2. CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Các khái niệm nghiên cứu
2.3.1.1. Năng suất lao động
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả sẽ sử dụng khái niệm năng suất lao động chính là tỉ suất giữa số lượng đầu vào và đầu ra. Bên cạnh số lượng tác giả còn xem xét năng suất lao động trong mối quan hệ với chất lượng đầu ra. Tức là đánh giá năng suất lao động trên 2 yếu tố:số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra.
Nghiên cứu về năng suất lao động ở cấp độ cá nhân tác giả Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011) đã đưa ra mô hình 3 nhân tố ảnh hưởng đến năng suất bao gồm
o Năng lực cá nhân:những yếu tố về tài năng, sở thích, tính cách và thể chất
o Sự nỗ lực:bao gồm các yếu tố tạo động lực, thiết kế công việc, đạo đức nghề nghiệp
o Sự hỗ trợ của doanh nghiệp:gồm đào tạo, cung cấp đủ các nguồn lực, tạo kì vọng và mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
Nghiên cứu về năng suất lao động ở cấp độ doanh nghiệp Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) đã đưa ra mô hình 5 nhân tố yếu tố tác động đến năng suất bao gồm:
o Cam kết của quản lý cấp cao:sự khuyến khích, tạo điều kiện làm việc của lãnh đạo.
o Hướng đến khách hàng:hiểu rõ yêu cầu khách hàng, thiết kế sản phẩm hướng đến khách hàng, đáp ứng nhu cầu và cải tiến sản phẩm theo khách hàng
o Quản lý nhân sự: sự đào tạo, huấn luyện, trang bị các kĩ năng, tạo động lực cho người lao động. Các yếu tố quản lý sản xuất chính là
o Quản lý sản xuất: tạo môi trường làm việc, cung cấp thiết bị, nguồn lực.
o Mối quan hệ trong doanh nghiệp:sự truyền thông, quan hệ giữa nhân viên với nhân viên và quan hệ giữa nhân viên với quản lý.
2.3.1.2. Năng lực cá nhân
Năng lực cá nhân được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có, thể hiện ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.
Theo nghiên cứu lý của Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011) và nghiên cứu thực nghiệm của Mahesh Gundecha (2012). thì năng lực cá nhân là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Cũng theo các tác giả trên năng lực cá nhân gồm 4 thành phần cơ bản đó chính là
- Tài năng:bao gồm năng khiếu bẩm sinh và sự tích lũy tay nghề qua quá trình làm việc
- Sở thích:sự yêu thích của cá nhân đối với công việc hoặc ngành nghề hiện tại
- Tính cách:những tính cách của cá nhân có phù hợp với công việc - Các yếu tố thể chất:cá nhân có sức khỏe, thể lực, thể chất phù hợp với
công việc hiện tại.
Để tuyển chọn các ứng viên có các tố chất cá nhân phù hợp với yêu cầu công việc tổ chức có thể thực hiện thông qua hoạt động tuyển dụng và tuyển chọn. Thực tế tại các tổ chức sản xuất năng lực cá nhân phù hợp sẽ có ảnh hưởng rất tích cực đến năng suất vì các yếu tố như phát huy được các sở thích, tài năng phù hợp với
công việc. Cá nhân có kinh nghiệm, yếu tố thể chất phù hợp với công việc sẽ thích ứng, tiếp nhận công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn các cá nhân không phù hợp.
Tác giả sẽ sử dụng quan điểm của Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011) và Mahesh Gundecha (2012) về các thành phần cơ bản của năng lực cá nhân đó chính là:tài năng, sở thích, tính cách, các yếu tố thể chất và đề xuất giả thuyết H1
Giả thuyết H1: Năng lực cá nhân có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất lao động
2.3.1.3. Mối quan hệ trong doanh nghiệp
Theo Hoffman & Mehra(1999) thì mối quan hệ trong doanh nghiệp bao gồm sự truyền thông tốt và mối quan hệ tốt giữa nhân viên và quản lý.
Theo APO (2000) thì mối quan hệ trong doanh nghiệp cũng bao gồm mối quan hệ giữa 2 nhóm đó chính là giữa nhân viên-nhân viên và nhân viên-quản lý.
