Tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Chương 2: khảo sát và đánh giá quá trình lập và kiểm soát dự toán ngân sách tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bến tre (Trang 48 - 50)

2009 – 2018

Nợ xấu luôn là nỗi ám ảnh đối với các ngân hàng. Bởi vì nợ xấu không chỉ gây ra khả năng mất vốn đối với các ngân hàng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh khoản và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi nợ xấu tăng cao tức là

các ngân hàng không thể thu hồi vốn và lãi, trong khi vẫn trả lãi cho người gửi tiền và đảm bảo duy trì các hệ số tài chính theo quy định của NHNN. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của các ngân hàng. Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu trung bình của NHTM Việt Nam là 1,957%. Trong đó, cao nhất là nợ xấu năm 2012 của SHB với tỷ lệ là 8,8%.

Từ năm 2009 đến năm 2010, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ đã đưa ra các gói kích thích hỗ trợ lãi xuất làm cho tín dụng tăng trưởng mạnh. Việc tín dụng tăng trưởng quá nóng cùng với việc nới lỏng các điều kiện cho vay dẫn đến việc mất kiểm soát mục đích tín dụng, khiến cho dòng vốn tín dụng thay vì đầu tư vào sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh thoát khỏi khủng hoảng thì lại tập trung vào thị trường bất động sản. Đến năm 2011, NHNN bắt đầu thắt chặt cho vay và tiến hành điều chỉnh cơ cấu dư nợ, giảm dần dự nợ cho vay bất động sản. Gây ra tình trạng bong bóng bất động sản. Hậu quả là nợ xấu ngân hàng tăng cao.

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 là giai đoạn mà nợ xấu ngân hàng tăng dần qua từng năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Theo báo cáo của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là 4,67%. Trong giai đoạn này, nợ xấu tăng cao kèm theo việc lạm phát tăng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng, cụ thể là có ba NHTM bị NHNN mua lại với giá không đồng và hàng loạt các ngân hàng nhỏ phải sát nhập để tránh đổ vỡ hệ thống. Vì vậy, Công ty quản lý tài sản (VAMC) ra đời nhằm giúp các ngân hàng xử lý vấn đề nợ xấu. Đến năm 2015, thị trường bất động sản dần dần được khôi phục. Dẫn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng cũng được cải thiện mạnh mẽ. Vấn đề nợ xấu cũng được đẩy mạnh xử lý và hoạt động của các ngân hàng cũng bắt đầu hồi phục.

Đến giữa tháng 08/2017 Quốc Hội đưa ra Nghị Quyết số 42 về xử lý nợ xấu. Sau khi nghị quyết 42 có hiệu lực, hàng loạt các ngân hàng đều đẩy mạnh tổ chức đấu giá các bất động sản được thế chấp nhưng không có khả năng trả nợ để thu hồi tiền về như trường hợp cao ốc Sai Gon One Tower, dự án V-Ikon, các lô đất của các cá nhân và nhiều trường hợp khác. Đặc biệt nhất là trường hợp của Sacombank đã

thu hồi được 19 nghìn tỷ nợ xấu trong năm 2017 phần lớn là nhờ thanh lý được tài sản bất động sản, gồm đấu giá các quyền sử dụng đất ở khu công nghiệp Đức Hòa III Long An với trị giá gần 10 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo của NHNN, tổng nợ xấu của toàn hệ thống bao gồm cả trái phiếu VAMC đến cuối tháng 9 năm 2017 là 566 nghìn tỷ đồng, giảm gần 6% về số tuyệt đối và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 10,08% xuống còn 8,61%. Tuy nhiên, đến hết năm 2017 nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn chưa được xử lý dứt điểm, nhưng dấu hiệu trong việc xử lý nợ xấu là rất tích cực so với các năm trước đó và tình hình của hệ thống ngân hàng đang trở nên tốt hơn bao giờ hết.

Bước sang năm 2018, nợ xấu đã được xử lý khá tốt và tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng giảm mạnh. Ước tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.

Hình 4.3 Hình thể hiện TTTD và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn năm 2009 -2018

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu Chương 2: khảo sát và đánh giá quá trình lập và kiểm soát dự toán ngân sách tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bến tre (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)