Các yếu tố vi mô bên trong ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các

Một phần của tài liệu Chương 2: khảo sát và đánh giá quá trình lập và kiểm soát dự toán ngân sách tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bến tre (Trang 25 - 27)

của các Ngân hàng thương mại Việt nam

Ngoài các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến TTTD của các NHTM Việt Nam thì các yếu tố bên trong chính các ngân hàng này cũng đóng góp một phần vào việc thay đổi TTTD của ngân hàng. Trong đó, có thể kể đến các yếu tố như TTTD kỳ trước, tỷ lệ gia tăng vốn huy động hằng năm, tỷ lệ nợ xấu.

2.2.2.1. Tăng trưởng tín dụng kỳ trước

Như chúng ta đã biết TTTD ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố chính là yếu tố vi mô và vĩ mô. Trong các yếu tố vi mô chúng ta có thể kể đến các yếu tố như tăng trưởng tín dụng kỳ trước, tăng trưởng vốn huy động hằng năm, tỷ lệ nợ xấu...Trong đó, yếu tố tăng trưởng tín dụng kỳ trước là yếu tố đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến TTTD của kỳ hiện tại của hệ thống ngân hàng.

Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đạt được, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo quỹ thu nhập, đủ chi lương cho người lao động. Hằng năm, các ngân hàng đều căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm trước để đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh cho năm sau. Trong các chỉ tiêu ngân hàng đưa ra thì trong đó có chỉ tiêu TTTD được ngân hàng đặc biệt quan tâm vì trong cơ cấu lợi nhuận ngân hàng thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ rất cao. Tín dụng là một đòn bẩy kinh tế lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy phải xây dựng và thực thi một chính sách tín dụng hợp lý, trên cơ sở phát huy tối đa vai trò tích cực của tín dụng và hạn chế

tối thiểu những tác động tiêu cực. Như vậy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì TTTD kỳ trước có ảnh hưởng trực tiếp đến TTTD kỳ tiếp theo của các NHTM.

Theo như Huỳnh Thị Hiền (2017) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến TTTD tại các NHTM tỉnh Bình Thuận thì tác giả cũng đã chỉ ra rằng yếu tố TTTD kỳ trước có tác động cùng chiều đến TTTD kỳ hiện tại của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2.2.2.2. Tỷ lệ gia tăng vốn huy động hằng năm (DepositGr)

Tăng trưởng vốn huy động hằng năm là chỉ tiêu được đo lường bằng mức độ thay đổi của nguồn vốn huy động của kỳ hiện tại so với kỳ gốc

DepositGr = (Nguồn vốn huy động thời điểm t – Nguồn vốn huy động thời điểm t-1)/Nguồn vốn huy động thời điểm t-1

Chúng ta đều biết, ngân hàng là tổ chức tín dụng hoạt động trên nguyên tắc đi vay để cho vay lại, do đó giữa nguồn vốn huy động và hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để tiến hành cho vay và đầu tư, vì vậy khi nguồn vốn huy động được càng nhiều thì ngân hàng sẽ phải tích cực đẩy mạnh cho vay để bù đắp lại được chi phí huy động vốn đồng thời gia tăng lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra.

Laivi (2012) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định tăng trưởng cho vay và chu kỳ kinh doanh trong các ngân hàng của 15 quốc gia khu vực CEE trong giai đoạn 2004-2010. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng tiền gửi có ảnh hưởng đến tốc độ TTTD.

Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của 21 ngân hàng, trong đó có 5 NHTM Nhà nước và 16 NHTM nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt nam...Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng tiền gửi có tác động cùng chiều đến tốc độ TTTD của các ngân hàng.

Như vậy, trên cơ sở lý thuyết và qua các nghiên cứu thực nghiệm chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng tiền gửi hằng năm có ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ TTTD của ngân hàng. Ngược lại, khi tín dụng tăng trưởng ngoài việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Các chủ thể trong nền kinh tế nhờ vào nguồn vốn tài trợ từ phía ngân hàng mà làm ăn đạt hiệu quả. Trong ngắn hạn, nguồn vốn nhàn rỗi này sẽ được các tổ chức, cá nhân mang đi gửi tiết kiệm để chờ cơ hội đầu tư mới, từ đó góp phần gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tóm lại, TTTD và tăng trưởng tiền gửi có mối quan hệ tương quan lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Chương 2: khảo sát và đánh giá quá trình lập và kiểm soát dự toán ngân sách tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bến tre (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)