Thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 53 - 57)

Môi trườngPhát triển bền vững

4.1.1.2. Thảm thực vật

Vườn quốc gia Ba Vì có 3 kiều rừng:

- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.

- Rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt đới núi thấp. - Rừng kín lá rộng mưa ẩm nhiệt đới núi thấp.

Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này đã bị tác động nhẹ nhưng do được bảo vệ trong thời gian dài, rừng đã trải qua diễn thế hồi nguyên nên đến nay hình thái và cấu trúc vẫn mang sắc thái một quần thể nguyên sinh. Kiểu thảm thực vật này phân bố chủ yếu trên các hệ thống dông mái núi của các dãy núi sau đây:

 Đỉnh Vua - đỉnh 1200m - 1189m- 1060m và 969m (hệ thống dông phía tây của đỉnh Vua)

 Ngọc Hoa - đỉnh 1021m và 765m (dải dông phía tây và và đông bắc Ngọc Hoa).

 Từ 700m trở lên thuộc núi Viên Nam, Vua Bà.

Loài ưu thế sinh thái là các loài cây thuộc khu hệ thực vật đệ tam đặc hữu bản địa nam Trung Hoa và bắc Việt Nam. Những họ tiêu biểu gồm: họ Dẻ

(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trúc Đào (Apocynaceae). Kiểu có cấu trúc đơn giản rừng chỉ có 2 tầng không có tầng vượt tán, quần thụ gồm những cá thể tương đối tròn trịa, rất hiếm thấy cây có bạnh vè kể cả những cây có tầm vóc to lớn như Dổi (Michelia sp), Sến (Madhuca pasquyeri). Tầng ưu thế sinh thái đồng thời cũng là tầng cây cao nhất. Cả 2 tầng rừng gồm những loài với tỷ lệ cá thể như sau: Dẻ, Sồi (Lithocarpus sp, Quercus conrneys) chiếm 14%, Re, Bời Lời Ba Vì (Cinamomum, Litsea baviensis) chiếm 7%, Cồng Sữa

(Eberhartia tonkinensis) chiếm 6%, Nóng (Saurauia tristyla) chiếm 6%, Trâm

(Syzygium sp)chiếm 6%.ởđai rừng á nhiệt đới còn có 2 kiểu phụ chính sau đây:

Rừng Rêu (Rừng Cảnh Tiên)

Rừng Rêu là một kiểu phụ thổ nhưỡng của đai rừng á nhiệt đới ẩm. Kiểu thảm này phân bố chủ yếu ở đỉnh Vua và một ít ở đỉnh Tản Viên. Loài cây ưu thế trong quần thụ khá rõ rệt điển hình là những loài cây thuộc họ Dẻ

(Fagaceae) chiếm tỷ lệ cá thể 66% trong đó Sồi (Lithocarpus sp) chiếm 21%, Dẻ cau (Quercus platycalyx) 13%, Dẻ gai (Castanopsis tonkinnesis) 11%, Dẻ lá đào (Lithocarpus sp) 8%, rồi đến các loài trong họ Re (Lauraceae) chiếm 12%, các loài Đỗ quyên (Enkianthus pieris và Rhododendron) họ Ericaceae chiếm 11% và các loài trong họ Côm (Elaeocarpaceae)chiếm 5%.

Rừng thưa á nhiệt đới.

Mặc dù được bảo vệ trong thời gian dài nhưng tán rừng vẫn ở tình trạng bị phá vỡ mất hẳn tính chất liên tục vốn có của nó độ tàn che 0,3 - 0,4, Tỷ lệ cá thể những loài cây ưu thế cũng không rõ ràng, chủ yếu gồm các loài thuộc

họ sau: Trâm (Myrtaceae) chiếm 5%, Bời Lời Ba Vì, Bời Lời Lá Tròn thuộc họ Lauraceae chiếm 5%, Sồi thuộc họ Fagaceae chiếm 4%, Phân Mã

(Mimosaceae) chiếm 4%...

Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt đới núi thấp.

Từ độ cao 900 m trở lên có những cá thể loài cây Bách Xanh

(Calocedrus macrolepis) trong nghành phụ hạt trần (Gymnospermae) xuất hiện càng lên cao tần xuất xuật hiện ngày càng tăng. Kiểu rừng này phân bố ở phần đỉnh sườn phía tây của 3 đỉnh Ngọc Hoa, Tản Viên và Tiểu Đồng.

