Theo như nghiên cứu của Arellano và Bond (1991), để lựa chọn một mô hình nghiên cứu phù hợp đối với dữ liệu bảng động có chứa các biến nội sinh, biến trễ thì cần phải:
- Bước 1: Kiểm tra các khuyết tật mô hình như phân tích ma trận tương quan, kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định hiện tượng tự tương quan (tương quan chuỗi). Nếu mô hình vi phạm các khuyết tật này thì chúng ta chọn mô hình GMM để phân tích thay vì các mô hình cổ điển như OLS, FEM, REM.
- Bước 2: Tiến hành chạy mô hình GMM với các biến phụ thuộc đã được xác định. Phân tích đánh giá kết quả đạt được và lựa chon mô hình tốt nhất, phản ánh rõ nét nhất ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng đến TTTD của các NHTM Việt Nam.
Trước khi thực hiện mô hình GMM chúng ta cần quan tâm đến các kiểm định quan trọng như kiểm định phương sai thay đổi của Breusch_Pagan, Kiểm định tương quan chuỗi (Wooldridge test)
Kiểm định của Breusch_Pagan là một trong những phương pháp dùng để
kiểm định phương sai thay đổi (hay còn gọi là phương sai của sai số thay đổi). Trong kiểm định phương sai thay đổi có các giả thuyết
H0: Phương sai các sai số ngẫu nhiên bằng 0 (Hay còn gọi là phương sai qua các thực thể là không đổi)
H1: Phương sai các sai số ngẫu nhiên khác 0 (Hay còn gọi là phương sai qua các thực thể thay đổi)
Khi kiểm định mô hình nếu P-value < mức ý nghĩa (thường chọn mức 5%) thì ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức là mô hình vi phạm giả thuyết phương sai thay đổi.
Trong các mô hình hồi quy ta luôn mong đợi P-value > mức ý nghĩa (thường chọn mức 5%).
Kiểm định Wooldridge là một phương pháp dùng để kiểm tra hiện tượng tự
tương quan (tương quan chuỗi) đối với dữ liệu bảng trong mô hình hồi quy. Với giả thuyết.
H0: Không có hiện tượng tự tương quan H1: Có hiện tượng tự tương quan
Khi kiểm định mô hình nếu P-value > mức ý nghĩa (thường chọn mức 5%) ta chấp nhận giả thuyết H0. Tức là mô hình không vi phạm hiện tượng tự tương quan. Ngược lại, nếu P-value < mức ý nghĩa (thường chọn mức 5%) ta bác bỏ giả thuyết H0. Tức là mô hình vi phạm hiện tượng tự tương quan.
Ngoài ra, sau khi chạy xong mô hình GMM chúng ta cần tiến hành kiểm định độ tin cậy và tính hợp lý của các biến công cụ được sử dụng trong mô hình với hai kiểm định quan trọng là kiểm định Sargan test và kiểm định AR (2).
Kiểm định AR (2) hay còn gọi là kiểm định sự tự tương quan của phần dư.
Theo Arellano & Bond (1991), ước lượng GMM yêu cầu có sự tương quan bậc 1 và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư. Với giả thuyết Ho: không có sự tương quan bậc 1 (kiểm định AR(1)) và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư (kiểm định AR(2)). Một mô hình đạt yêu cầu khi và chỉ khi kết quả hồi quy bác bỏ giả thuyết H0 (Pr < ) ở kiểm định AR (1) và chấp nhận giả thuyết Ho (Pr > ) ở kiểm định AR (2).
Kiểm định Sargan: nhằm kiểm tra tính phù hợp của mô hình và các biến
công cụ trong mô hình GMM. Đây là kiểm định về nội sinh trong mô hình của Sargan (1958), với giả thuyết H0: biến công cụ là biến ngoại sinh, không có tương quan với sai số trong mô hình. Nếu giá trị P-value của Sargan < mức ý nghĩa thì ta bác bỏ giả thuyết H0, hay biến công cụ có tương quan với sai số của mô hình. Ngược lại, nếu P-value của Sargan > mức ý nghĩa thì các biến công cụ là ngoại sinh và không có tương quan với sai số của mô hình. Kết quả kiểm định mô hình có giá trị P-value của thống kê Sargan càng lớn thì càng tốt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên nền tảng cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 2, tác giả xây dựng nên hai mô hình nghiên cứu cụ thể tại chương 3 với biến phụ thuộc là quy mô tín dụng (LnLoan) và tốc độ TTTD (LoanGr), cùng với các độc lập như quy mô tín dụng kỳ trước (biến phụ thuộc là LnLoan), tốc độ TTTD kỳ trước (biến phụ thuộc là LoanGr), tốc độ tăng trưởng vốn huy động hằng năm, tỷ lệ nợ xấu, GDP và lạm phát. Đồng thời, chỉ ra phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu trong mô hình. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong mô hình là phương pháp định lượng sử dụng mô hình GMM trong phần mềm Stata để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM Việt Nam.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trong chương 4, tác giả trình bày sơ lược về tình hình TTTD, huy động vốn