Theo Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) mối quan hệ trong doanh nghiệp chính là sự truyền thông trong doanh nghiệp và sự tin cậy, hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa 2 nhóm chính đó chính là mối quan hệ giữa các nhân viên đồng cấp và mối quan hệ giữa nhân viên với quản lý..
Như vậy, bài nghiên cứu sẽ sử dụng quan điểm mối quan hệ trong doanh nghiệp trên góc độ xem xét 2 nhóm quan hệ đó chính là giữa nhân viên-nhân viên, nhân viên-quản lý và sự truyền thông trong doanh nghiệp của Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009)
Các tác giả như Hoffman & Mehra(1999), APO (2000), Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) đều có kết luận rằng mối quan hệ trong doanh nghiệp có tác động tích cực đến năng suất lao động. Do đó tác giả đề xuất giả thuyết H2
Giả thuyết H2: Mối quan hệ trong doanh nghiệp có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất lao động
2.3.1.4. Các yếu tố quản lý trong doanh nghiệp
Các yếu tố quản lý trong nghiên cứu này được xác định là các yếu tố quản lý về nhân sự và sản xuất.
Theo Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) các yếu tố quản lý nhân sự chính là sự đào tạo, huấn luyện, trang bị các kĩ năng, tạo động lực cho người lao động. Các yếu tố quản lý sản xuất chính là tạo môi trường làm việc, cung cấp thiết bị, nguồn lực.
Như vậy chúng ta có 2 thành phần chính của nhân tố đó chính là:
Các yếu tố về nhân sự
Thông qua các công tác về nhân sự tổ chức có thể thiết kế công việc nhằm tạo động lực làm việc, phấn đấu cho người lao động (Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011). Nhờ sự khuyến khích động viên thông qua các hoạt động nhân sự sẽ có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động. Người lao động có động lực làm việc, nỗ lực phấn đấu và đẩy năng suất tăng cao.
Thu nhập luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của nhân viên khi họ muốn gắn bó đối với tổ chức. Theo Trần Kim Dung (2005) thì tiền lương đóng vai trò quan trọng trong năng suất làm việc của nhân viên. Thu nhập từ lương giúp họ trang trải đời sống và yên tâm làm việc, gắn bó với tổ chức.
Chính sách khuyến khích khen thưởng giúp nhân viên nỗ lực làm việc, đề ra các giải pháp sáng tạo, các làm khoa học hơn để tăng năng suất.
Các yếu tố về sản xuất
Ngoài ra các hoạt động quản lý sản xuất:tổ chức sản xuất, bố trí sản xuất, công nghệ sản xuất cũng sẽ có sự tác động đến năng suất làm việc. Tổ chức sản xuất và bố trí mặt bằng phù hợp sẽ hỗ trợ cho người lao động làm việc hiệu quả hơn. Công nghệ sản xuất tiên tiến với sự trợ giúp của máy móc sẽ giúp năng suất tăng cao.
Để có năng suất cao thì việc có điều kiện làm việc đầy đủ nguồn lực. Có đầy đủ nguồn lực được cung cấp kịp thời giúp nhân viên làm việc theo đúng quy trình công nghệ và an toàn sản xuất sẽ có tác động tích cực tới năng suất. Vì giày da là ngành thâm dụng lao động. Đa phần sản xuất trên dây chuyền nếu vật tư nguyên liệu cung cấp không kịp thời sẽ làm gián đoạn sản xuất dẫn đến năng suất kém.
Các nghiên cứu của Hoffman & Mehra (1999), APO (2000), Chapman & Al- Khawaldeh (2002), Khan (2003) đã chỉ ra rằng các yếu tố về quản lý nhân sự, sản xuất có tác động đến năng suất. Nghiên cứu của Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) cũng có kết luận tương tự rằng các yếu tố quản lý về nhân sự và sản xuất có tác động tích cực đến năng suất.
Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng quan điểm các thành phần về quản lý sản xuất và nhân sự của Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) như đã phân tích ở trên để đề xuất giả thuyết H3.
