Các giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăklăk (Trang 36 - 39)

Căn cứ những luận điểm đã trình bày trong Chương 2 về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, phần này sẽ tổng quát các giả thuyết của nghiên cứu:

Giả thuyết thứ nhất (H1): Độ tuổi có mối tương quan dương với khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân

Độ tuổi được xác định bằng cách lấy thời điểm vay trừ đi năm sinh. Nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) chỉ ra rằng độ tuổi người vay càng lớn thì khả năng trả nợ vay càng cao do người lớn tuổi có xu hướng thận trọng hơn, có kinh nghiệm cũng như có trách nhiệm hơn so với người trẻ tuổi. Điều này cũng phù hơp với đặc điểm của xã hội Việt Nam khi người lớn tuổi thường an phận, động lực kiếm tiền hay trải nghiệm kinh doanh chiến lược mới giảm, do đó ít vay vốn đầu tư mạo hiểm, chú trọng cao sự an toàn vốn nên khả năng không trả nợ đúng hạn ít xảy ra. Các nghiên cứu của Chapman (1990) và Wongnaa (2013) cũng cho thấy điều tương tự.

Giả thuyết thứ hai (H2): Giới tính có mối tương quan với khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Nếu khách hàng vay là nam, ảnh hưởng từ tính thích rủi ro sẽ tác động âm tới khả năng trả nợ đúng hạn, điều này là ngược lại đối với nữ.

Thực tế, theo truyền thống xã hội thì phụ nữ thường thận trọng, quản lý tài chính khắt khe hơn với tính kỷ luật cao do đó khả năng trả nợ đúng hạn khi vay vốn của nữ giới cũng thường cao hơn.

Giả thuyết thứ ba (H3):

Chỉ tiêu này là biến giả trong mô hình, khi người vay đã kết hôn quan sát nhận giá trị là 1 và bằng 0 nếu ngược lại. Nghiên cứu của Wongaa (2013) cho rằng khách hàng đã lập gia đình có nhiều khoản chi tiêu hơn so với đối tượng độc thân nên rủi ro không trả được nợ vay cao hơn. Tuy nhiên, theo thực tế xã hội thì những người đã lập gia đình có suy nghĩ hành động chin chắn hơn, vay vốn khi có nhu cầu thiết thực và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Bên cạnh đó theo truyền thống lối sống người Việt Nam coi trọng gia đình nên sau khi kết hôn họ thường sống có trách nhiệm và cẩn trọng hơn trong mỗi hoạt động của mình. Do đó khả năng trả nợ vay đúng hạn của đối tượng đã lập gia đình cao hơn so với khi còn độc thân.

Giả thuyết thứ tư (H4): Nghề nghiệp

Trong nghiên cứu của Chapman (1990) cho thấy khách hàng là giáo sư, nghệ sĩ hay kế toán, nhân viên văn phòng có khả năng trả nợ đúng hạn cao, còn những công nhân không lành nghề thường xảy ra tình trạng trễ hạn nợ vay hơn. Một nghiên cứu khác của Black và Morgan (1998) cũng chỉ ra rằng những người lao động chân tay nợ tín dụng cao hơn so với các ngành nghề khác.

Giả thuyết thứ năm (H5): Kích cỡ khoản vay có mối tương quan dương với khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân

Quy mô khoản vay được kỳ vọng có mối tương quan thuận với khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân, theo nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) khi cho rằng những khoản vay lớn sẽ giúp người vay tạo ra giá trị dễ dàng hơn, gia tăng nguồn trả nợ hơn những khoản vay nhỏ đơn thuần chỉ là phục vụ mục đích tiêu dung hay sử dụng cho những tình huống khẩn cấp, mang tính rủi ro cao.

Giả thuyết thứ sáu (H6): Lãi suất vay có mối tương quan âm với khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân

Lãi suất vay là mối quan tâm lớn nhất của khách hàng khi tiếp cận vay vốn, đó là chi phí của khoản vay và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của họ cũng như khả năng tài chính để trả nợ vay ngân hàng. Lãi suất càng cao thì gánh nặng trả nợ vay ngân hàng càng lớn, tình hình thu nhập của khách hàng càng sụt giảm. Nghiên cứu của tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) kết luận lãi suất có mối tương quan tỷ lệ nghịch với khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng, cụ thể nếu lãi suất càng cao thì khả năng trả nợ vay đúng hạn càng thấp và ngược lại.

Giả thuyết thứ bảy (H7): Thời gian vay vốn có mối tương quan âm với khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân

Từ dữ liệu nghiên cứu của Chapman (1990) cho thấy khách hàng vay vốn ngắn hạn có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn, do khách hàng tự đánh giá bản thân có rủi ro tín dụng thấp, ý thức trả nợ tốt nên ưa thích vay vốn ngắn hạn hơn nhằm giảm chi phí lãi vay, hoàn tất nghĩa vụ nợ sớm, từ đó khả năng không trả nợ đúng hạn của đối tượng khách hàng này thấp hơn. Nghiên cứu của Kibrom Tadesse (2010) lại cho rằng các khoản vay trung hạn có rủi ro không trả được nợ thấp hơn.

Giả thuyết thứ tám (H8): Hình thức vay thế chấp sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân

Theo nghiên cứu của Antwi và ctg (2012), khách hàng vay có tài sản đảm bảo có khả năng trả nợ tốt hơn so với các khoản vay tín chấp. Trong mô hình, đây là biến giả thể hiện giá trị bằng 1 nếu khoản vay có tài sản thế chấp và bằng 0 nếu khoản vay là tín chấp (không có tài sản bảo đảm). Trong thực tế hình thức vay tín chấp thường đem lại rủi ro trong việc trả nợ đúng hạn do tâm lí của khách hàng khi có thế chấp tài sản thì sẽ có ý thức hơn, lo sợ tài sản bị phát mãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăklăk (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)