trưởng tín dụng
- Nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2008): Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu của 217 Ngân hàng thương mại của 90 quốc gia tại Châu Âu bao gồm các nước Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania) và các vùng miền Trung và Đông Âu (Czech Republic, Hungary, Poland, Slovak Republic, Slovenia) trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005. Theo nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD gồm TTTD năm trước, quy mô ngân hàng (đại diện là tổng tài sản), lợi nhuận ngân hàng (tỷ lệ lãi cận biên - NIM), thanh khoản (tỷ lệ thanh khoản - Liquidity), và hiệu quả (tỷ lệ chi phí trên thu nhập - Interest Margin) và GDP bình quân đầu người, tăng trưởng GDP thực, lãi suất thực và tỷ giá thực. Ngoài ra tác giả còn xem xét sự tác động của hình thức sở hữu nhà nước và nước ngoài đến TTTD.
Bảng 2.2 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến TTTD của Tamirisa và Igan (2008)
Các biến giải thích Tác động đến TTTD
1995-2005 1995-2000 20001-2005
TTTD năm trước + + N/A
GDP thực + + +
GDP bình quân đầu người - - -
Lãi suất thực - + -
Khoảng cách vỡ nợ + + +
Tỷ lệ lãi cận biên + + +
Hình thức sở hữu nhà nước - - -
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Nghiên cứu của Aydin (2008): Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích dựa trên số liệu của 72 ngân hàng lớn nhất của 10 quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu từ giai đoạn năm 1988 – 2005 và dữ liệu kinh tế vĩ mô của 10 quốc gia này. Theo kết quả nghiên cứu thì hình thức sở hữu của ngân hàng, tỷ lệ sinh lời của ngân hàng (ROE), chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là các yếu tố tác động đến TTTD của các ngân hàng.
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của Aydin (2008) Biến giải thích Tác động đến tốc độ TTTD
1988-2000 2001-2005
Chênh lệch lã suất cho vay và huy động vốn - -
ROA - -
ROE N/A N/A
Tiền gửi khách hàng/ Tổng tài sản N/A N/A
Tổng tài sản/GDP - -
Nợ liên ngân hàng/ Tổng tài sản - -
Sở hữu Nhà nước - -
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Kai Guo và Stepanyan (2011) đã phân tích tốc độ TTTD của 38 nước có nền kinh tế mới nổi bao gồm Argentina, Brazil, Bulgaria, Chile, China, Colombia, Costa Rica, Malaysia, Lithuania, Latvia,Korea, Jordan, Jamaica, Israel, Indonesia, Peru, Hungary, Egypt, El Salvador, Estonia, Georgia, Guatemala, Croatia, Turkey, Crech Republic, Mexico, Philippines, Panama, Romania, Serbia, Russia, Poland, Moroco, South Africa, Venezuela, Ukraine, ThaiLand, Vietnam (giai đoạn từ quý I/2001- II/2010). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tốc độ tăng trưởng GDP năm trước, tốc độ tăng trưởng nợ nước ngoài có tác động cùng chiều
đến tốc độ TTTD. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có tác động ngược chiều đến tốc độ TTTD.
Bảng 2.4 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của Kai Guo và Stepanyan (2011)
Biến giải thích Tác động đến TTTD
Tăng trưởng GDP +
Tăng trưởng tiền gửi +
Tỷ lệ nợ xấu -
Lạm phát -
Lãi suất tiền gửi -
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Laivi (2012), nghiên cứu các yếu tố quyết định tăng trưởng cho vay và chu kỳ kinh doanh trong các ngân hàng của 15 quốc gia trong khu vực CEE trong giai đoạn 2004-2010. Mô hình sử dụng số liệu vĩ mô từ cơ sở dữ liệu của IMF, OECD, Eurostat và các dữ liệu từ các NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP), lạm phát, chính sách tiền tệ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tiền gửi, rủi ro tín dụng và tính thanh khoản có ảnh hưởng đến tốc độ TTTD.
Bảng 2.5 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu Laivi (2012) Các biến giải thích Tác động đến TTTD GDP + Lạm phát + Cung tiền MP - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu + Tỷ lệ tiền gửi + Rủi ro tín dụng - ROA + Tính thanh khoản +
- Tracey (2011) nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố vi mô bên trong ngân hàng đến mức tín dụng tại các NHTM của các quốc gia Jamaica (từ Quý I/1996 đến Quý II/2011), Trinidad và Tobago (từ Quý III/1995 đến Quý IV/2010). Bằng phương pháp phân tích hồi quy OLS kết hợp với ARMA tác giả chỉ ra rằng tại Jamaica tốc độ gia tăng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tác động cùng chiều đến các khoản tín dụng của các NHTM; nhân tố tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay an toàn trên tăng trưởng cho vay có tác động phi tuyến đến tốc độ TTTD (tác động cùng chiều với các khoản vay nhỏ và ngược chiều với các khoản vay có quy mô lớn). Tại Trinidad và Tobago thì chỉ có tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay an toàn trên tăng trưởng cho vay có tác động phi tuyến đến tốc độ TTTD (tác động cùng chiều với các khoản vay nhỏ và ngược chiều với các khoản vay có quy mô lớn) và tốc độ gia tăng nguồn vốn có tác động cùng chiều đến các khoản cấp tín dụng của NHTM
Bảng 2.6 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu Tracey (2011)
Các biến giải thích Tác động đến các khoản tín dụng Tại Jamaica Tại Trinidad và Tobago
Tốc độ gia tăng vốn + N/A
Tốc độ gia tăng tiền gửi + +
Tăng trưởng các khoản cho vay an toàn +/- +/-
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Singhn,A. và Sharma,A. (2016) nghiên cứu tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến hoạt động của các NHTM Ấn Độ. Dữ liệu sử dụng được thu thập từ 59 NHTM hoạt động liên tục trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong mô hình là phương pháp truyền thống như OLS, REM, FEM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, các khoản tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn, khả năng sinh lợi của ngân hàng, GDP và lạm phát đều có tác động đến tính thanh khoản của NHTM Ấn Độ. Trong đó, quy mô ngân hàng, GDP có ảnh hưởng ngược chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng, ngược lại các khoản tiền gửi, khả năng sinh lợi, tỷ lệ an toàn vốn và lạm phát có ảnh hưởng cùng
chiều tới tính thanh khoản của các NHTM. Từ đó, gián tiếp ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM Ấn Độ. Khi tính thanh khoản của NHTM tăng thì tốc độ TTTD sẽ có xu hướng giảm và ngược lại.
