức vay, những khoản vay tín chấp thể hiện mức độ rủi ro rất cao. Để hạn chế vấn đề này, ngoài việc thẩm định khách hàng kĩ lưỡng, ngân hàng cần có những biện pháp hạn chế cho vay, ví dụ đưa ra cơ cấu vay hợp lí giữa các món vay tín chấp và có thế chấp bằng tài sản đảm bảo, hay đưa ra điều kiện khắt khe hơn để có thể vay theo hình thức tín chấp để đảm bảo hạn chế tối đa nợ xấu của các khoản vay tín chấp, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

 Bên cạnh đó, công tác đào tạo tập huấn cán bộ cần được triển khai thường xuyên và hoàn thiện hơn nữa. Cán bộ tín dụng cần nghiên cứu nắm vững quy trình cấp tín dụng, cẩn trọng trong công tác thu thập thông tin khách hàng nhằm đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ sau khi giải ngân, để có thể kiểm soát rủi ro kịp thời, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tùy theo điều kiện từng vùng, ngân hàng cũng nên thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc trưng địa bàn, nhu cầu khách hàng tại địa phương, giúp ngân hàng phát triển được sản phẩm dịch vụ theo đúng nhu cầu khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăklăk (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)