Du lịch bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 28 - 30)

Môi trườngPhát triển bền vững

3.3.2. Du lịch bền vững

Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janiero năm 1992 thì: Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhắm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người.

ở Việt Nam khái niệm du lịch bền vững còn khá mới mẻ. Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất tuy nhiên cho đến nay đa số các ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác có liên quan đều cho rằng: Du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.

Hiến chương du lịch bền vững được đưa ra tại hội nghị thế giới về du lịch bền vững tổ chức tại Lanzarote, Canary Islands, Tây Ba Nha trong đó có nêu ra quan điểm về du lịch bền vững như sau: Nhận thức được rằng du lịch

là một hiện tượng mang tính hai mặt ở chỗ du lịch vừa có khả năng đóng góp một cách tích cực vào những thành tựu kinh tế - xã hội cũng như chính trị, đồng thời nó cũng một phần dẫn tới sự xuống cấp về môi trường và sự mất đi những bản sắc của từng địa phương, phải được xem xét giải quyết trên cơ sở một hệ tư tưởng có tính toàn cầu.

Du lịch bền vững là quá trình quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn khách du lịch tới một vùng nào đó, quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài từ các hoạt động du lịch. Phát triển du lịch bền vững cần tính đến ba yếu tố sau đây:

 Mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

 Quá trình phát triển trong một thời gian dài.

 Đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ mai sau.

Có thể nói, du lịch bền vững là một quá trình phát triển rất nhậy cảm đòi hỏi sự kết hợp hài hoà, linh hoạt của tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, mọi nguồn lực đều phải được tận dụng để phục vụ cho du lịch bền vững dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc được đề ra trong chương trình nghị sự số 21. Tính hai mặt của du lịch bền vững làm cho các quốc gia phải xem xét cẩn thận trước khi đưa ra chiến lược phát triển. Một chính sách du lịch thích hợp, đúng đắn sẽ thúc đẩy các hệ thống quản lý du lịch có lợi cho môi trường. Về lâu dài, du lịch bền vững là tổng hợp phát triển của các nhân tố nằm trong sự bền vững của môi trường và tài nguyên quốc gia.

Phát triển du lịch bền vững thể hiện ở chỗ: có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng đánh giá tác động môi trường, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển của du lịch và ổn định, an toàn.

Khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý: Các hoạt động du lịch luôn luôn gắn với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái. Vì vậy, phải chú ý sử dụng hợp lý tài nguyên vào mục đích du lịch, không sử dụng tài nguyên một cách quá giới hạn cho phép.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học: Du lịch bền vững phát triển dựa vào tính đa dạng sinh học. Vì vậy, các hoạt động du lịch phải luôn luôn gắn liền với việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Bảo đảm hài hòa các lợi ích: Du lịch mang lại lợi ích to lớn nhưng phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo hài hoà lợi ích giữa cá bên liên quan như lợi ích của doanh nghiệp hoạt động du lịch, lợi ích của cộng đồng, lợi ích của nhà nước.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng:Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi cần có sự tham gia của cộng đồng nhằm tạo nên sự đồng thuận xã hội, cộng đồng cần được tham gia các quyết định có liên quan đến phát triển du lịch chẳng hạn như quy hoạch du lịch, quá trình triển khai các dự án du lịch, giám sát các hoạt động du lịch, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch.

Nâng cao tính trách nhiệm của các bên liên quan: Hoạt động du lịch bền vững dựa trên cơ sở đề cao tính trách nhiệm của các bên liên quan, các chủ thể tham gia các hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)