phần mềm Stata để tiến hành các kiểm định và thực hiện chạy mô hình hồi quy GMM với hai biến phụ thuộc là LnLoan và LoanGr. Từ đó, giải thích các kết quả đạt được.
4.1. Tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009-2018 đoạn 2009-2018
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TTTD của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2009- 2010 tăng lên khá cao so với năm 2008. Trong năm 2009 và năm 2010, TTTD lần lượt đạt mức 37,53% và 31,19%. Trong giai đoạn này chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm để kích cầu sau giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nên làm cho hoạt động cho vay của các ngân hàng tăng lên. Cơ cấu tín dụng ngân hàng phân theo các ngành kinh tế không thay đổi nhiều so với tỷ trọng của năm 2008. Tỷ trọng tín dụng phục vụ phát triển nông thôn chiếm 22,8% (năm 2008 là 28,84%), ngành thương nghiệp chiếm 19,2% (năm 2008 là 18,67%). Tỷ trọng tín dụng đối với ngành khác như công nghiệp chiếm 26,5%, xây dựng chiếm 12,9%, các ngành khác cũng ít biến động so với năm 2008.
Tuy nhiên, sang năm 2011 và năm 2012, TTTD lại giảm dần chỉ đạt 14,70% và 8,85%. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại thì kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục giữ được sự ổn định. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, sức mua của thị trường giảm. Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015 đã được triển khai làm cho TTTD năm 2012 giảm mạnh. Số lượng các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong năm 2012 giảm so với năm 2011, các ngân hàng bắt đầu chú trọng hơn đến việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng cường năng lực tài chính và các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Rủi ro thanh khoản hệ thống được cải thiện đáng kể so với năm 2011. Đồng vốn tín dụng đã phát huy được hiệu quả trong thúc đẩy tăng trưởng, có những
chuyển biến tích cực khi hướng vào những khu vực sản xuất thực của nền kinh tế. Trong năm 2012, mặc dù TTTD chỉ đạt 8,85%, nhưng chất lượng TTTD đã có những cải thiện tích cực. Cụ thể, tín dụng bằng việt nam đồng trong năm tăng 8,92% trong khi tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3,51%; tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp - nông thôn tăng cao hơn mức TTTD chung; tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không giảm so với cuối năm 2011.
Năm 2013 và 2014, TTTD tăng lên ở mức 12,52% và 14,16%. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn tăng chậm thì kinh tế Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và tăng nhẹ so với năm 2012. Kinh tế phục hồi là nhờ sự đóng góp của công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ. Bên cạnh đó, TTTD cũng tăng dần, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển đổi theo hướng tập trung vào các lĩnh vực, ngành kinh tế quan trọng và lĩnh vực có rủi ro thấp như nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, cho vay Chính phủ ròng tăng thấp hơn năm 2012. Đầu tư cho nền kinh tế tăng cho thấy sự nổ lực của NHNN và hiệu quả trong việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng trong công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, định hướng các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống.
Trong năm 2015, TTTD đạt 17,26%, tăng khá cao so với năm 2014, tăng trưởng kinh tế cũng vượt lên và đạt 6,68%. Điều này cho thấy những chuyển biến tích cực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù mức tăng trưởng này thấp hơn so với chỉ tiêu 18% được đề ra, nhưng điều đáng chú ý là dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn – một trong 5 lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng đã tăng hơn 13% so với cuối năm 2014. Đồng thời, cho vay trong lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng tăng tới hơn 43%.
TTTD năm 2016 và 2017 tiếp tục được duy trì với các tỷ lệ đáng chú ý lần lượt là 18,25% và 18,24%. TTTD giai đoạn này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong đó tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, kinh doanh bất động sản được kiểm soát và tăng với tốc độ chậm lại. Trước tình hình tốc độ TTTD năm 2016 và 2017 khá cao, các tổ chức xếp hạng tín dụng trên
thế giới như Moody’s, Standard and Poor’s và Fitch hay các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo cho Việt Nam. TTTD góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng GDP (tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,81% , vượt chỉ tiêu 6,7% đề ra). Tuy nhiên, nếu TTTD quá cao mà không được kiểm soát hiệu quả thì sẽ dẫn đến rủi ro lớn cho các tổ chức tín dụng, tăng nguy cơ nợ xấu trong tương lai cho các ngân hàng.
Hình 4.1 Hình qui mô tín dụng và tốc độ TTTD của ngân hàng giai đoạn 2009 -2018
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bước sang năm 2017 thì TTTD đạt được nhiều thành tựu đáng kể và góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Theo như Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) thì tín dụng của Việt Nam đến cuối năm 2017 đã ở mức khoảng 135% GDP. Con số này đang tiến gần tới mức của thời kỳ bất ổn trước đó và có nguy cơ dẫn tới sự mất cân đối tài chính của hệ thống ngân hàng. Đến năm 2018 nhằm để kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên TTTD đã được kiểm soát chặt chẽ dưới 16%. Sau khi tăng liên tục từ năm 2013 đến năm 2016 thì đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2014 đến nay. Cơ cấu
tín dụng cũng có sự chuyển biến rõ nét, chuyển sang tập trung vào lĩnh vực sản xuất và ưu tiên nhằm để kích thích phát triển kinh tế, tín dụng đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản cũng có xu hướng giảm.