Giả thuyết H3: Các yếu tố quản lý có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất lao động
2.3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết dựa trên sự kết hợp mô hình của Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011) và Mahesh Gundecha (2012) với nhân tố “Năng lực cá nhân” và mô hình của tác giả Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) với nhân tố “Mối quan hệ trong doanh nghiệp” và “Các yếu tố quản lý”. Trong mô hình gốc tác giả Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) phân chia thành 2 nhân tố quản lý sản xuất và quản lý nhân sự. Tuy nhiên, tại công ty tác giả thực hiện nghiên cứu, bộ phận quản lý không có sự tách bạch rõ thành phòng nhân sự và phòng sản xuất. Do đó tác giả gộp 2 nhân tố trên thành nhân tố chung “Các yếu tố quản lý”.
Từ các phân tích trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3
Trong đó
Y:Năng suất lao động X1:Năng lực cá nhân
X2:Mối quan hệ trong doanh nghiệp X3:Các yếu tố quản lý
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Bảng 2.3 Tóm tắt các giả thuyết đề xuất
Giả
thuyết Nội dung
Kì vọng H1 Năng lực cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động (+) H2 Mối quan hệ trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến năng
suất lao động (+)
H3 Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động (+)
Tóm tắt chƣơng 2
Từ lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan đến năng suất lao động tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 3 biến độc lập bao gồm Năng lực cá nhân, mối quan hệ trong doanh nghiệp, các yếu tố quản lý và một biến phụ thuộc là năng suất lao động của nhân viên. Ba biến độc lập có tác động đến năng suất lao động của nhân viên tại công ty Viva.
H1(+)
H3(+) H2(+)
3. CHƢƠNG 3:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này tác giả trình bày các nội dung liên quan đến quy trình nghiên cứu; xây dựng thang đo, thiết kế nghiên cứu định lượng, bao gồm việc tính số mẫu nghiên cứu, trình bày cách lấy dữ liệu, phân tích dữ liệu, sữ dụng các công cụ, chỉ tiêu thống kê trong việc đánh giá các kết quả phân tích.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.2. Xây dựng thang đo
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích mô hình hồi quy đa biến
Kiểm tra phương sai trích Kiểm tra các nhân tố rút trích
Loại các biến có mức tải nhân tố không đạt yêu cầu
Kiểm tra đa cộng tuyến Kiểm tra sự tương quan Kiểm tra sự phù hợp
Kết quả kiểm định giả thuyết Định tính (thảo luận nhóm) Thang đo chính thức Thang đo nháp Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định lượng
Đo lường độ tin cậy Crombach’s Alpha
Kiểm tra hệ số Crombach’s Alpha biến tổng
Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng không đạt yêu cầu
Tác giả sẽ sử dụng thang đo nhân tố năng lực cá nhân của Robert L. Mathis (2011) và Mahesh Gundecha (2012) với các thành phần đã xác định ở cơ sở nghiên cứu. Đối với 2 nhân tố mối quan hệ trong doanh nghiệp và các yếu tố quản lý tác giả sẽ sử dụng thang đo của Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009). Đối với nhân tố phụ thuộc năng suất lao động tác giả sẽ sử dụng thang đo của Mahesh Gundecha (2012).