Bảng 2.7 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của Singhn, A. và Sharma,A. (2016)
Các biến giải thích Tác động đến TTTD
Quy mô +
Các khoản tiền gửi -
ROA -
Tỷ lệ an toàn vốn -
GDP +
Lạm phát -
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của 21 ngân hàng, trong đó có 5 NHTM nhà nước và 16 NHTM nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt nam. Trên cơ sở các biến số như tốc độ tăng trưởng vốn huy động (Deposit), thanh khoản (Liquidity), lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (Speard) và hình thức sở hữu nhà nước và nước ngoài (State và foreign), các tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy như sau:
Cg = c + β1 state + β2 foreign + β3 deposit + β4 liquidity + β5 roe + β6 spread + ε
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tốc độ huy động vốn, khả năng thanh khoản có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Hệ số chênh lệch lãi suất bình quân có tác động ngược chiều với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng nước ngoài đều chịu tác động giống như nhau bởi chịu sự điều hành của chính phủ với toàn nền kinh tế.
Bảng 2.8 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011)
Các biến giải thích
Tác động đến TTTD Quí I Quí II Quí III
Hình thức sở hữu nhà nước N/A N/A N/A
Hình thức sở hữu nước ngoài N/A - N/A
Tốc độ huy động vốn + + +
Tỷ lệ thanh khoản + N/A +
Lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu N/A N/A N/A
Chênh lệch lãi suất cho vay và huy động - - -
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Luận văn thạc sỹ của Huỳnh Thị Hiền (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh Bình Thuận. Đối tượng nghiên cứu là 13 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô dư nợ năm trước, tốc độ tăng trưởng tiền gửi có tác động cùng chiều và có ý nghĩa đến TTTD của các chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh Bình Thuận, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát năm trước tác động ngược chiều và có ý nghĩa đến TTTD; 03 biến phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ giữa thu nhập và chi phí lãi, tốc độ tăng trưởng GDP không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.
Bảng 2.9 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Hiền (2017)
Tên biến Tác động đến TTTD
Mô hình LnLoan Mô hình LoanGr
LnLoanii,,tt--22 +
LoanGri,t-2 N/A
DepositGri,t + N/A
LnSizei,t N/A N/A
Profiti,t-1 N/A -
GDPi,t N/A +
INFi,t-1 - N/A
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Như đã phân tích, tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Nó không những giúp điều tiết vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng, góp phần thúc đẩy ngân hàng ngày càng phát triển. TTTD là một trong những chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nó thể hiện mức độ tăng trưởng của dư nợ cho vay kỳ sau so với kỳ trước. Trong năm, nếu dư nợ tăng trưởng tốt sẽ làm cho TTTD dương và ngược lại. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải kiểm soát tốt TTTD để đảm bảo tín dụng tăng trưởng một cách hiệu quả, trên cơ sở cân đối giữa mức tăng trưởng của tín dụng và tăng trưởng huy động vốn. Đồng thời, phải kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, tránh để xảy ra tình trạng nợ xấu.
Để kiểm soát tốt TTTD thì cần hiểu rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến TTTD. Có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên các kết quả là không đồng nhất với nhau. Mỗi nghiên cứu trong mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia sẽ cho ra những kết luận khác nhau. Nhưng nhìn chung, ta thấy rằng có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ TTTD của ngân hàng đó là các yếu tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng như GDP, lạm phát...và các yếu tố vi mô bên trong ngân hàng như TTTD kỳ trước, tỷ lệ gia tăng vốn huy động hằng năm, tỷ lệ nợ xấu.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những nghiên cứu trước, tác giả đã chọn lọc ra những yếu tố có ảnh hưởng đến TTTD phù hợp với đặc điểm của các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện nay để xây dựng nên mô hình nghiên cứu của riêng tác giả. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở lý thuyết nêu tại chương 2, trong chương này tác giả sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu, cơ sở dữ liệu. Đồng thời, xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với đặc điểm của các NHTM Việt Nam và lựa chọn phương pháp hồi quy dữ liệu phù hợp.