Kiểu rừng này có 2 tầng: tầng trên là loài Bách Xanh (Calocedrus macrolepis) xen lẫn với những loài trong họ re (Lauraceae), họ Dẻ

(Fagaceae), họ Mộc Lan(Magnoliaceae). Tầng dưới tán có những loài Dương Sỉ Thân Gỗ (Cyalthea podophylla), những chi thuộc họ Re (Lauraceae) như:

(Phoebe, Lisea, Lindera), những loài thuộc họ Sim (Myrtaceae)...

Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp

Theo luận điểm quần hệ sinh thái phát sinh thì ở đai khí hậu nhiệt đới này ở thời kỳ xa xưa vốn là ưu hợp của những loài cây trong các họ ưu thế như: họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm(Moraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Leguminoceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Trám (Burceraceae), họ Bồ hòn (Sabindaceae), họ Sến (Sapotaceae). Nhưng trải qua quá trình chặt chọn những cây gỗ tốt làm vật liệu xây dựng của người dân địa phương và chặt phá làm nương rẫy bởi thế đai rừng nhiệt đỡi này đã bị mất hoàn toàn quần thể thành thục mà chỉ còn những kiểu phụ nhân tác sau đây:

Rừng thưa nhiệt đới

Kiểu thảm thực vật này phân bố đếu khắp ở vành đai độ cao 400m -700m xung quanh sườn núi Ba Vì. Hiện nay, kiểu thảm này vẫn chỉ là một kiểu rừng thưa, tầng tán đã bị phá vỡ, mất hẳn tính liên tục vốn có của nó với độ tàn khe 0,4-0,5 khái niệm về tầng của rừng gỗ chỉ được biểu hiện ở

những đám, những vạt lâm phần gỗ mọc tập chung. Dưới tán cây gỗ có những loài dây leo thân gỗ, cây phụ sinh thắt nghẹt, những cây dương sỉ phụ sinh, những loài phong lan phụ sinh, những cây họ môn, ráy bán phụ sinh, những loài trong các chi của họ dừa (Pamaceae) mọc dưới tán rừng. Ngoài ra dưới tán rừng còn có những loài cây thuộc họ phụ tre nứa (Bambusaceae) chủ yếu là Giang(Dendrocalamus) mọc thành bụi hay đám hạn chế sự tái sinh của các loài cây gỗ.

Tổ thành cây gỗ ở kiểu thảm rừng này rất phức tạp không thể hiện rõ tính chất ưu thế như ở vành đai á nhiệt đới, tỷ lệ cá thể từ lớn đến nhỏ có các loài trong các họ sau: Trâm (Syzygium sp) chiếm 7,1%, Đa (Ficus sp) chiếm 5,3%, Cà Lồ Ba Vì (Caryodaphnopsis baviensis) chiếm 5%, Nóng (Saurauia trystyla) chiếm 4,4%, Bời Lời Ba Vì (Lisea baviensis) chiếm 4,3%, Kháo Lá Lớn (Phoebe cuneata) chiếm 4%, Thừng Mực (Wrightia annamensis) chiếm 4,1%, Sồi (Lithocarpus sp) chiếm 3,5%

Rừng tre nứa

Rừng Giang là hậu quả của quá trình khai thác lạm dụng quá mức hoặc quá trình đốt phá rừng gỗ để làm nương rẫy của người dân sống xung quanh núi. Giang thường phát triển thành bụi dầy đặc xếp chồng lên nhau tạo thành một tán kín và thấp hạn chế khả năng tái sinh của mọi loài cây gỗ.

Rừng phục hồi

Kiểu rừng này tập trung ở quanh khu cốt 400m và trên đường từ cốt 400m sang cốt 600 m. Rừng phục hồi có một tầng tán cây gỗ khá đồng đều với nhiều cây như Ba Soi (Macaranga denticulata), Hu Đay (Trema angustifolia), Ba Bét (Mallotus apella), Muối (Rhus chinensis), Màng Tang

(Litsea citrata), Ngoã Lông ( Ficus julva), Cò Ke (Grewia paniculata), Thôi Ba(Alangium sinesis).

Rừng trồng

Các loài cây chủ yếu gồm: Keo, Thông, Long Não, Giổi, Muồng Đen, Trám, Sấu, Nhội, Sến... Cây sinh trưởng tốt chủ yếu trồng ở sườn và chân dẫy núi Ba Vì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 53 - 57)