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thang đo và nguồn tham khảo
Yếu tố Nội dung Nguồn
NĂNG LỰC CÁ NHÂN
NANGLUC01 Anh chị cảm thấy mình có năng khiếu bẩm sinh phù hợp với công việc
Robert L. Mathis(20 11), Mahesh Gundecha (2012) NANGLUC02 Anh chị cảm thấy mình có tay nghề phù hợp với
công việc
NANGLUC03 Anh/chị tự đánh giá về sự yêu thích của bản thân đối với công việc
NANGLUC04 Anh/chị cảm thấy mình có những tính cách phù hợp với công việc
NANGLUC05 Anh/chị cảm thấy mình gặp nhiều vấn đề cá nhân gây ảnh hưởng đến công việc
NANGLUC06 Anh/chị cảm thấy mình có thể chất phù hợp với công việc
MỐI QUAN HỆ TRONG DOANH NGHIỆP
QUANHE01 Áp lực trong công việc
Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009). QUANHE02 Anh/chị có quan hệ tốt với cấp trên
QUANHE03 Anh/chị có sự xung đột với đồng nghiệp QUANHE04 Thông tin được truyền thông suốt trong công ty QUANHE05 Anh/chị có sự phối hợp tốt với các đồng nghiệp
Yếu tố Nội dung Nguồn
QUANHE06 Anh/chị có trách nhiệm đối với công việc QUANHE07 Anh/chị được làm việc trong môi trường làm việc tốt QUANHE08 Anh/chị cộng tác làm việc nhóm tốt
CÁC YẾU TỐ QUẢN LÝ
QUANLY01
Chương trình giáo dục và đào tạo của công ty phù hợp với yêu cầu công việc hiện tại và giúp anh chị
phát triển tay nghề Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009). QUANLY02 Công ty công nhận thành tích anh/chị
QUANLY03 Công ty có các chính sách khuyến khích, khen thưởng
QUANLY04 Các anh/chị có thu nhập tốt QUANLY05 Thiết kế công việc phù hợp với anh/chị QUANLY06 Anh/chị có động lực làm việc
QUANLY07 Công việc của anh/chị được tổ chức một cách khoa học
QUANLY08 Công ty cung cấp cho anh/chị điều kiện làm việc tốt QUANLY09 Anh/chị được phổ biến kế hoạch sản xuất cụ thể, kịp
thời
QUANLY10 Anh chị nắm bắt được tốt công nghệ sản xuất đang dùng tại công ty
QUANLY11 Anh/chị được công ty cung cấp các nguồn lực đầy đủ
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
NANGSUAT1 Anh/Chị luôn hoàn thành khối lượng công việc theo đúng thời gian qui định của công ty
Mahesh Gundecha
Yếu tố Nội dung Nguồn
NANGSUAT2 Sản phẩm hoàn thành luôn đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn qui cách chất lượng
(2012) NANGSUAT3 Anh/Chị luôn cố gắng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu
kế hoạch sản xuất
(Nguồn:tác giả tự tổng hợp)
3.3. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính này sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với đối tượng là 10 lao động tại công ty. Mục đích của nghiên cứu định tính này dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo. Nghiên cứu cũng nhằm đánh giá mức độ hiểu rõ câu hỏi, các câu hỏi có trùng lắp ý, gây khó hiểu cho đối tượng hay không. Nghiên cứu này được thực bằng qua phỏng vấn trực tiếp với người được hỏi để tìm ra các ý kiến chung nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tại công ty Viva
Kết quả của nghiên cứu định tính. Một cuộc thảo luận nhóm gồm 10 người với đối tượng tham gia là các lao động tại các phòng ban. Tác giả để họ thảo luận tất cả các tiêu chí trong thang đo, sau đó đánh giá và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Sau khi thảo luận, các đáp viên thống nhất với 25 biến quan sát. Từ ngữ, câu chữ trong một số phát biểu của thang đo cũng được chỉnh sửa cho dễ hiểu và phù hợp hơn.
3.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu 3.4.1. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên toàn bộ lao động tại công ty (265 mẫu).
3.4.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua điều tra các đối tượng khảo sát là nhân viên hiện đang làm việc công ty. Kỹ thuật phỏng vấn trực diện và phỏng vấn thông qua gửi phiếu trực tiếp cho tất cả nhân viên công ty.
Phần mềm SPSS 16.0 được dùng để phân tích dữ liệu trong tài liệu này với việc sử dụng các kỹ thuật thống kê như kiểm định các giả thuyết thống kê, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy, phân tích ANOVA. Các bước xử lý số liệu bằng SPSS như sau:
Hình 3.2 Quy trình phân tích dữ liệu bằng SPSS 3.4.3.1. Làm sạch dữ liệu
Sau khi loại các mẫu không phù hợp với yêu cầu ban đầu, chúng ta chạy phân bổ tần số để kiểm tra các biến nhập sau có giá trị gây nhiễu không nằm trong các giá trị lựa chọn. Kiểm tra các mẫu đối tượng bị trùng nhau và loại mẫu bị trùng. Kiểm tra các tần suất các giá trị khuyết và đảm bảo các giá trị khuyết của một biến