2. CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
2.3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết dựa trên sự kết hợp mô hình của Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011) và Mahesh Gundecha (2012) với nhân tố “Năng lực cá nhân” và mô hình của tác giả Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) với nhân tố “Mối quan hệ trong doanh nghiệp” và “Các yếu tố quản lý”. Trong mô hình gốc tác giả Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (2009) phân chia thành 2 nhân tố quản lý sản xuất và quản lý nhân sự. Tuy nhiên, tại công ty tác giả thực hiện nghiên cứu, bộ phận quản lý không có sự tách bạch rõ thành phòng nhân sự và phòng sản xuất. Do đó tác giả gộp 2 nhân tố trên thành nhân tố chung “Các yếu tố quản lý”.
Từ các phân tích trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3
Trong đó
Y:Năng suất lao động X1:Năng lực cá nhân
X2:Mối quan hệ trong doanh nghiệp X3:Các yếu tố quản lý
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Bảng 2.3 Tóm tắt các giả thuyết đề xuất
Giả
thuyết Nội dung
Kì vọng H1 Năng lực cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động (+) H2 Mối quan hệ trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến năng
suất lao động (+)
H3 Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động (+)
Tóm tắt chƣơng 2
Từ lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan đến năng suất lao động tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 3 biến độc lập bao gồm Năng lực cá nhân, mối quan hệ trong doanh nghiệp, các yếu tố quản lý và một biến phụ thuộc là năng suất lao động của nhân viên. Ba biến độc lập có tác động đến năng suất lao động của nhân viên tại công ty Viva.
H1(+)
H3(+) H2(+)