Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chương 2: khảo sát và đánh giá quá trình lập và kiểm soát dự toán ngân sách tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bến tre (Trang 58 - 62)

Sau khi chạy mô hình hồi quy theo phương pháp GMM, ta thấy cả hai mô hình với biến phụ thuộc là LoanGr và LnLoan đều có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả hồi quy theo mô hình 1 (biến phụ thuộc là LoanGr) ta thấy chỉ có hai biến có ý nghĩa thống kê và phù hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Kết quả hồi quy theo mô hình 2 (biến phụ thuộc là LnLoan) ta thấy có ba biến có ý nghĩa thống kê và phù

hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chọn mô hình 2 với biến phụ thuộc là LnLoan để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM Việt Nam. Căn cứ vào kết quả hồi quy ở mô hình 2, ta có thể giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố vi mô và vĩ mô với TTTD của các NHTM Việt Nam như sau:

- Thứ nhất là dư nợ tín dụng kỳ trước có ảnh hưởng cùng chiều đến TTTD kỳ hiện tại của các ngân hàng. Như đã phân tích ở trên, các NHTM hoạt động theo nguyên tắc các chỉ tiêu năm sau phải tăng trưởng cao hơn năm trước. Hằng năm, trụ sở chính đều căn cứ vào kết quả hoạt động năm trước để giao chỉ tiêu tăng trưởng cho mỗi chi nhánh, do đó để đảm bảo quỹ thu nhập cũng như lương thưởng trong năm của mỗi nhân viên thì lãnh đạo ngân hàng phải tìm mọi giải pháp để đạt được chỉ tiêu mà trụ sở chính giao cho. Trong tất cả các chỉ tiêu mà trụ sở chính giao cho chi nhánh thì chỉ tiêu về TTTD là một trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng. Vì ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, chuyên đi vay để cho vay lại. Và thu nhập từ tín dụng là một trong những nguồn thu chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lợi nhuận ngân hàng. Chính vì vậy mà quy mô tín dụng năm trước có ảnh hưởng tích cực đến TTTD năm hiện tại của các NHTM Việt Nam. Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến TTTD trong tất cả các yếu tố. Do đó, muốn đạt được mục tiêu TTTD thì cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này.

- Thứ hai là tốc độ tăng trưởng vốn huy động hằng năm có ảnh hưởng cùng chiều đến TTTD. Theo như kết quả nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2008), Kai Guo và Stepanyan (2011), Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011)...thì tốc độ tăng trưởng vốn huy động hằng năm có tác động cùng chiều đến TTTD của ngân hàng. Cụ thể, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, khi tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong năm tăng 1% thì TTTD của các NHTM Việt Nam sẽ tăng 0,178%. Ta thấy rằng ngân hàng là tổ chức trung gian, vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay. Tức là ngân hàng đi huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế để tiến hành cho vay và đầu tư đối với các tổ chức cá nhân đang tạm thời thiếu vốn. Do đó, khi ngân hàng có được nguồn

vốn huy động đủ lớn sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn để cho vay, từ đó các ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc tìm kiếm thêm các khách hàng mới có nhu cầu vay vốn để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Nếu không thể cho vay ra, trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, khi vốn huy động tăng sẽ góp phần thúc đẩy TTTD của các ngân hàng.

- Và cuối cùng là tỷ lệ lạm phát trong kỳ có ảnh hưởng ngược chiều đến TTTD của các NHTM. Kết quả nghiên cứu này thống nhất với kết quả nghiên cứu của Kai Guo và Stepanyan (2011), A.Singhn và A.Sharma (2016), Huỳnh Thị Hiền (2017)... Điều này cho thấy việc điều hành chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mật thiết đến TTTD của hệ thống các NHTM. Cụ thể, nếu trong năm tỷ lệ lạm phát tăng cao, NHNN sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm cung tiền cho nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất và giảm room tín dụng của các ngân hàng, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì vậy làm giảm tốc độ TTTD của các NHTM. Và ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát thấp sẽ gây kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Nhằm để kích thích sản xuất, phát triển kinh tế, NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng lượng cung tiền cho nền kinh tế. Chính vì vậy sẽ làm tăng tốc độ TTTD của hệ thống ngân hàng. Tình hình thực tế cho ta thấy khi tỷ lệ lạm phát tăng từ 9,2% (năm 2010) lên 18,7% (năm 2011), nhằm để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Chính vì vậy đã làm cho TTTD giảm từ mức tăng trưởng 32,43% (năm 2010) xuống chỉ còn 14,31% (năm 2011). Như vậy, dựa trên nền tảng lý thuyết, kết quả nghiên cứu hồi quy cùng với tình hình thực tế tại Việt Nam ta có thể kết luận tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến TTTD của các NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã sử dụng mô hình GMM để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô tín dụng năm trước, tốc độ tăng trưởng vốn huy

động trong năm có ảnh hưởng tích cực đến TTTD của NHTM Việt Nam, tỷ lệ lạm phát trong kỳ có ảnh hưởng tiêu cực đến TTTD của NHTM Việt Nam, các biến thể hiện tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu.

Với những kết quả phân tích được, trong chương 5 tác giả sẽ đề xuất một số gợi ý, khuyến nghị nhằm giúp TTTD ổn định và bền vững cho hệ thống NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong phạm vi chương 5, tác giả sẽ đưa ra một số gợi ý, khuyến nghị nhằm giúp cho các NHTM có thể đưa ra được mức TTTD ổn định và phù hợp với tình hình kinh tế mỗi giai đoạn. Từ đó giúp các ngân hàng đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra. Ngoài ra, trong chương này tác giả còn nêu ra những hạn chế của đề tài và tìm ra hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn.

Một phần của tài liệu Chương 2: khảo sát và đánh giá quá trình lập và kiểm soát dự toán ngân sách tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố bến tre (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)